Thanh Mỹ, ngày tháng 11 năm 2012 Tiết 29 : KIỂM TRA CHƯƠNG II. I. Mục tiêu: - Giúp GV nhận xét đánh giá mức độ tiếp thu bài của HS. - Giúp HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. II. Nội dung: 1)Ma trận đề kiểm tra Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Định nghĩa, tính chất hàm số bậc nhất. Nhận biết được hsố bậc nhất. Biết XĐ tham số để hàm số bậc nhất nghịch biến Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% 2 2 20% Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất Tìm được giá trị tham số để đồ thị hàm số đi qua một điểm Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 3 20% 1 1 10% 3 4 40% Vị trí tương đối hai đường thẳng Nhận biết hai đường thẳng song song Xác định giao điểm hai đường thẳng Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% 2 2 20% Hệ số góc của đt y = ax + b Tìm được phương trình đường thẳng Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 2 20% 2 2 20% 2) Đề bài: Bài 1: (3 điểm) Cho hàm số y = (m - 1)x + 2. Xác định m để : a) Hàm số đã cho đồng biến trên R. b) Đồ thị hàm số đi qua điểm A(1; 4). c) Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = 3x Bài 2: (4 điểm) a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng toạ độ Oxy: (d): y = x - 2 (d’): y = - 2x + 1 b) Tìm toạ độ giao điểm E của hai đường thẳng (d) và (d’) c) Hãy tìm m để đồ thị hàm số y = (m - 2)x + m và hai đường thẳng (d), (d’) đồng qui Bài 3: (2 điểm) Xác định hàm số y = ax + b(a0) trong các trường hợp sau: a) Đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và có hệ số góc bằng - 2 b) Đồ thị của hàm số là đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 và đi qua điểm B(-2; 1) Bài 4: (1 điểm) Chứng minh rằng khi m thay đổi thì các đường thẳng y = (m + 4)x – m + 6 luôn luôn đi qua một điểm cố định. 3) Đáp án - biểu điểm: Câu Đáp án Điểm Bài 1 (3đ) a) Hàm số đã cho đồng biến khi: m - 1 > 0 m > 1 b) Vì đồ thị hàm số đi qua điểm A(1; 4) nên ta thay x = 1 ; y = 4 vào hàm số y = (m - 1)x + 2 ta được: 4 = (m - 1).1 + 2 m = 3 c) Vì đồ thị h/số song song với đt y = 3x nên m - 1 = 3m = 4 1đ 1đ 1đ Bài 2 (4đ) a) (2điểm) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mf toạ độ Oxy: - Xét hàm số y = x – 2 + Cho x = 0 suy ra y = -2 ta được A(0;-2) + Cho y = 0 suy ra x = 2 ta được B(2;0) Đường thẳng AB là đồ thị hàm số y = x – 2 - Xét hàm số y = - 2x + 1 + Cho x = 0 suy ra y = 1 ta được C(0;1) + Cho y = 0 suy ra x = ta được D(;0) Đường thẳng CD là đồ thị hàm số y = - 2x + 1 Vẽ đúng đồ thị các hàm số trên mf tọa độ Oxy b) Hoành độ giao điểm E của hai đường thẳng (d) và (d’) là nghiệm của PT: x - 2 = - 2x + 1 x = 1 Với x = 1 suy ra y = 1 - 2 = - 1. Vậy E(1;-1) c) Có (d) và (d’) luôn giao nhau tại E(1; - 1) Để đồ thị hàm số y = (m - 2)x + m và (d), (d’) đồng qui thì 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1đ 0,5đ 0,5đ 1đ Bài 3 (2đ) a) Vì đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên b = 0 và có hệ số góc bằng -2 nên a = -2 Vậy hàm số cần tìm là: y = - 2x b) Vì đồ thị của hàm số là đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 nên b = -3 Vì đồ thị của hàm số đi qua điểm B(-2; 1) nên ta có: 1 = a(-2) - 3 a = -2 Vậy hàm số cần tìm là: y = - 2x - 3 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Bài 4 Gọi điểm cố định mà đường thẳng y = (m + 4)x – m + 6 luôn luôn đi qua là M(x0;y0) Ta có: y0 = mx0 +4x0 – m +6 Có nghiệm với mọi m (x0-1)m –y0 + 4x0 +6 = 0 Tìm được điểm cố định M(1 ; 10) . 1đ
Tài liệu đính kèm: