Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Chiềng Cơi

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1140Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Chiềng Cơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Chiềng Cơi
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian:
(Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là các bài: Bài Thơ tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Đồng chí, Trau dồi vốn từ.
Xem xét vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài kiểm tra.
Giáo dục học sinh ý thức độc lập, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC
 - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút
 III. MA TRẬN ĐỀ
 Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Ngữ văn lớp 9 mà học sinh đã được học trong học trong chương trình (đến tuần 17).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề.
- Xác định khung ma trận.
* Khung ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Văn học 
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Đoàn thuyền đánh cá
- Bài thơ tiểu đội xe không kính
- Nêu những nét chính về tác giả , tác phẩm
- Nhớ lại và chép đúng, chép đẹp 8 dòng cuối bài thơ 
- Hiểu nghĩa của từ
- Hiểu nghĩa của từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 3
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Tiếng Việt:
- Trau dồi vốn từ
các hình thức trau dồi vốn từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn
- Tạo lập văn bản 
- Sử dụng một số yếu tố nghệ thuật trong văn bản tự sự: yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận
- trích dẫn được các câu thơ
- đúng mục đích và yêu cầu của bài văn tự sự; tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của mình với những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
- HS vận dụng viết bài văn tự sự có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh. 
- Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý; làm sáng tỏ vấn đề; chữ viết rõ ràng; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu
T.số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
T.số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 
S.điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 5
S.điểm:10
Tỉ.lệ:100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (1 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
Câu 2 (1 điểm): Giải thích nghĩa của những từ sau:
A-kay (trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ).
Bếp Hoàng Cầm (trong bài thơ Bài thư tiểu đội xe không kính).
Câu 3 (1 điểm): Chép đúng, chép đẹp (theo trí nhớ) 8 dòng cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.
Câu 4 (2 điểm): Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
Câu 5 (5 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 9
	Câu 1 (1 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
	- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. (0,5 điểm)
	- Rèn luyện để nắm thật đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm): Giải thích nghĩa của những từ sau
 a. A-kay (trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ): có nghĩa là “con”. (0,5 điểm)
 b. Bếp Hoàng Cầm (trong bài thơ Bài thư tiểu đội xe không kính): kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất, khi đun khói tỏa ra địch không phát hiện được.Bếp này được mang tên người sáng tạo ra nó trong thời kì kháng chiến chông Pháp: Anh hùng nuôi quân Hoàng cầm. (0,5 điểm)
Câu 3 (1 điểm): Chép đúng, chép đẹp (theo trí nhớ) 8 dòng cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.
	Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
	Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
	Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
	Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
	Câu hát căng buồm với gió khơi,
	Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
	Mặt trời đội biển nhô màu mới,
	Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Yêu cầu chép đúng, đủ 8 dòng thơ, đúng chuẩn chính tả cho điểm tối đa. GV tuỳ theo mức độ sai phạm của HS để cho điểm cho hợp lí.
Câu 4 (2 điểm): Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
 * Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Ông là Uỷ viên bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương. (0,75 điểm)
	- Thơ ông chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian, giàu vốn sống thực tế, triết lí và trữ tình, suy tư và cảm xúc.(0,5 điểm)
	* Tác phẩm: Bài thơ được sang tác năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.(0,75 điểm)
Câu 5 (5 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
A YÊU CẦU CHUNG CẦN ĐẠT
	1. Về nội dung:
	- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của bài văn tự sự; tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của mình với những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
	- Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
	- Trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
	2. Về hình thức:
	- Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh;
	- Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý; làm sáng tỏ vấn đề; chữ viết rõ ràng; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
	I. DÀN Ý
 1. Mở bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa em và anh bộ đội trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.
	- Suy nghĩ chung của em về anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi gặp anh bộ đội, nhân vật trong bài thơ: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là hình ảnh đẹp, biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. 
 - Giới thiệu giới hạn vấn đề: Bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1.
2. Thân bài
HS: tưởng tượng cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội về các vấn đề sau:
- Anh bộ đội xuất thân từ nông dân; họ yêu quê hương mình tha thiết, nhớ quê hương đến quặn lòng khi phải xa quê nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. 
- Trích dẫn các câu thơ có liên quan trong việc cảm nhận, phân tích các từ ngữ, hình ảnh (các biện pháp nghệ thuật):
+ Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Ruộng nương . Lung lay
+ Mặc kệ
+ Giếng nước, gốc đa
 - Những người lính cách mạng trải qua nhiều gian lao, thiếu thốn tột cùng, đó là những cơn sốt run người, trang phục mỏng manh giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, làm sáng lên nụ cười của người lính (sốt run người, cơn ớn lạnh, áo rách, quần vá, chân không giày, miệng cười buốt giá); những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ cường điệu, được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao.
- Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết: sự cảm thông, chia sẻ, kề vai sát cánh hoàn thành nhiệm vụ.
- Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội
 + HS: tưởng tượng, cảm nhận về sự gắn kết giữa ba hình ảnh: Khẩu súng, vầng trăng và người lính giữa rừng hoang sương muối;
 + Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích giặc của chính tác giả nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú hay đó chính là sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
	- Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình đồng đội, tình yêu Tổ quốc (Nghị luận)
 3. Kết bài
 - Kết thúc cuộc gặp gỡ và trò chuyện.
- Tác dụng to lớn của văn học: giúp chúng ta cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của con người, hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống, thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội, đối với cuộc đời.
II. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5 
	+Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đủ ý, liên kết chặt chẽ, bảo đảm tính hoàn chỉnh.
+ Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý, làm rõ và sâu sắc vấn đề; chữ viết rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp;
- Điểm 3- 4 
+ Nội dung đủ ý như dàn bài; trình bày vấn đề tương đối sâu sắc;
+ Đủ bố cục ba phần; lập luận khá chặt chẽ, mạch lạc; còn mắc một số lỗi nhưng không cơ bản; tưởng tượng đôi lúc còn mang tính gò bó lệ thuộc.
- Điểm 2 
+ Nội dung đủ ý, kiến thức chính xác nhưng chưa sâu sắc; tưởng tượng còn mang tính gò bó
	+ Đủ bố cục ba phần; trình bày, chữ viết chưa thật cẩn thận, còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1- 0
+ Nội dung sơ sài, ý nghèo nàn, nội dung chưa đảm bảo theo yêu cầu của đề; bố cục chưa rõ ràng hoặc thiếu, diễn đạt, lập luận hạn chế, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 
+ Lạc đề, sai lạc cả nội dung và hình thức hoặc không viết gì.
* Lưu ý: Đáp án là những gợi ý, định hướng chung: khi chấm giáo viên cần chú ý tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh máy móc, khuôn mẫu.
	- Điểm trừ tối đa đối với bài không đảm bảo bố cục bài văn là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_Tra_Hoc_Ki_I_Chuan.doc