Kiểm tra chất lượng học kỳ i năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học 9

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1211Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ i năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ i năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học 9
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2014-2015
Môn: Hóa học 9
Thời gian:
(Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là các bài: Bài Thơ tiểu đội xe không kính, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Đồng chí, Thuật ngữ.
Xem xét vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài kiểm tra.
Giáo dục học sinh ý thức độc lập, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC
 - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút
III. MA TRẬN ĐỀ
 Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Ngữ văn lớp 9 mà học sinh đã được học trong học trong chương trình (Đến tuần 17).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề.
- Xác định khung ma trận.
* Khung ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Văn học 
- Bài Thơ tiểu đội xe không kính
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Lặng lẽ Sa Pa
- Làng
- Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, tác giả , tác phẩm
- Nhớ lại và chép đúng, chép đẹp 7 dòng đầu bài thơ 
-Hiểu nghĩa của từ
-Hiểu nghĩa của từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 3
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Tiếng Việt:
- Thuật ngữ
 Khái niệm và đặc điểm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Tập làm văn
- Tạo lập văn bản 
- Sử dụng một số yếu tố nghệ thuật trong văn bản tự sự: yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận
- trích dẫn được các câu thơ
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài: phân tích một tác phẩm văn học.
- HS vận dụng viết bài văn tự sự có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh. 
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, từ ngữ chuyển đoạn hợp lí.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 
S.điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu
T.số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
T.số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 
S.điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 
S.điểm: 1
Tỉlệ:10%
Số câu: 5
S.điểm:10
Tỉ.lệ:100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (2 điểm): Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Tiến Duật và xuất sứ bài thơ “Bài Thơ tiểu đội xe không kính”
Câu 2 (1 điểm): Nêu khái niệm thuật ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ?
Câu 3 (1 điểm): Giải thích nghĩa của những từ sau:
a. Vật lí địa cầu (trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nguyễn Thành Long). 
b. Việt gian (trong văn bản Làng của Kim Lâm).
Câu 4 (1 điểm): Chép đúng, chép đẹp (theo trí nhớ) 7 dòng đầu bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Câu 5 (5 điểm): Hãy phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
UBND THÀNH PHỐ SƠN LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: NGữ văn 9
	Câu 1 (1 điểm): Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Tiến Duật và xuất sứ bài thơ “Bài Thơ tiểu đội xe không kính”.
* Tác giả: Phạm tiến Duật (1941- 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Là nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ; là chiến sĩ của Trung đoàn vận tải Trường Sơn. (0,5 điểm): 
- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình tượng người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông mang phong cách sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.(0,5 điểm): 
- Tác phẩm chính: Tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”(1969 – 1970), “Ở hai đầu núi” (1981), “Thơ một chặng đường” (1994)(0,5 điểm): 
* Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nằm trong chùm thơ đạt giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 của tác giả và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.(0,5 điểm): 
Câu 2 (1 điểm): Nêu khái niệm thuật ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ?
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. (0,5điểm): 
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,5 điểm): 
Câu 3 (1 điểm): Giải thích nghĩa của những từ sau:
 a. Vật lí địa cầu (trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) có nghĩa là : Khoa học nghiên cứu những tính chất vật lí của trái đất và quá trình vật lí xảy ra trong trái đất và khí quyển. (0,5 điểm): 
 b. Việt gian (trong văn bản Làng của Kim Lâm): Chỉ những kẻ là người Việt Nam nhưng theo giặc chống lại Tổ quốc. (0,5 điểm): 
Câu 3 (1 điểm): Chép đúng, chép đẹp (theo trí nhớ) 7 dòng đầu bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
 Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
 Yêu cầu chép đúng, đủ 7 dòng thơ; đúng chuẩn chính tả cho điểm tối đa. GV tuỳ theo mức độ sai phạm của HS để cho điểm cho hợp lí.
Câu 5 (5 điểm): Hãy phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
A. YÊU CẦU CHUNG CẦN ĐẠT
1. Về nội dung: 
- Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
2. Về hình thức:
- Viết đúng bài văn phân tích một tác phẩm văn học, đủ bố cục 3 phần có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận, đảm bảo tính hoàn chỉnh.
- Diễn đạt lập luận chặt chẽ hợp lí; xắp xếp ý, dẫn chứng hợp lí, làm sáng tỏ vấn đề, chữ viết rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
	I. DÀN Ý
 1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả bài thơ
- Chính Hữu (1926 – 2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh. Ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dông nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Năm 2000, Chính Hữu được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời chống Pháp.
- Bài thơ thể hiện hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là hình ảnh đẹp, tình cảm gắn bó keo sơn, biểu tượng đẹp của chủ nghiac anh hùng cách mạng Việt nam.
2. Thân bài: 
- Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính: Trích dẫn các câu thơ liên quan đến từng nội dung phân tích các từ ngữ, hình ảnh (các biện pháp nghệ thuật) cảm nhận: 
+ Tình đ/c, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó: Quê hương anh nước mặn ....lên sỏi đá. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ lại tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau.
+ Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cúng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác gải đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: Đêm rét ....tri kỉ.
+ Sau câu thơ này nhà thơ hạ một giọng thơ đặc biệt với hai tiếng Đồng chí!. Câu thơ chỉ có 1 từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Sáu câu thơ ở trước hai tiếng ấy là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Mười câu thơ tiếp sau là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính.
- Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính: Trích dẫn các câu thơ liên quan đến từng nội dung phân tích các từ ngữ, hình ảnh (các biện pháp nghệ thuật) cảm nhận:
+ Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh ....nhớ người ra lính.
+ Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh ....chân không giày.
Họ cùng trải qua những cơn sốt run người vừng trán ướt mồ hôi (những cơn sốt rét hành hạ người lính sống ở trong rừng). Để diễn tả được sự gắn bó, chia sẻ, sự giống nhau của mọi cảnh ngộ của người lính, tác giả đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau (từng cặp, trong từng câu).
+ Câu thơ: Thương nhau... bàn tay, vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính, vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Dường như chỉ bằng một cử chỉ Tay nắm lấy bàn tay mà người lính như được tiếp thêm sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc: Đêm nay rừng hoang ....trăng treo.
+ Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
+ Trong bức tranh trên, nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính – khẩu súng – vầng trăng. Trong cảnh Rừng hoang sương muối những người lính phục kích chờ giặc, đúng sát bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang, mùa đông, sương mối giá rét.
+ Người lính phục kích chờ giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa đó là vầng trăng. Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc của tác giả. Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biều tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú Súng và Trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng. 
3. Kết bài 
- Khẳng định: Bài Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Tác dụng to lớn của văn học: Giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội trong cuộc chiến tranh, thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội, đối với cuộc đời.
II. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5: 
	+Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đủ ý. Diễn đạt lập luận chặt chẽ hợp lí; xắp xếp ý, dẫn chứng hợp lí, làm sáng tỏ vấn đề, chữ viết rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp, bảo đảm tính hoàn chỉnh.
+ Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý, làm rõ và sâu sắc vấn đề; chữ viết rõ ràng, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp;
- Điểm 3- 4: 
+ Nội dung đủ ý như dàn bài; trình bày vấn đề tương đối sâu sắc;
+ Đủ bố cục ba phần; lập luận khá chặt chẽ, mạch lạc; còn mắc một số lỗi nhưng không cơ bản; phân tích đôi chỗ còn mang tính gò bó lệ thuộc.
- Điểm 2: 
+ Nội dung đủ ý, kiến thức chính xác nhưng chưa sâu sắc; phân tích nhiều chỗ còn mang tính gò bó lệ thuộc
	+ Đủ bố cục ba phần; trình bày, chữ viết chưa thật cẩn thận, còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1- 0: 
+ Nội dung sơ sài, ý nghèo nàn, nội dung chưa đảm bảo theo yêu cầu của đề; bố cục chưa rõ ràng hoặc thiếu, diễn đạt, lập luận hạn chế, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 
+ Lạc đề, sai lạc cả nội dung và hình thức hoặc không viết gì.
* Lưu ý: Đáp án là những gợi ý, định hướng chung: khi chấm giáo viên cần chú ý tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh máy móc, khuôn mẫu.
	- Điểm trừ tối đa đối với bài không đảm bảo bố cục bài văn là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.
 IV. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA 

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_Tra_Hoc_Ki_I_Chuan.doc