Kiểm tra 15 phút lần 2 - Học kì I môn: Ngữ văn 6

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5139Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút lần 2 - Học kì I môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 15 phút lần 2 - Học kì I môn: Ngữ văn 6
Trường THCS KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 2- HKI
Họ tên:.. Môn : Ngữ văn 6
Lớp: 6A3 
 Điểm 
 Lời phê của cô giáo
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng
Câu 1: Thái độ tình cảm nào của nhân dân lao động không được thể hiện qua hình tượng Thạch Sanh?
A- Yêu mến tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
B- Ước mơ hạnh phúc, ước mơ về những điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời .
C- Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân
D- Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình
Câu 2: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì?
A- Đấu tranh xã hội B- Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
C- Đấu tranh chống xâm lược D- Đấu tranh chống cái ác
Câu 3:Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động 
A- Sức mạnh của nhân dân B- Công bằng xã hội
C- Cái thiện thắng cái ác D- Cả ba ước mơ trên
Câu 4: Tại sao em bé thông minh được hưởng vinh quang?
A- Nhờ may mắn, tinh ranh B- Nhờ có sự giúp đỡ của thần linh
C- Nhờ thông minh,hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân D- Nhờ có vua yêu mến
Câu 5: Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì ?
A- Ca ngợi khẳng định trí tuệ tài năng con người. C- Phê phán những kẻ ngu dốt.
B- Khẳng định sức mạnh của con người . D- Gây cười.
Câu 6: Có mấy loại ngôi kể ? Đó là những ngôi nào ?
A- Một. Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc .
B- Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba.
C- Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai.
D- Ba. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và kể theo ngôi thứ ba.
Câu 7: Nhà văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi nhân vật là con vật hoặc đồ vật tự kể về nó bằng cách xưng “tôi”?
A- Nhân hóa B- Phóng đại C- Ẩn dụ D- Tượng trưng
Câu 8:Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện ?
A- Khi kể chuyện người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra.
B- Để tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến sự việc.
C- Không thể dảo trình tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện.
D- Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại .
Câu 9: Văn tự sự người ta thường được người ta kể theo mấy thứ tự ?
A- Một B- Hai C- Ba D- Bốn
Câu 10:Nhận định nào đúng về câu: “ Bạn Lan là lớp gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều lấy làm quý mến bạn Lan”
A- Câu trên mắc lỗi lặp từ. C- Câu trên mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
B- Câu trên mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm. D- Câu trên không mắc lỗi dùng từ nào.
Câu 11: Kết hợp từ nào dùng đúng?
A- bảng (tuyên ngôn) B- buôn ba (hải ngoại) 
C- (nói năng) tùy tiện D- (bức tranh) thủy mạc
Câu 12: Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào ?
A- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ C- Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
B- Không viết hoa tên đêm của người. D- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Câu 13: Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp được viết hoa như thế nào ?
A- Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng. B- Viết hoa toàn bộ chữ cái . 
C- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
D- Viết hoa chữ cái đầu và có dấu gạch nối(nếu tên có nhiều tiếng).
 Dưới câu trả lời của hai bài tập sau đây có hai kết luận : đúng(Đ), sai hoặc không phù hợp với nội dung tác phẩm (S) . Hãy khoanh tròn vào một kết luận mà em đồng ý
Câu 14:Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu mình chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể?
A- Nó sống lâu ngày trong một cái giếng
 Đ S
B- Các con vật trong thế giới nhỏ bé ấy hết sức sợ hãi ếch.
 Đ S
C- Ếch chỉ sống quanh quẩn dưới đáy một cái giếng nhỏ.
 Đ S
D- Ếch được lũ nhái, cua, ốc hầu hạ.
 Đ S
Đ- Ếch không chịu nghe lời khuyên của những con vật xung quanh.
 Đ S
E- Ếch là chúa tể vì trời chỉ bằng cái vung.
 Đ S
G- Ếch ngênh ngang, nhâng nháo, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
 Đ S
H- Ếch chủ quan, không quan sát
 Đ S
Câu 15: Cách xem voi và lời nhận xét về voi của các thầy bói có điểm gì giống nhau ?
A- Xem bằng cách dùng tay thay mắt.
 Đ S
B- Không xem nữa khi tay chạm vào một bộ phận của con voi.
 Đ S
C- Các thầy đánh nhau khi đã xem xét kĩ càng và tranh luận gay gắt.
 Đ S
D- Phủ nhận hoàn toàn ý kiến của người khác để khẳng định ý kiến của mình là đúng.
 Đ S
E- Nhận xét đúng nhưng không được người khác công nhận .
 Đ S
G- Dùng hình ảnh sinh động để miêu tả cách hiểu chủ quan, thiếu toàn diện. Đ S

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_van_6_lan_2_HKi.docx