Kiểm tra 15 phút (bài số 3), môn Ngữ văn lớp 12

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút (bài số 3), môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 15 phút (bài số 3), môn Ngữ văn lớp 12
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 3), MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
I. Mục tiêu 
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 27 đến tiết thứ 42 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Đọc – hiểu
Nhận diện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản, ý chính của văn bản.
Cảm nhận của cá nhân về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
20
5
50
3
30
4
10
100
IV. Đề kiểm tra
Anh/chị đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
 Lá đỏ
 - Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
 (Trường Sơn, 12/1974)
1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
 	2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?
3) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc?
4) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi  tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn.
2
2
Bài thơ viết theo thể thơ tự do.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương).
2
3
- Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ.
- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ.
2
2
4
Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi  tất yếu của dân tộc. Điều đó được thể hiện qua các câu thơ:
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
2
DUYỆT CỦA BGH	DUYỆT CỦA TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • doc15_so_3.doc