Kiểm tra 1 tiết sinh 6 – tiết 20

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5147Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết sinh 6 – tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết sinh 6 – tiết 20
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 6 – TIẾT 20
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Tế bào thực vật
(4 tiết)
Cấu tạo tế bào thực vật
Quan sát tế bào, Sự lớn lên và phân chia tế bào
5 câu
20% = 20đ
20% = 20đ
1
10% = 10đ
4
10% = 10đ
Chương II: Rễ
(5 tiết)
Các loại rễ, các miền của rễ; Cấu tạo miền hút của rễ
Sự hút nước và muối khoáng của rễ, Biến dạng rễ
Cấu tạo miền hút của rễ
Sự hút nước và muối khoáng của rễ
10 câu
40% = 40đ
40% = 40đ
4
10% = 10đ
4
10% = 10đ
1
10% = 10đ
1
10% = 10đ
Chương III: Thân
(6 tiết)
Cấu tạo ngoài của thân, Cấu tạo trong của thân non; Vận chuyển các chất trong thân, Biến dạng thân
Vận chuyển các chất trong thân; Thân dài ra do đâu
Thân dài ra do đâu ( Thân to ra do đâu)
6 câu
40% = 40đ
40% = 40đ
4
10% = 10đ
1
20% = 20đ
1
10% = 10đ
TS câu: 20
TS điểm:
 100 đ
TL % = 100%
8 câu
20 đ
20%
1 câu
10 đ 10%
8 câu
20 đ
20%
2 câu
30 đ
30%
2 câu
20 đ
20%
TS câu: 21
TS điểm: 100 đ
TL % = 100%
KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 6 – TIẾT 20
I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
A. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1đ): 
 Có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc gồm .. và các rễ con. Rễ chùm gồm những .. mọc từ gốc thân. Rễ có 4 miền là: miền trưởng thành, miền hút,  và .
B. Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D theo em là đúng trong các câu sau (3đ):
1. Khi tế bào phân chia, bộ phận đầu tiên nhân đôi là:
A. Vách tế bào 	B. Màng sinh chất 	C. Chất tế bào	D. Nhân
2. Ở thực vật,các tế bào có khả năng phân chia tạo tế bào mới nằm ở:
A. Mô phân sinh 	B. Mô mềm 	C. Mô nâng đỡ 	D. Mô bì
3. Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng:
A. Hình sao	B. Hình trứng 	C. Hình đa giác 	D. Hình sợi dài
4. Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào thịt quả cà chua có hình dạng:
A. Hình sao	B. Hình trứng 	C. Hình đa giác 	D. Hình sợi dài
5. Trồng hai cây đậu vào hai chậu: A và B, ở chậu A bón đủ các loại phân, ở chậu B cũng bón các loại phân nhưng thiếu phân đạm. Sau 1 thời gian cây ở chậu B sẽ:
A. Cây phát triển bình thường	B. Cây lớn hơn cây ở chậu A
C. Cây sẽ chết	D. Cây phát triển chậm hơn cây ở chậu A
6. Cây trầu không thuộc loại biến dạng rễ:
A. Rễ móc 	B. Rễ thở 	C. Rễ củ	D. Giác mút
7. Khi trời mưa nhiều đất ngập nước lâu ngày, cây mất khả năng hút nước và muối khoáng là do:
A. Cây thoát nước nhiều	B. Rễ đang trong thời kì sinh trưởng mạnh
C. Rễ cây bị úng và chết	D. Đất không phù hợp với cây.
8. Trong các miền của rễ, miền quan trọng nhất là:
A. Miền trưởng thành	B. Miền hút	C. Miền sinh trưởng	D. Miền chóp rễ
9. Loại thân biến dạng giúp dự trữ chất dinh dưỡng cho cây là:
A. Thân bò	B. Thân leo	
C. Thân mọng nước 	D. Thân củ và thân rễ
10. Mạch rây trong thân có chức năng:
A. Vận chuyển nước	B. Vận chuyển muối khoáng	
C. Vận chuyển các chất hữu cơ 	D. Nâng đỡ cây
11. Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loai là:
A.Thân quấn, tua cuốn, thân bò	B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
C.Thân đứng, thân leo, thân bò	D. Thân cứng, thân mềm, thân bò
12. Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính là:
A. Vỏ và ruột	B. Vỏ và trụ giữa	C. Vỏ và bó mạch	D. Trụ giữa và r
II. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1 (2đ): Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không, vì sao? Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng nhất?
Câu 2 (2đ): Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng?
Câu 3 (1đ): Hãy giải thích tại sao khi trồng cây đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn?
Câu 4 (1đ): Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT SINH 6 (ĐỀ 1) – TIẾT 20
I. TRẮC NGHIỆM:
A. (1đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ
1. Rễ cái	2. Rễ con	3. Miền sinh trưởng 	D. Miền chóp rễ
B. (3đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ
	1. D	2. A	3. C	4. B	5. D	6. A	
7. C	8. B	9.D	10. C	11. C	12. B	
II. TỰ LUẬN
Câu 1: 
- Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút	(0,5đ)
- Giải thích: Những cây rễ mọc chìm trong nước, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ nên không có lông hút.	(0,5đ)
* Cây trong giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh, mọc cành và sắp ra hoa thì cần nhiều nước và muối khoáng nhất. 	(1đ)
Câu 2: Mỗi bước 0,5 đ
Cắm 1 cành hoa màu trắng vào bình chúa nước màu đỏ, để ra chỗ thoáng
Sau 1 thời gian, quan sát thấy cánh hoa nhuộm màu đỏ
Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu
Phần bị nhuộm màu là mạch gỗ → Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng.
Câu 3: Giải thích đúng: 1đ
Thường bấm ngọn trước khi ra hoa vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá để cây ra nhiều hoa đồng thời tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả, hạt.
Câu 4: 
Các bộ phận chủ yếu của tế bào: (mỗi ý 0,25đ)
Vách tế bào
Màng sinh chất
Chất tế bào
Nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_1_tiet_hoc_ki_I.doc