Kiểm tra: 1 tiết Môn: Văn học ( phần thơ) I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm, Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm) 1. Bài thơ "Con cò" được sáng tác trên cơ sở nào? A. Những câu hát ru quen thuộc B. Hình ảnh con cò trong ca dao C. H/a con cò trong những lời hát ru D. Những bài thơ viết về loài vật. 2. Nhật xét nào đúng với hình tương trung tâm của bài thơ " con cò"? A. Hình tượng con cò được gợi từ ca dao B. Đó là lặp lại hình ảnh của ca dao C. Hình ảnh con cò trong ca dao đã mang ý nghĩa biểu tượng. D. Hình ảnh con cò trong ca dao được phân tích thành biểu tượng ca ngợi tình mẹ con. 3.Trong bài "MXNN" người cầm súng và người ra đồng đại diện cho những người nào? A.Người miền xuôi và miền ngược B.Người miền Nam và người miền Bắc C.Bộ đội và công nhân D.Người chiến đấu và người sản xuất 4.Vì sao trong đoạn 2 của bài" Mùa xuân nho nhỏ"T/g không xưng"Tôi" mà xưng"ta"? A. Ước nguyện của cá nhân mình B. Ước nguyện của thế hệ trẻ C. Ước nguyện của tất cả mọi người D. Ước nguyện của người lớn tuổi 5. Đến lăng Bác hình ảnh gây ấn tượng mạnh, khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ là gì? A.Hàng tre trong sương B.Bầu trời C.Dòng người D.Mặt trời trên lăng 6. Hình ảnh ẩn dụ " hàng tre" trong bài thơ nói với ta điều gì? A.Là hình ảnh toàn dân tộc Việt Nam B.Là hình ảnh làng quê, đất nước C.Là hình ảnh nhân dân đoàn kết bên Bác D.Là hình ảnh các dân tộc trên đất nước 7.Câu thơ " Vẫn biết trời xanh là mãi mãi" muốn khẳng định điều gì? A.Trời xanh là vĩnh cửu B. So sánh Bác với trời xanh C.Bác Hồ mãi mãi như trời xanh D. Tình thương nhớ Bác như trời xanh 8.Dòng nào sau đây nêu đúng tâm tư, tình cảm của t/g Hữu Thỉnh trong bài "Sang thu" A.Tình yêu tha thiết với mùa thu đất Việt B.Tình yêu quê hương và những kỉ niện tuổi thơ. C.Niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương D.Cảm nhân tinh tế về biến đổi của đất trời ở thời điểm cuối hạ sang thu, 9. Bài " Sang thu" của Hữu Thỉnh viết về đề tài nào? A.Nông thôn Việt Nam B.Miền núi Việt Nam C.Đất trời khi sang thu D.Thành phố 10.Cảm nhân thế nào về các hình ảnh: gió se. sương chùng chình qua ngõ? A.Gió mát và nhẹ thổi B.Gió nhẹ bắt đầu se lạnh C.Gió nhè nhẹ không gian hưu hắt D.Gió luồn khắp mọi nẻo. II.Tự luận:( 7 điểm) Câu1( 2,5 điểm) Chép thuộc lòng hai khổ thơ trong bài thơ " Viếng lăng Bác" mà em ấn tượng nhất? Câu2 ( 5 điểm) Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ " Sang thu"để thấy đuợc sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu. ---------------------------------Hết -----------------------------
Tài liệu đính kèm: