Kiểm tra 1 tiết học kì II - Năm học 2016 - 2017 môn Vật lý 8 - Mã đề 081

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1038Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết học kì II - Năm học 2016 - 2017 môn Vật lý 8 - Mã đề 081", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết học kì II - Năm học 2016 - 2017 môn Vật lý 8 - Mã đề 081
PHÒNG GD & ĐT VĂN LÂM
TRƯỜNG THCS MINH HẢI
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN VẬT LÝ – 8
Mã đề 081
Thời gian làm bài : 45 Phút 
Họ tên :............................................................... Lớp : ...................
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng:
	A. Nhiệt độ của vật.	B. Khối lượng của vật. 
	C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.	D. Trọng lượng của vật.
Câu 2: Vì sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. 
	A. Vì đường có vị ngọt.
	B. Vì khi khuấy lên các phân tử đường xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
	C. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thì thể tích nước trong cốc tăng.
	D. Vì khi khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
Câu 3: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng vừa có thế năng?
	A. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất	B. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống
	C. Chỉ khi vật đang đi lên	D. Chỉ khi vật đang rơi xuống
Câu 4: Động năng của vật càng lớn khi:
	A. Đặt vật ở vị trí càng cao 	B. Đặt vật ở vị trí càng thấp
	C. Vận tốc của vật càng nhỏ.	D. Vật khối lượng lớn đồng thời có vận tốc lớn
Câu 5: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào dưới đây của vật tăng lên?
	A. Thể tích	B. Nhiệt độ	C. Khối lượng	D. Khối lượng riêng
Câu 6: Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?
	A. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.
	B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
	C. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
	D. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
Câu 7: Một cần trục thực hiện một công 3000J để nâng một vật nặng lên cao trong thời gian 5giây. Công suất của cần trục sinh ra là:
	A. 1500W 	B. 0,6kW C. 0,3kW 	D. 750W 
Câu 8: Trong thí nghiệm của Brao-nơ, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng?
	A. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.
	B. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng.
	C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía.
	D. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.
Câu 9: Người ta kê một tấm ván để kéo một cái hòm khối lượng 60 kg lên một chiếc xe tải. Sàn xe cao hơn mặt đường 0,8 m, tấm ván dài 2,5 m, lực kéo bằng 300N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
	A. H = 1,5625.	B. H = 0,64.	C. H = 1,6.	D. H = 0,625.
Câu 10: Có 2 máy: Máy 1 sinh công A1 = 225 kJ trong phút, máy 2 sinh công A2 = 180 kJ trong 30s . Tỷ số công suất là:
	A. 2	B. 	C. 1	D. 
Câu 11: Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật?
	A. Cọ xát vật với một vật khác.	B. Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật.
	C. Đốt nóng vật. 	D. Tất cả các phương pháp trên.	
Câu 12: Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp hai lần trong thời gian dài gấp bốn lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P1 là công suất của máy thứ nhất, P2 là công suất của máy thứ hai thì: 
	A. P1 = P2	B. P2 = 4P1	C. P1 = 2P2	D. P2 = 2P1
Câu 13: Một vật được gọi là có cơ năng khi:
	A. Vật có khả năng thực hiện công cơ học. 	B. Trọng lượng của vật rất lớn.
	C. Vật có kích thước rất lớn.	D. Khối lượng của vật rất lớn.
Câu 14: Khi đưa một vật lên cao bằng ròng rọc động. Điều nào sau đây đúng.
	A. Đoạn đường mà dây kéo đi được nhỏ hơn đường đi của vật.
	B. Lực kéo vật bằng trọng lượng của vật.
	C. Được lợi hai lần về lực.
	D. Sẽ tốn ít công hơn so với khi kéo trực tiếp.
Câu 15: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây?
	A. Giữa chúng không có khoảng cách.	B. Chuyển động không ngừng.
	C. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.	D. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Câu 16: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
	A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
	B. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng
	C. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
	D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.
Câu 17: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết :
	A. khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó
	B. khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó
	C. công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó
	D. công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
Câu 18: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng 2 cách: Cách thứ nhất kéo vật nặng theo phương thẳng đứng; cách thứ 2 kéo vật nặng trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 2 lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì:
	A. công thực hiện ở cách 2 nhỏ hơn vì lục kéo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.
	B. công thực hiện ở cách 2 lớn hơn vì đường đi gấp đôi.
	C. công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì vì đường đi của vật chỉ bằng nữa đường đi của vật ở cách thứ 2.
	D. công thực hiện ở 2 cách như nhau.
Câu 19: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có:
	A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. 
	B. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.
	C. Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
	D. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.
Câu 20: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng ?
	A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2
	B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2.
	C. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2
	D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 21: Một máy hoạt động với công suất 1,2 kW để nâng một vật lên cao 10m. Hỏi thời gian để nâng vật lên là bao nhiêu biết vật có khối lượng 90kg, hiệu suất của máy 75%.
Câu 22: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, suối hay nước biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Câu 23: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docde 081.doc