Kì thi học sinh giỏi thành phố - Lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: địa lý

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1318Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi thành phố - Lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi thành phố - Lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: địa lý
 ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 9
Năm học 2014 - 2015
 Môn: Địa lý Ngày thi: 09/4/2015
 Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (2,0 điểm) 
 	Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì?
Câu 2 (4,0 điểm)
 Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.
Câu 3 (5,0 điểm) 
 Cho bảng số liệu: 
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta qua các năm
 (Đơn vị: %o)
Năm
1979
1989
1999
2009
2012
Tỉ suất sinh
32,2
31,3
23,6
17,6
16,9
Tỉ suất tử
7,2
8,4
7,3
6,8
7,0
a. Từ bảng số liệu trên, tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta.
b. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1979-2012. Nhận xét và giải thích tình hình dân số nước ta.
Câu 4 (4,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
b. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc? 
Câu 5 (5,0 điểm)
 	Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ. 
b. Cho biết, nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta? 
 -----------------Hết-----------------
(Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam và máy tính cá nhân 
Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.............................................................Số báo danh:........................
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì?
2,0đ
+Đặc điểm chuyển động:
-Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
0,25
-Trong khi chuyển động, trục tưởng tưởng của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.
0,25
-Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục một vòng hết 24h (một ngày đêm).
0,25
-Vận tốc quay khác nhau: lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về 2 cực.
0,25
+Hệ quả:
-Sự luân phiên ngày và đêm
0,25
-Chuyển động biểu kiến hàng ngày của Mặt Trời và các thiên thể
0,25
-Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
0,25
-Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
0,25
2
đã Nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.
4,0đ
-Lượng mưa trung bình năm khá lớn, TB 1500mm-2000mm do ảnh hưởng của biển, gió Tây nam ẩm ướt và bức chắn địa hình.
0,5
-Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa.
0,5
 +Mùa khô từ tháng 11 -4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh khô và Tín phong khô nóng.
0,25
 +Mùa mưa từ tháng 5-10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
0,25
 +Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu vực, các địa phương.
0,25
▪Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ-thu (tháng 5-10) do gió mùa Tây Nam ẩm ướt.
0,25
▪Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa vào thu-đông do chịu tác động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
0,25
-Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương
0,25
 +Những khu vực nhiều mưa, lượng mưa rất lớn (>2800mm/năm): Huế-Đà Nẵng, Móng Cái, Hoàng Liên Sơn...do nằm ở sườn đón gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
0,5
 +Những khu vực ít mưa, lượng mưa rất thấp (<400mm/năm): Lạng Sơn, cực nam Trung Bộ...đều nằm ở vùng khuất gió, địa hình thấp hoặc song song với các hướng gió...
0,5
 +Khu vực mưa trung bình, (1600-2000mm/n) phân bố rộng khắp do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của biển, độ ẩm cao.
0,5
3
a
Biểu đồ:
5,0đ
Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta:
 Gia tăng dân số tự nhiên nước ta (Đơn vị:%)
Năm
1979
1989
1999
2009
2012
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
2,5
2,3
1,6
1,1
0,99
0,5
b
Vẽ biểu đồ:
+Yêu cầu.
-Vẽ chính xác biểu đồ kết hợp đường và miền, các dạng biều đồ khác không cho điểm
2,5
-Có tỉ lệ, tên biểu đồ và chú thích (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25đ)
Nhận xét:
-Tỉ suất sinh thô và gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và giảm liên tục (dc)
0,5
-Tỉ suất tử thô giảm chậm, có biến động (dc)
0,5
Giải thích:
-Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình...
0,5
-Chất lượng cuộc sống và nhận thức của người dân được nâng cao, những tiến bộ vượt bậc về y tế, giáo dục...
0,5
4
a
 Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
2,5đ
+Tài nguyên phong phú làm cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng
 -Nhiều loại khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp, để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
0,25
0,5
+Sự phân bố của tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản không đồng đều tạo nên sự phân hóa sâu sắc trong phát triển và phân bố công nghiệp giữa các vùng.
0,25
+Một số tài nguyên có trữ lượng lớn để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
0,25
 -Than: nhiều loại, trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố tập trung ở Quảng Ninh
0,25
 -Dầu mỏ, khí đốt tập trung trong các bể trầm tích thuộc vùng thềm lục địa
0,25
 -Trữ năng thủy điện lớn, phân bố trên các hệ thống sông thuộc vùng đồi núi để phát triển thủy điện (kể tên các nhà máy thủy điện).
0,25
 -Nguồn nước, khí hậu, đất trồng, tài nguyên biển...tạo thuận lợi cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp để cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng...
0,5
b
Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc?
1,5đ
+Khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, vì:
 -Tập trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta
0,25
 -Nhiều loại có trữ lượng lớn, phân bố tập trung: than (Quảng Ninh), thiếc (Cao Bằng)...
0,5
+Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc, vì:
 -Có nguồn trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước
0,25
 -Có các nhà máy thủy điện công suất lớn: Sơn La, Hòa Bình
0,5
5
a
Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Tại sao ĐNB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước?
5,0đ
Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm
-Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
0,5
-Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu
0,5
-Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai
0,5
-Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
0,5
b
ĐNB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước, vì có nhiều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm:
-Địa hình, đất trồng: địa hình thấp, là các bán bình nguyên với đất badan màu mỡ và đất xám phù sa cổ thoát nước tốt...
0,5
-Khí hậu: cận xích đạo, khá ổn định, ít thiên tai
0,5
-Nguồn nước: khá dồi dào gồm nước ngầm, nước trên hệ thống sông Đồng Nai đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp.
0,5
-Nguồn lao động đông, có kinh nghiệm, năng động với cơ chế thị trường...
0,5
-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kĩ thuật thuộc loại tốt nhất cả nước, đáp ứng sự phát triển và chế biến cây công nghiệp.
0,5
-Các yếu tố khác: khả năng thu hút đầu tư, thị trường tiêu thụ, đường lối chính sách...
0,5
 Tổng = câu 1 + câu 2 + câu3 + Câu 4 +Câu 5 = 2,0 + 4,0 + 5,0 + 4,0 + 5,0 = 10,0điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_cap_thanh_pho_nam_hoc_2014_2015.doc