Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013-2014 đề thi môn: sinh học thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1307Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013-2014 đề thi môn: sinh học thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2013-2014 đề thi môn: sinh học thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. 
Câu 1 (1,0 điểm). 
a. Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể? 
b.Thực chất của quá trình thụ tinh là gì? 
Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền? 
Câu 3 (1,0 điểm). Giả sử mạch gốc ở vùng mã hóa của một gen cấu trúc của một loài sinh vật có trình tự 
nuclêôtit là: (3’TAXAATX5’)21 được sử dụng làm khuôn để tổng hợp chuỗi pôlipeptit thì số axit amin trên 
chuỗi pôlipeptit tương ứng được tổng hợp là bao nhiêu? Biết rằng trong môi trường không có enzim cắt bỏ axit 
amin mở đầu, bộ ba khởi động là 5’AUG 3’, các bộ ba 5’UAG 3’, 5’UGA 3’, 5’UAA 3’làm nhiệm vụ kết thúc 
tổng hợp chuỗi. 
Câu 4 (1,0 điểm). Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân 
của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm 
phân II diễn ra bình thường, cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao 
nhiêu loại kiểu gen về các gen trên? 
Câu 5 (1,0 điểm). Thể đa bội là gì? Có thể nhận biết thể đa bội thông qua những dấu hiệu nào? 
Câu 6 (1,0 điểm). Ở người, cả 3 bệnh K, L, M đều là các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên 
nhiễm sắc thể thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh này nằm trên ba cặp nhiễm sắc 
thể tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên. Nếu 
cặp vợ chồng trên muốn sinh con thứ hai thì tính theo lí thuyết, xác suất đứa con thứ hai mắc hai trong ba 
bệnh là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng trên. 
Câu 7 (1,0 điểm). Cho sơ đồ phả hệ mô tả một loại bệnh ở người do một trong 2 alen của một gen quy 
định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. 
Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính xác suất người con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng (7 và 8) 
ở thế hệ thứ II. 
Câu 8 (1,0 điểm). Ở một loài động vật đơn tính, màu sắc thân do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc 
thể thường qui định, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen. Cho các con 
đực thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con cái thân đen (P), thu được F1 có 25% số con thân đen còn 
lại là thân xám. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con thân xám 
chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các giao tử và hợp tử như nhau. 
Câu 9 (1,0 điểm). 
a. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện 
nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ? 
b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không 
làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng? 
Câu 10 (1,0 điểm). Thế nào là một dòng tế bào xôma? Ý nghĩa của việc tạo dòng tế bào xôma có biến dị là gì? 
-----------------HẾT----------------- 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:....................................................................................Số báo danh:.................... 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 
(02 trang) 
Câu Nội dung Điểm 
1 
a. Ý nghĩa nguyên phân 
- Nguyên phân duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ................................. 
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào là cơ sở của sự sinh trưởng của các mô, cơ quan, 
cơ thể, thay thế tế bào già, tế bào bị tổn thương....................................................................... 
b. Thực chất của thụ tinh: 
- Là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội của giao tử tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.......... 
2 
 Cần ARN trung gian vì: 
- Đối với sinh vật nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào 
chất nên cần trung gian............................................................................................................ 
- Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thông tin di truyền..................................... 
- ADN có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng 
liên kết hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã........................................................ 
3 
- Vì trình tự nuclêôtit bài cho gồm 7 nucleotit, mà mã di truyền là mã bộ 3 nên ta xác định 
trình tự nucleotit ở đoạn mARN tương ứng với 3 chu kỳ lặp lại là: 
 5’AUGUUAG. AUGUUAG. AUGUUAG...3’ 
- Các bộ 3 mã sao có trên đoạn mARN tương ứng là: 
 5’AUG-UUA-GAU- GUU- AGA-UGU-UAG...3’ 
 1 2 3 4 5 6 7 
- Nhận thấy ở vị trí bộ 3 số 7 là bộ 3 kết thúc, nên số axit amin trên chuỗi pôlipeptit là: 
 7-1= 6................................................................................................................. 
4 
* Trường hợp bình thường: 
 AA x aa → 1 Kiểu gen (Aa) 
 BB x Bb → 2 Kiểu gen (BB, Bb) 
 DD x dd → 1 Kiểu gen (Dd) 
 → Số kiểu gen tạo ra do giảm phân bình thường 1.2.1= 2.......................... 
* Trường hợp đột biến cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb 
không phân li trong giảm phân I: 
 AA x aa → 1 Kiểu gen (Aa) 
 BB x Bb → B. (Bb: 0) → 2 Kiểu gen (BBb, B0) 
 DD x dd → 1 Kiểu gen (Dd) 
 → Số kiểu gen tạo ra do giảm phân đột biến 1.2.1= 2................................... 
* Tổng số kiểu gen tối đa có thể tạo ra ở đời con là: 2+2= 4................................................. 
5 
* Khái niệm thể đa bội: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội 
số của n (lớn hơn 2)................................................................................................................ 
* Dấu hiệu nhận biết thể đa bội: 
- Tế bào lớn, số lượng NST nhiều hơn, cơ quan sinh dưỡng to.............................................. 
- Hàm lượng ADN nhiều hơn.................................................................................................. 
- Thời gian sinh trưởng kéo dài, khả năng chống chịu tốt....................................................... 
6 
- Quy ước: Bệnh K: Alen A: bình thường, a: bệnh 
 Bệnh L: Alen B: bình thường, b: bệnh 
 Bệnh M: Alen D: bình thường, d: bệnh 
- Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên →kiểu gen của 
bố, mẹ đều phải là AaBbDd.................................................................................................... 
*Xác suất mắc 2 trong 3 bệnh (bệnh K và L hoặc K và M hoặc L và M) của đứa con thứ 2: 
- Xác suất mắc 2 bệnh (K và L) là: 
1
4
aa ×
1
4
bb ×
3
4
(D-) = 
64
3
- Xác suất mắc 2 bệnh (K và M) là : 
1
4
aa ×
3
4
(B-) × 
1
4
dd = 
64
3
 ............................... 
- Xác suất mắc 2 bệnh (L và M) là : 
3
4
(A-)×
1
4
bb ×
1
4
dd = 
64
3
→ Vậy xác suất mắc 2 trong 3 bệnh của đứa con thứ 2 là: 
64
3
+ 
64
3
+ 
64
3
= 
64
9
................... 
7 
- Bố mẹ (1,2) bình thường sinh con gái(6) bị bệnh →alen quy định bệnh là lặn trên NST 
thường, (qui ước A- bình thường, a - bệnh)............................................................................. 
- (6) bị bệnh có KG aa→ (1),(2) có KG Aa → (7) bình thường có KG: 
1
3
AA hoặc 
2
3
Aa ... 
- (3) bị bệnh có KG aa→ (8) bình thường có KG dị hợp Aa................................................... 
 → Xác suất (7 và 8) sinh con bị bệnh là: 
2
3
x
1
4
= 
1
6
............................................................... 
8 
- Ở P: Con cái thân đen có kiểu gen aa cho giao tử a, mà F1 thu được tỷ lệ 25% con thân 
đen (aa) → con đực (P) cho giao tử a chiếm tỷ lệ 
1
4
. Do vậy trong các con đực (P) cánh dài 
có 2 kiểu gen AA và Aa...................................................................................................... 
- P: Đực (
3
4
A; 
1
4
a) x Cái (1a) → F1: 
3
4
Aa; 
1
4
aa................................................................... 
 - F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau: F1: (
3
8
A; 
5
8
a) x (
3
8
A; 
5
8
a)............................................ 
- Vậy ở F2 số con thân xám chiếm tỷ lệ: 1 – (
5
8
)2 = 
39
64
.......................................................... 
(Thí sinh viết 3 sơ đồ F1 lai với nhau, đúng vẫn cho điểm tối đa) 
9 
a. Quan hệ giữa các cá thể 
- Quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài.................... 
- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh 
mẽ................................................................ 
b. Ứng dụng 
- Trong trồng trọt: Trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp với tỉa thưa cây, chăm sóc đầy 
đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.................... 
- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn chỗ ở trở nên thiếu, môi 
trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ 
sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển. ............... 
10 
- Dòng tế bào xôma là tập hợp các tế bào được hình thành từ một tế bào xôma ban đầu qua 
nhiều lần nguyên phân liên tiếp................................................................................................ 
- Tạo dòng tế bào xôma có biến dị là cơ sở của chọn các giống cây trồng có tính chống chịu 
như chịu hạn, chịu mặn............................................................................................................. 
TỔNG 10 đ 
Ghi chú: Thí sinh giải cách khác cho đáp án đúng vẫn cho điểm tối đa. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDap_anDe_thi_HSGSinh_hoc_9Vinh_Phuc20132014.pdf