Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013-2014 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1352Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013-2014 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013-2014 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (2,5 điểm)
	Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.
Câu 2 (2,5 điểm)
	Khái quát những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Câu 3 (3,0 điểm)
	Phân tích nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Đánh giá tính chất và nêu kết cục của cuộc chiến tranh thế giới này.
Câu 4 (2,0 điểm)
	Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của xu hướng bạo động và cải cách.
---------------------Hết--------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh các trường THPT
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.
2,5
1. Nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX
- Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước.
0,25
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ươngNăm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
0,5
+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
0,5
+ Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học
0,25
+ Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. 
0,25
2. Nhận xét
- Những cải cách trên thuộc nội dung của cách mạng tư sản
0,25
- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc về công thương nghiệp. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.
0,5
2
Khái quát những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
2,5
- Trong thời kì này diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. Những tiến bộ về khoa học-kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao
0,5
- Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản
0,5
- Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của chiến tranh thế giới
0,5
- Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm
0,5
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại
0,5
3
Phân tích nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Đánh giá tính chất và nêu kết cục của cuộc chiến tranh thế giới này.
3,0
1. Nguyên nhân bùng nổ
- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa
0,5
- Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.
0,5
- Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang.
0,5
- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ, tiêu biểu là sự kiện Xéc- bi
0,5
2. Tính chất
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa
0,5
3. Kết quả
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. 
0,25
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
0,25
4
Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện của xu hướng bạo động và cải cách.
2,0
- Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc và dân chủ: Phan Bội Châu là người đại diện xu hướng bạo động cho rằng Độc lập là cái cần có trước, trong khi đó Phan Chu Trinh lại cho rằng dân chủ là cái cần có trước; các ông mới chỉ nhìn thấy một trong hai mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam (mâu thuẫn dân tộc hoặc dân chủ)
0,5
- Do có sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu tiếp thu tư tưởng tư sản không sâu sắc bằng Phan Châu trinh nên vẫn tiếp tục con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mặc dù đã mang nhiều nét mới, chủ trương tổ chức lực lượng ở trong nước, tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản, tổ chức bạo động vũ trang để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc; trong khi đó Phan Chu Trinh chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền, vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chế độ cai trị ở thuộc địa, coi đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
0,5
- Do có sự khác nhau về truyền thống gia đình, quê hương của người đại diện và đề xướng hai xu hướng: Nghệ An, Quê hương của Phan Bội Châu có truyền thống đấu tranh vũ trang từ lâu. Quảng Nam với cửa biền Hội An, thành phố Đà Nẵng quê hương Phan Châu Trinh có truyền thống giao lưu buôn bán.
0,5
- Do mức độ tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đến người đại diện và đề xướng hai xu hướng có sự khác nhau: Nghệ An, Quê hương của Phan Bội Châu không phải là trung tâm khai thác thuộc địa của Pháp. Quảng Nam với cửa biền Hội An, thành phố Đà Nẵng quê hương Phan Châu Trinh là một trong những trung tâm khai thác thuộc địa của Pháp
0,5
(L­u ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a)
---------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DOI_TUYEN.doc