Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2665Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,5 điểm)
	Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
Câu 2 (3,0 điểm)
	Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.	
Câu 3 (2,5 điểm)
	Nước Mĩ, Anh, Pháp có phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Vì sao? 
Câu 4 (3,0 điểm)
	Bối cảnh và những thách thức lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? Hậu quả?
---------------------Hết--------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2010-2011
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh các trường THPT
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc các mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
1,5
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. 
0,5
- Ý nghĩa: Cách mạng đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. 
0,5
- Hạn chế: Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0,5
2
Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3,0
1. Hoàn cảnh
- Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bốn năm chiến tranh đế quốc và 3 năm nội chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước. 
0,25
+ Kinh tế: nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, với tổng thiệt hại lên đến 39 tỉ rúp, bằng 1/4 tài sản quốc gia năm 1913.
0,25
+ Chính trị: các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, liên tiếp gây bạo loạn ở nhiều nơi; Tình trạng đói kém làm phân tán và làm suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân; chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợpNước Nga Xô viết lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị, điều này đe dọa sự tồn vong của chính quyền Xô viết.
0,25
- Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, Đại hội X Đảng Bônsêvích Nga, tháng 3-1921 đã quyết định thực hiện chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng.
0,25
2. Nội dung
- Trong nông nghiệp, nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
0.25
- Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư
 bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt
0.25
- Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi; Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
0.25
- Chính sách kinh tế mới thể hiện sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán, nhưng nhà nước vẫn nắm các vị trí then chốt để thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết kinh tế.
0.25
3. Ý nghĩa
- Chính sách Kinh tế mới đưa nước Nga Xô viết vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị
0.25
- Chính sách kinh tế mới khẳng định trong khôi phục kinh tế cần bắt đầu từ nông nghiệp đó là khâu căn bản; Chính sách kinh tế mới đã để lại những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước sau này.
0.25
4. Bài học để lại cho Việt Nam
- Chính sách kinh tế mới đã chỉ ra và xác định rõ nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Cần xác định nông nghiệp là một mặt trận quan trọng
0,5
3
Nước Mĩ, Anh, Pháp có phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Vì sao? 
2,5
- Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nước Mĩ, Anh, Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ chiến tranh.
0,5
- Thái độ cụ thể của các nước:
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu, không tham gia vào Hội Quốc liên, không tham gia vào sự kiện ngoài châu Mĩ.
0,5
+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành chướng của chủ nghĩa phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình.
0,5
+ Tại Hội nghị Muy-ních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
0,5
+ Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít, các nước Mĩ, Anh, Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng, thoả hiệp chủ nghĩa phát xít nên Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ.
0,5
4
Bối cảnh và những thách thức lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? Hậu quả?
3,0
1. Bối cảnh
- Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược từ bên ngoài
+ Đến giữa thế kỷ XIX, cùng với quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản phương Tây, một loạt các nước châu Á, trong đó có Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa. Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó. Trong cuộc chạy đua giữa các nước tư bản phương Tây, cuối cùng tư bản Pháp đã “bám sâu” được vào Việt Nam, thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.
0,25
+ Từ khi thất thế ở Ca-na-đa, Ấn ĐộPháp càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, mà trước hết là ở Việt Nam.
0,25
- Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX: chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
+ Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chế độ quân chủ chuyên chế
0,25
+ Kinh tế nông nghiệp, công – thương nghiệp ngày càng sa sút
0,25
+ Đường lối đối ngoại sai lầm khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việc cấm đạo và bài xích đạo Thiên Chúa tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.
0,25
+ Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Hàng loạt các cuộc khởi nông dân nổ ra như khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương
0,25
2. Những thách thức lịch sử
- Bối cảnh lịch sử trên đặt triều Nguyễn trước sự lựa chọn một trong hai con đường:
+ Hoặc là tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập.
0,5
+ Hoặc là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm cố gắng bằng mọi cách duy trì chế độ chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu.
0,5
3. Triều Nguyễn duy trì đường lối bảo thủ, hậu quả
- Vì quyền lợi của dòng họ và giai cấp triều Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ hậu quả là đặt Việt Nam vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
0,5
(L­u ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a)
---------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc