Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 9

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1217Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 9
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ 1
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 9
Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng số
I. Đọc- hiểu 
-Văn học 
-Nhận diện về , tác giả ,nội dung, nhân vật
-Hiểu được nội dung văn bản
- Từ Bài thơ về tiểu đội xe không kính suy nghĩ về người lính biển
Tiếng Việt 
-Nhận biết về trường từ vựng, , phép tu từ
- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ
Số câu : 
Số điểm:
Tỉ lệ :
3
1,5
15%
2
1,5
15%
1
1,0
10%
6
4,0
40%
II. Làm văn 
Văn bản tự sự 
-Tạo được bài văn tự sự với các nhân vật, sự việc phù hợp với nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Số câu : 
Số điểm:
Tỉ lệ :
1
6,0
60%
1
6,0
60%
Tổng chung : 
Số điểm:
Tỉ lệ :
3
1,5
15%
2
1,5
15%
2
7,0
10%
7
10,0
100%
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ I 
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 9
(Đề có 02 trang)
Thời gian làm bài 60 phút
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 1, 2 và 3.
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sỏa mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liếu hờn kém xanh
một hai nghiêng nước nghiêng thành."
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bặc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay họa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"
(Ngữ văn lớp 9- tập 1)
Câu 1. Thông tin nào dưới đây nói về tác giả của đoạn thơ trên?	
A. Một thiên tài văn học ,một nhà nhân dạo chủ nghĩa lớn.
B. Vượt lên bất hạnh ông nghé vai đảm đương ba trọng trách :là thầy giáo, thầy thuốc và một nhà thơ.
C. Là người học rộng tài cao nhưng bất mãn thời cuộc ông từ quan về quê dạy học nuôi mẹ và viết sách.
D. Là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.
Câu 2. Những từ in đậm trong câu thơ "Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da" là 
A. những từ đồng nghĩa 	B. những thuật ngữ
C. những từ cùng trường từ vựng 	D. những từ Hán Việt.
Câu 3. Dòng nào sau đây không nêu đúng về cảm hứng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên?
A. Trân trọng đề cao ctài năng của Thúy Kiều 
B. Thương cảm cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều 
C. Dự cảm về cuộc đời éo le , đau khổ của nàng Kiều 
D. Thương cảm cho số phận bất hạnh của nàng Kiều
Câu 4. Hai câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
"Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"
A. Biểu cảm và tự sự 	B. Biểu cảm và lập luận
C. Miêu tả và tự sự 	D. Tự sự và nghị luận.
Câu 5. Qua câu thơ:"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính", hãy cho biết tính đúng sai của nhũng nhận định dưới đây?
A. Quê hương anh bộ đội ở nông thôn.
B. Hai từ "Giếng nước gốc đa"trong câu thơ được dùng theo lối hoán dụ....
C. Chủ thể trữ tình là người ra lính...
D. Câu thơ thể hiện niềm yêu thương kín đáo và sâu nặng của người ra đi....
Câu 6. Trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 	Chỉ cần trong xe có một trái tim”
A. Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gi? Nêu tác dụng?
Từ nội dung hai câu thơ trên em có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính biển hiện nay?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Câu 7. Từ đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích- trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong vai Thúy Kiều, hãy viết một văn bản tự sự kể lại tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
-------------Hết--------------
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA HK I
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015– 2016
MÔN NGỮ VĂN 9
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
A
C
B
D
a-Đ, b-Đ, c-S, d-Đ
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
1
Câu 6 (2 điểm)
Xác định biện pháp hoán dụ (0,5 điểm) Hình ảnh “ trái tim” 
- Không đạt: không xác định hoặc xác định sai
 Tác dụng biện pháp hoán dụ (0,5 điểm) trái tim chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn có ý chí quyết tâm vì miền Nam phía trước
 	- Mức chưa tối đa (0,25) : Hs chưa nêu đầy đủ tác dụng trên
 	- Không đạt : - Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
Tự bộc lộ suy nghĩ của cá nhân (1 điểm)
PHẦN II TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
* Các tiêu chí về nội dung bài viết (6 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa: Kể giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống vì sao “tôi” lại có mặt ở lầu Ngưng Bích.
- Mức chưa tối đa: HS biết cách giới thiệu về nhân vật và sự việc nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (4 điểm)
2.1 Giới thiệu, miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và kể lại hoàn cảnh của bản thân.
- Mức tối đa( 1,0 đ) HS kể và miêu tả được khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh của Kiều.
- Mức chưa tối đa( 0,5đ) HS kể và miêu tả được khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh của Kiều nhưng còn sơ sài.
- Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
2.2 Kể lại tâm trạng nhớ thương chàng Kim.
- Mức tối đa( 1,0 đ) HS kể và miêu tả được tâm trạng nhớ thương chàng Kim.
- Mức chưa tối đa( 0,5đ) HS kể và miêu tả được nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều nhưng còn sơ sài.
- Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
2.3 Kể lại tâm trạng nhớ thương cha mẹ.
- Mức tối đa( 1,0đ) HS kể và miêu tả được tâm trạng nhớ thương cha mẹ.
- Mức chưa tối đa( 0,5đ) HS kể và miêu tả được nỗi nhớ cha mẹ của Kiều nhưng còn sơ sài.
- Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
2.4 Kể lại tâm trạng buồn bã cô đơn sợ hãi khi nghĩ đến cảnh ngộ của bản thân.
- Mức tối đa( 1,0đ) HS kể và miêu tả được tâm trạng buồn bã cô đơn sợ hãi của Kiều khi nghĩ đến cảnh ngộ của bản thân.
- Mức chưa tối đa( 0,5đ) HS kể và miêu tả được tâm trạng buồn bã cô đơn sợ hãi của Kiều nhưng còn sơ sài.
- Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
3. Kết bài (0,5 điểm) Đảm bảo được những yêu cầu trên
- Mức tối đa( 0,25đ) Tâm trạng của nhân vật tôi và những dự cảm về tương lai.
- Mức chưa tối đa( 0,25đ) KB đạt yêu cầu/ có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt: lạc đề/ kết bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức cơ bản đưa ra hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác (1 điểm)
1. Hình thức 0,25 đ 
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với đủ ba phần MB,TB, KL, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết hoặc các ý trong bài viết chưa chia tách hợp lí hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài.
2. Sáng tạo (0,5 điểm)
Mức đầy đủ( 0,5đ) HS đạt được 2- 3 các yêu cầu sau:
Đặt mình vào vị trí của Thúy Kiều để tưởng tượng được rõ hơn, sâu sắc hơn những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm.
Mức chưa đầy đủ( 0,25 đ) : HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên hoặc đã thể hiện cố gắng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài.
3. Diễn đạt (0,25 điểm)
Mức tối đa: HS sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi để kể lại đoạn trích. Có sự logic giữa các phần MB, TB, KB. Thực hiện khá tốt việc liên kết câu liên kết đoạn trong bài viết.
Không đạt: HS không biết sử dụng ngôi kể thứ nhất, các phần trong bài rời rạc, thiếu định hướng hoặc không làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL_GKI_VAN_9.doc