Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Tam Cường

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1205Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khung ma trận đề khảo sát giữa học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Tam Cường
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ 1
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 6
Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng số
I. Đọc- hiểu 
-Văn học 
-Nhận diện về thể loại truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
-Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản
Tiếng Việt 
-
- Hiểu được các cách giải thích nghĩa của từ
Số câu : 
Số điểm:
Tỉ lệ :
2
0,5
5%
5
1,5
15%
7
2,0
20%
II. Làm văn 
Văn bản tự sự 
-Tạo được bài văn tự sự kể lại truyện Em bé thông minh
Số câu : 
Số điểm:
Tỉ lệ :
1
8,0
80%
1
8,0
80%
Tổng chung : 
Số điểm:
Tỉ lệ :
2
0,5
 5%
5
1,5
15%
1
8,0
80%
8
10,0
100%
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ I 
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 6
(Đề có 01 trang)
Thời gian làm bài 60 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM. Chọn đáp án đúng nhất 
Câu 1. Thánh Gióng được coi là biểu tượng nào của tinh thần dân tộc? 
A. Đoàn kết trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước. 
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
Câu 2. Người xưa dùng trí tưởng tượng đẻ sáng tạo ra hình tượng Sơn tinh, Thủy Tinh nhằm mục đích gì ?
A. Kể chuyện cho trẻ em nghe. 
C. Tuyên truyền cổ vũ việc chống bão lụt.
B. Phản ánh , giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện mơ ước chiến thắng thiên nhiên.
D. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.
Câu 3. Giải thích Sơn Tinh: thần núi ; Thủy Tinh : thần nước là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào ?
	A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích. 	D. Không theo ba cách trên.
Câu 4. Truyện Thạch Sanh thể hiện mơ ước gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân	C. Cái thiện chiến thắng cái ác.
B. công bằng xã hội .	D. Cả ba ước mơ trên.
Câu 5. Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật mồ côi , bất hạnh.	C. Nhân vật thôn g minh, tài giỏi. 
B. Nhân vật dũng sĩ.	D. Nhân vật ngốc nghếch.
Câu 6. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
A. Phản ánh cuộc sống.	C. Tố cáo xã hội.
B. Giáo dục con người. 	D. Cải tạo con người và xã hội.
Câu 7. Nối cột A với cột B
 Cột A
 Cột B
A. Ếch ngồi đáy giếng.
1. Truyện thể hiện mơ ước ,niềm tin về một xã hội có công lí , cái thiện chiến thắng cái ác.
B.Thạch Sanh.
2. Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo
C. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
3. Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
D. Cây bút thần
4. Mơ ước của nhân dân về công lí xã hội ,khả năng kì diệu của con người .
E. Em bé thông minh.
PHẦN II. LÀM BÀI VĂN. 
Câu 9: Kể lại truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em.
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA HK I
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
NĂM HỌC 2015– 2016
MÔN NGỮ VĂN 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU 
Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Đáp án
D
B
A
D
C
B
a-2, b-1, c-3, d-4
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
PHẦN II TẠO LẬP VĂN BẢN (8 điểm)
* Các tiêu chí về nội dung bài viết (8 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa: HS giới thiệu được nhân vật và sự việc trong truyện Em bé thông minh.
- Mức chưa tối đa: HS biết cách giới thiệu về nhân vật và sự việc nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (5 điểm)
 Kể được đầy đủ chi tiết diễn diễn sự việc trong truyện.
- Mức tối đa( 5,0 đ) HS kể được bốn lần giải đố của em bé bằng lời văn của mình ,có tình tiết sáng tạo hợp lí , diễn đạt lưu loát.
 Lần 1: Em bé giải được câu đố của viên quan
 Lần 2: Em bé giải được câu đố của nhà vua .
 Lần 3: Em bé giải được câu đố lần thứ hai của vua
 Lần 4: Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài
 - Mức chưa tối đa( 3đ) HS kể được đầy đủ ,chi tiêt bốn lần giải đố của em bé bằng lời văn của mình nhưng chưa có chi tiết sáng tạo, còn mắc lõi diễn đạt ,dùng từ.
- Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến bốn lần giải đố của em bé.
3. Kết bài (0,5 điểm) Đảm bảo được những yêu cầu trên
- Mức tối đa( 0,5đ) Nêu được ấn tượng của mình về truyện kể , có đan xen ý nghĩa của truyện 
- Mức chưa tối đa( 0,25đ) KB đạt yêu cầu/ có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Không đạt: lạc đề/ kết bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức cơ bản đưa ra hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác (2 điểm)
1. Hình thức 1đ 
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với đủ ba phần MB,TB, KL, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết hoặc các ý trong bài viết chưa chia tách hợp lí hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài.
2. Sáng tạo (0,5 điểm)
Mức đầy đủ( 0,5đ) HS đạt được 2- 3 các yêu cầu sau:
-Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm,có những chi tiết sáng tạo hợp lí.
Mức chưa đầy đủ( 0,25 đ) : HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên hoặc đã thể hiện cố gắng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài.
3. Diễn đạt (0,5 điểm)
Mức tối đa: HS sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi để kể lại đoạn trích. Có sự logic giữa các phần MB, TB, KB. Thực hiện khá tốt việc liên kết câu liên kết đoạn trong bài viết.
Không đạt: HS không biết sử dụng ngôi kể thứ nhất, các phần trong bài rời rạc, thiếu định hướng hoặc không làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL_GKI_VAN_6.doc