PHÒNG GD & ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ BA ĐỒN Năm học: 20014 – 2015 Môn : Sinh học 9 Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1:(1.5điểm) a. Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm văcxin? b. Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? Câu 2: (1.5điểm) ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền? Câu 3(2.0điểm) a. Giải thích tạo sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. b. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 4:(2.5điểm) Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở người? Vai trò của hai loại hoócmôn insulin và glucagôn của tuyến tuỵ trong việc điều hoà lượng đường trong máu?. Dạ dày có khả năng tiêu hoá các loại thức ăn như thịt, trứng, đậu... Vậy tại sao dạ dày lại không tự tiêu hoá chính nó? Câu 5: (2.5điểm) Một gen có số liên kết hyđrô là 2805. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số Nuclêôtít của gen. a. Tính số Nuclêôtít mỗi loại của gen b. Tính chiều dài của gen c. Tính số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC 20014- 2015 Câu Nội dung Điểm 1 a) - Văcxin là dịch chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó. - Tiêm văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: + Độc tố của vi khuẩn ( kháng nguyên) nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. + Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó. b) - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. - Vì: Máu không có kháng nguyên sẽ không bị kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu O gây kết dính hồng cầu. 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 2 Tính chất của ADN để đảm bảo cho nó thực hiện được chức năng: - ADN là cấu trúc mang gen: gen mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin do đó ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền - ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu: +Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB. + Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể . 0.5đ 0.5đ 0.5đ 3 a. Cơ thể cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, mỗi cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan là do tập hợp bởi nhiều mô co chức năng giống nhau. Mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành. Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau bao gồm. - Màng sinh chất, chất tế bào với các bào quan như: ti thể, trung thể bộ máy gôngi, lưới nội chất, ri bô xôm. Nhân tế bào gồm màng nhân, NST và nhân con =>vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. b. Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: - Màng sinh chất giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. - Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống như: + Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. + Ri bô xôm là nơi tổng hợp Protêin + Bộ máy gôngi thực hiện chức năng bài tiết. + Trung thể tham gia quá trình phân chia và sinh sản của tế bào. + Lưới nội chất đảm bảo sự liện kết giữa các bào quan, tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác tác động của môi trường sống. => Vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể. 0.25 đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 4 1.Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường: Do sự giối loạn hoạt động của tuyến tuỵ g lượng insulin tiết ra giảm sút glượng đường trong máu vượt mức cho phépg thận không giữ được glucôzơg đái đường. - Bình thường trong máu lượng gucôzơ là 0,12% + Nếu lượng gucôzơ trong máu > 0,12%, insulin được tiết ra biến đổi glucô thành glicôgen dự trữ ở gan và cơ. + Nếu lượng gucôzơ trong máu < 0,12% , glucagôn được tiết ra biến đổi glicôgen thành glucô trong máu. + Vai trò của insulin và glucagôn đối lập nhau giúp ổn định nồng độ glucô trong máu 2.Mặt trong của dạ dày được lót một lớp niêm mạc, có khả năng tiết chất nhầy bảo vệ phủ kín cả bề mặt miêm mạc ngăn cản sự tiêu hoá của enzim pépsin cũng như tác dụng ăn mòn của HCl 05đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 5 a. Số Nuclêôtít mỗi loại của gen ta có: A-G= 30 % Nuclêôtít; A+ G= 50% Nuclêôtít suy ra 2A = 80 % Nuclêôtít A = T= 80% :2= 40 % Nuclêôtít G= X =50% - 40 %= 10% Nuclêôtít Mặt khác số liên kết Hyđrô của gen là 2805, ta có: 2A+ 3G= 2805 Hay: 2 . 40% N+ 3 . 10% N= 2805 suy ra: 110 N= 280500 *Vậy số Nuclêôtít mỗi loại là: A= T= 40% . 2550 = 1020 Nu N= 2550 G= X= 10% .2550 = 255 Nu (0,5 điểm) b. Chiều dài của gen ta có: Lgen = N:2 . 3,4 A0 = 2550: 2. 3,4 A0= 4335 A0 c. Số liên kết hyđrô trong các gen con: - Số gen con được tạo ra là: 2x = 22=4 - Tổng số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra là: H= 2805 .4= 11220 0.5 đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Trần Thị Luyên
Tài liệu đính kèm: