Kế hoạch tổ Khoa học tự nhiên - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Thượng

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 864Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tổ Khoa học tự nhiên - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tổ Khoa học tự nhiên - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Thượng
Phòng GD&ĐT Ân Thi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Bắc sơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Tổ KHTN o0o
 ..o0o. 
KẾ HOẠCH TỔ KHTN
Năm học : 2016 - 2017
 * Những căn cứ để xây dựng kế hoạch : 
- Công văn số 1113/SGD&ĐT-GDTrH-GDTX ngày 06/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2016-2017.
- Căn cứ vào công văn Số: 358/PGD&ĐT-THCS V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTHCS năm học 2016-2017
- Căn cứ vào nghị quyết chi bộ trường THCS Bắc Sơn nhiệm kì 2015-2018
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THCS Bắc Sơn. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường tôi xây dựng kế hoạch của tổ KHTN năm học 2016-2017 như sau:
I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
1. Bối cảnh năm học 
 	Năm học 2016 – 2017 vớitrọng tâm: "Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục", tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" (năm thứ 8) gắn với phong trào thi đua “Hai tốt". Tiếp tục tập trung vàoviệc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tiếp tục triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”; dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn, “ đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”, “ dạy học theo chủ đề”, “ đổi mới phương phương pháp dạy học theo định hướng  phát triển năng lực của học sinh”, tăng cường các hình thức sinh hoạt chuyên môn chú trọng hình thức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn qua mạng trên trang “Trường học kết nối”. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nộidung bài học; thực hiện lồng ghép các nộidung giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật , tình yêu quê hương đất nước, giáo dục môi trường; chủ quyền biên giới, biển đảo và giáo dục địa phương cho học sinh vào các môn học; tiếp tục đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá.
            Tiếp tục thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm thông qua nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề qua mạng, tăng cường dự giờ, thăm lớp, tổ chức các hội thảo chuyên đề cấp trường và huyện theo chỉ đạo chung; tiếp tục đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nội dung giảm tải chương trình SGK theo qui địnhcủa Bộ GD - ĐT và Sở GD –ĐT. 
	Năm học 2016 – 2017 là năm học đầu tiên áp dụng mô hình trường học mới vào khối lớp 6 vì vậy giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và kiến thức hơn nữa để đáp ứng được với mục tiêu của chương trình.
a. Tình hình học sinh 
- Trường có 9 lớp với 352 học sinh (khối 6- 3 lớp, Khối 7-2 lớp, khối 8-9 mỗi khối 2 lớp).
 - Khối 6 có 102 học sinh – nữ : 51 em
 - Khối 7 có 83 học sinh – nữ : 34
 - Khối 8 có 92 học sinh – nữ : 53
 - Khối 9 có 75 học sinh – nữ : 40
 *Đánh giá chung : Năm học 2016-2017 là năm học thầy và trò trường THCS Bắc Sơn tiếp tục phấn đấu đạt tập thể trường lao động tiên tiến. Học sinh các em nhìn chung ngoan, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập chăm, xứng đáng con ngoạn trò giỏi của Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
b. Tình hình đội ngũ giáo viên trong tổ
 Tæ KHTN gåm 08 ®/c trong ®ã:
	N÷: 03 ®/c
	Nam: 05 ®/c
VÒ tr×nh ®é: + Cã 03 ®/c §H
 + Cã 05 ®/c C§ 
TT
Họ và tên GV
Năm sinh
Trình độ
Ghi chú
1
Trần Thị Ngà
1962
CĐ-Toán
Nghỉ hưu ngày 01/ 03/2017
2
Nguyễn Trọng Ly
1978
CĐ- Toán- tin
3
Đoàn Đại Nguyên
1981
CĐ- Toán-Tin
4
Nguyễn Văn Thượng
1980
ĐH- Hóa
5
Đặng Thị Thúy Hương
1989
CĐ- Sinh- CN
Hợp đồng
6
Hoàng Thế Vinh
1979
ĐHSPKT
7
Vũ Đức Giang
1981
CĐ- TD
8
Đặng Thị Hòa
1979
ĐH- Toán
 * Đánh giá chung: 
- Giáo viên tổ KHTN luôn có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ chuyên môn tương đối đồng đều 100% GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Kinh nghiệm công tác: Nhìn chung các đ/c giáo viên trong tổ có nhiều năm giảng dạy đã có khá nhiều kinh nghiệm, các thầy cô nhiệt tình giảng dạy, có trách nhiệm trong công việc.
- Nhiều đ/c đã đạt GV dạy giỏi qua các kì thi cấp Huyện, cấp Tỉnh. 
 - Nội bộ đoàn kết có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có tinh thần đấu tranh phê và tự phê cao
- Hoàn cảnh của các thành viên trong tổ nhìn chung thuận lợi.
2. Thuận lợi:
 - Toàn bộ giáo viên trong tổ đã được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên tại tỉnh và tại PGD ngay từ đầu năm. Các chuyên đề bám sát với nội dung và phương pháp giảng dạy của từng bộ môn vì thế mỗi giáo viên đã tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ, phương pháp cho mình. Đặc biệt là giáo viên trong trường đã được tham gia bồi dưỡng tại sở giáo dục về cách giảng dạy theo mô hình trường học mới.
 - Giáo viên trong tổ đã được tập huấn mô hình trường học mới ngay từ trong hè.
 - Đảng uỷ, UBND các đoàn thể, nhân dân và phụ huynh quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà 
 - Trường có bề dày truyền thống học tập 
 - Thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động “Mỗi thày giáo, cô giáo là tấm gương tự học và sang tạo”
 - Đội ngũ giáo viên Tổ KHTN, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giảng dạy, có kiến thức sâu rộng, nhiều đồng chí có bề dày kinh nghiệm luôn tận tụy với trường lớp. 
 - Cơ sở vật chất trong nhà trường khá khang trang, đủ phòng học một ca. Các đồ dùng thiết bị dạy học được bộ cấp phất tương đối nhiều đáp ứng phần nào chương trình dạy học và việc học tập của học sinh 
 - Chất lượng giáo dục ở địa phương trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, công tác dạy và học của giáo viên và học sinh đã được nâng lên. 
3. Khó khăn:
 - Một vài giáo viên ý thức kỉ luật chưa tốt, chưa có sự phấn đấu chuyên môn.
 - Chất lượng đại trà một số môn chưa cao.
 - Việc học và làm bài tập ở nhà của HS còn chưa tự giác.
 - Một số phụ huynh còn chưa thưc sự quan tâm đến sự học tập của con em mình. 
 - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng đồ dùng trực quan đôi lúc còn chậm và bồi dưỡng HSG còn nhiều hạn chế.
 - Nhiều đồ dùng dạy học không chính xác, cũ, hỏng 
 - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại có 09 phòng học, còn thiếu các phòng chức năng, phòng bộ môn. 
II. CÁC MỤC TIÊU CHUNG.	
1. Mục tiêu 1: Thực hiện chế độ chính sách
 Toàn tổ tiếp tục thực hiên nghị quyết trung ương khóa XII “Tiếp tục đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.
Thực hiện tốt các cuộc vận động “Mỗi thầy cô là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” và phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “trường học than thiện học sinh tích cực”. Phát huy kết quả thực hiện nghiêm túc cuộc vấn động “Hai không”, đưa các hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong tổ .
2. Mục tiêu 2: Công tác chuyên môn.	
- Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung theo chương trình, thực hiện tốt mọi quy chế, quy định về chuyên môn của ngành, của trường, của tổ tại các nhóm lớp được phân công phụ trách. 
- Soạn giảng đúng theo chuẩn kiến thức, phân phối chương trình giảm tải và thời khóa biểu, đúng phương pháp và đặc thù của bộ môn, bài soạn có chất lượng, trình bày khoa học, yêu cầu soạn trước một tuần.
- Chuẩn bị đủ đồ dùng và sử dụng đồ dùng cho tiết dạy theo yêu cầu.
- Thực hiện nghiêm túc thời gian theo qui định (45 phút/ tiết) tránh vào muộn, ra sớm, theo đúng hiệu lệnh trống.
- Không ngừng học tập và sử dụng CNTT trong giảng dạy. Kiểm tra đánh giá học sinh đúng thời gian và đúng quy chế, quyết tâm từng bước không để học sinh ngồi nhầm lớp.
3. Mục tiêu 3: Tự học tự bồi dưỡng.	
- Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do sở, phòng giáo dục tổ chức, tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường và các buổi sinh hoạt chuyên đề. Đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo soạn bài có chất lượng, đúng phương pháp.
 Tiếp tục áp dụng các phương pháp dạy học để bài dạy đạt hiệu quả cao, không ngừng sử dụng các kĩ thuật dạy học, các phương pháp dạy học tích cực trong việc truyền thụ kiến thức mới, củng cố kiến thức cho học sinh.
4. Mục tiêu 4 : Đổi mới phương pháp dạy học.
	- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo.
 - Chọn lựa sử dụng những phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hóa việc học tập của học sinh bằng những dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức, chống lối học thụ động.
 - Tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học, chú trọng sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Coi trọng cả cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng lẫn vận dụng kiến thức vào thực tiễn
 - Thiết kế bài giảng, đề kiểm tra đánh giá cần theo khung đó hướng dẫn trong các tài liệu bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo khoa của Bộ GDĐT ban hành, trong đó đảm bảo quán triệt các yêu cầu đổi mới PPDH là:
	+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là với những bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đó, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, đọc-ghi không nắm vững bản chất.
	+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lí giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn và máy tính cầm tay; thực hiện đầy đủ nội dung thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
	+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu; tác phong thân thiện gần gũi, coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm.
	+ Dạy sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém trong nội dung từng bài học.
	+ Tăng cường đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn, hội giảng cấp trường.
	+ Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GDĐT – sở GD và ĐT đã ban hành.
5. Mục tiêu 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá
 *Trong dạy, học và kiểm tra đánh giá phải chú trọng:
 - Căn cứ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THCS của Bộ GDĐT.
 - Những kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tư duy mang tính đặc thù của bộ môn phù hợp với định hướng của cấp học THCS.
 - Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm, không yêu cầu quá cao về lý thuyết.
 - Giúp học sinh nâng cao về năng lực tư duy trừu tượng và hình thành cảm xúc thẩm mỹ, khả năng diễn đạt ý tưởng qua học tập chương trình bậc THCS. 
 * Về kiểm tra, đánh giá:
- Giáo viên cần hiểu và vận dụng chính xác Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT – Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, lưu ý về cách tính điểm và học sinh khuyết tật về trí tuệ.
- Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, toàn diện, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình. 
- Kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh;
 - Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá xếp loại học sinh, đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì và cuối năm; thực hiện nghiêm túc tiết trả bài kiểm tra cuối kì, cuối năm.
 - Các đề kiểm tra học kì, cuối năm kiểm tra theo đề chung của Sở GDĐT hoặc của phòng GD và ĐT. Các đề kiểm tra khác được ra theo hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan.
 - Kết hợp hài hòa việc đánh giá theo bài làm tự luận và bài làm trắc nghiệm.
 - Đề kiểm tra cần phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình và chú ý đến tính sáng tạo, phân hóa học sinh. 
 - Đảm bảo chất lượng tiết trả bài cuối kì, cuối năm, đánh giá được năng lực của từng học sinh theo chuẩn kiến thức. 
6. Mục tiêu 6: Công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém.
* Phụ đạo học sinh yếu kém:
- Phân loại đối tượng học sinh qua đợt KSCL đầu năm từ đó có kế hoạch và phương pháp phụ đạo phù hợp với đối tượng HS yếu kém ngay trong các tiết học và các buổi phụ đạo dạy thêm cho đối tượng HS chậm tiến bộ vào các buổi ngoài giờ chính khóa
 - Ra bài tập về nhà và thường xuyên kiểm tra rà soát sát sao.
- Dạy thêm một số tiết cho học sinh yếu kém ngoài giờ chính khóa.
- Hướng dẫn học sinh khá giỏi kèm các em học yếu.
- Hướng dẫn các em cách học nhóm, đôi bạn cùng tiến.
* Bồi dưỡng học sinh khá giỏi:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG ngay từ đầu năm
- Qua các bài học ở trên lớp, giao thêm bài tập nâng cao để học sinh làm ở nhà.
- Chọn lựa, bồi dưỡng học sinh khá giỏi để làm nền tảng cho các kỳ thi học sinh giỏi cũng như giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.
- Tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi ở các môn: Toán, lí, hóa, sinh
7. Mục tiêu 7: Công tác giảng dạy và hội giảng:
 - Thực hiện nghiêm túc theo sự phân công của chuyên môn nhà trường
 - Tham gia đầy đủ 4 đợt hội giảng 
 	- Phấn đấu không có giáo viên xếp loại đánh giá chuyên môn Trung bình và yếu.
 - Phấn đấu 1 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
 Thường xuyên bám sát vào chỉ đạo chuyên môn của đồng chí phó hiệu trưởng để thực hiện chuyên môn của tổ .
III. CÁC MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Nhiệm vụ 1: Giáo dục tư tưởng chính trị 
 *Chỉ tiêu: 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc đường lối, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. 
 * Biệm pháp thực hiện 
 - Các GV trong tổ KHTN tích cực học tập thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh" .
 - Nắm chắc quan điểm đường lối, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và các chỉ thị của ngành để cán bộ giáo viên luôn củng cố nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị. Đặc biệt quán triệt và thực hiện triệt để các cuộc vận động được triên khai trong năm học. 
- Cùng nhà trường học tập chỉ thị nhiệm vụ năm học, luật giáo dục sửa đổi để cán bộ giáo viên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí cao, thực hiện nếp sống văn hoá mới , sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Phấn đấu mỗi giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh noi theo.
2. nhiệm vụ 2 : Công tác quản lí hồ sơ sổ sách 
 * Chỉ tiêu :
 - 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về hồ sơ, sổ sách . Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng hồ sơ đảm bảo.
 - Chỉ tiêu cụ thể về chất lượng hồ sơ :
	 	- Hồ sơ tổ chuyên môn : Xếp loại Tốt .
	- Hồ sơ cá nhân :	+ Xếp loại đạt : 100 % Khá, Tốt trở lên .
	+ Không có hồ sơ xếp loại yếu kém.
 * Các biện pháp nâng cao chất lượng hồ sơ:
	- Tăng cường công tác kiểm tra dân chủ về chất lượng hồ sơ của tổ chuyên môn và của giáo viên trong trường.
 - Thường xuyên đôn đốc các thành viên chuẩn bị tốt các loại hồ sơ.
	- BGH nhà trường tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ chuyên môn và của giáo viên để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những tồn tại trong hồ sơ.
 ( Theo kế hoạch thanh tra của nhà trường ) 
3. nhiệm vụ 3: Thực hiện quy chế và nền nếp sinh hoạt chuyên môn:
 * Chỉ tiêu :
	- 100% giáo viên và tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc quy chế, nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn . 
	- 100% giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân .
 - 100% giáo viên được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác chuyên môn trong dịp hè và đầu năm học do PGD - Sở GD tổ chức .
	- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn ( đối với tổ chuyên môn) và kế hoạch cá nhân, kế hoạch bộ môn, kế hoạch sử dụng TBDH ( đối với giáo viên) cho cả năm học, theo từng tháng, từng tuần một cách đầy đủ, chi tiết và có các biện pháp thực hiện cụ thể . 
	- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời đối với giáo viên và tổ chuyên môn, duy trì nghiêm chế độ hội họp hàng tháng, tuần theo kế hoạch nhà trường .
	- Phấn đấu 100% giáo viên không vi phạm quy chế chuyên môn .
 * Các biện pháp cơ bản :
 	- Phân công chuyên môn hợp lý, phù hợp với trình độ và môn được đào tạo. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn do Sở GD&ĐT, Phòng GD - ĐT và nhà trường triển khai. Thưc hiện tốt quy chế dân chủ 
	- Thực hiện đúng và đủ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn .
	- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ và giáo viên.
	- Duy trì và phát huy tốt nền nếp sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường .
4. Nhiệm vụ 4: Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: 
 * Chỉ tiêu :
	- 100% giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi bạn bè, đồng chí , đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ . 
	- 100% giáo viên và tổ chuyên môn xây dựng được các kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể .
	- 100% giáo viên tham gia, thực hiện nghiêm túc hoạt động chuyên môn nhóm một cách thiết thực, hiệu quả, theo đúng kế hoạch .
	- 50% giáo viên có đề tài hoặc SKKN về cải tiến đổi mới phương pháp dạy học .
	- Xây dựng và triển khai các chuyên đề về công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh đại trà, Phụ đạo học sinh yếu, kém (tại trường). Nhóm chuyên môn sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề về bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi 
	 + Chuyên đề môn Toán tổ chức tại trường vào tháng 11/2016( đ/c Nguyễn Trọng Ly trình bầy trước tổ ).	 
	+ Chuyên đề bộ môn Hóa: Thông qua hội thảo tại trường vào tháng 12/2016 ( đ/c Đặng Nguyễn Văn Thượng trình bầy trước tổ ).
 * Các biệp pháp cơ bản :
	- Thường xuyên theo dõi đôn đốc, động viên việc tự học, tự bồi dưỡng và BDTX của giáo viên . 
	- Tổ chuyên môn cần có sổ theo dõi công tác bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học .
	- Hàng năm có đánh giá, xếp loại đề tài, SKKN của giáo viên .
	- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn .
	- Tổ chuyên môn cùng với giáo viên bộ môn xây dựng các chuyên đề về công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh đại trà .
	- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thông qua các đợt hội giảng, tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên tham gia dự thi “giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Toán, Sinh ” vào tháng 11/2016. Qua đó làm cơ sở để đánh giá công tác tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.
5. Nhiệm vụ 5: Công tác chuyên môn nghiệp vụ:
 5.1- Chất lượng soạn giáo án : 
	a - Chỉ tiêu : - Chất lượng bài soạn đạt loại Tốt : 85 % trở lên .
	 - Chất lượng bài soạn đạt loại khá : 15% trở lên .
	 - Không có chất lượng bài soạn không đạt yêu cầu .
b - Các biện pháp chính : 
 - Thực hiện soạn giáo án theo đúng phương pháp đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc trưng bộ môn. Tích cực sử dụng giáo án điện tử .
 - Thống nhất soạn theo mẫu giáo án quy định. Giáo án sạch sẽ, nội dung trình bày khoa học, soạn đúng theo phân phối chương trình, không cắt xén đảo lộn chương trình và luôn soạn trước một tuần, đảm bảo thời gian quy định . 
 - Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ SGK, SGV, TBDH, tài liệu tham khảo trước khi soạn giáo án .
 - Những vấn đề khó cần đưa ra trao đổi, thảo luận ở tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn để cùng thống nhất .
 - Khi soạn giáo án cần chú ý đến chất lượng hệ thống câu hỏi và vấn đề sử dụng đồ dùng TBDH .
 - Việc soạn giáo án cũng như trong quá trình giảng dạy giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, gắn bài soạn với giáo dục môi trường ( Triệt để thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các nội dung đă đư

Tài liệu đính kèm:

  • docKH_to_KHTN_1617.doc