Kế hoạch thực hiện Chuyên đề năm học 2014 - 2015

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1246Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch thực hiện Chuyên đề năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch thực hiện Chuyên đề năm học 2014 - 2015
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
I. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Triển khai kế hoạch và chỉ đạo thực hiện điểm nhấn của năm học “Tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” phù hợp với đặc thù của cấp học mầm non.
2. Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và tự đánh giá trường học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy; làm quen Tiếng Anh phù hợp với độ tuổi
3. Tiếp tục xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện lồng ghép các nội dung chuyên đề: Giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm; giáo dục lễ giáo - rèn kỹ năng sống, giáo dục nhận thức; giáo dục âm nhạc; ngôn ngữ; thẩm mỹ; phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, giáo dục biển, đảo và an toàn giao thông trong trường mầm non.
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
- Trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường như: Biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng sau khi chơi. Biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây, biết tiết kiệm nước. Biết chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn khi nhận quà hoặc khi được giúp đỡ, biết xin lỗi. Biết phối hợp với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ...
 - Biết lợi ích của một số thực phẩm với sức khỏe. Biết ăn uống đúng cách, hợp lý để có lợi cho sức khỏe, có hành vi văn minh trong ăn uống, đảm bảo trẻ không bị ngộ độc thực phẩm...
 - Biết một số qui định, luật lệ đơn giản khi tham gia giao thông, biết một số phương tiện giao thông, có hành vi và thói quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông; một số kỹ năng phòng ngừa, ứng phó đối với những tình huống ảnh hưởng đến an toàn của trẻ.
 - Hình thành ở trẻ lòng yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo quê hương. Từ đó giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ.
 - Trẻ nhận biết, khám phá về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội như: Nhận biết khám phá đồ dùng đồ chơi, quá trình phát triển của cây, của các con vật, các hiện tượng thời tiết. Trẻ biết đếm, xếp chồng, nhận biết các màu, nhận biết các chữ số, xếp tương ứng, so sánh, phân loại, phân nhóm, sắp xếp theo quy tắc, nhận biết phép đo, nhận biết hình dạng, định hướng trong không gian, thời gian...
 - Trẻ nghe và hiểu lời nói, diễn đạt rõ ràng, thể hiện cảm xúc trong giao tiếp và qua các tác phẩm âm nhạc, tạo hình...
III. YÊU CẦU THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên
 - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của nhà trường.
 - Nắm vững lý thuyết, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng lồng ghép các chuyên đề vào chương trình.
 - Lên kế hoạch thực hiện chuyên đề cụ thể, phù hợp với khả năng, đặc điểm của trẻ, phù hợp với đặc điểm của lớp. Thực hiện chuyên đề phù hợp, có hiệu quả, đúng nội dung, đúng kế hoạch, đúng mục tiêu đã đề ra. 	
	- Thực hiện đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp, linh hoạt, tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm. 
	- Tham gia sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối, trường. Tham dự hội thảo chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp đầy đủ, nghiêm túc; Tham khảo tài liệu, sách báo; học hỏi bạn bè đồng nghiệp. Truy cập thông tin trên mạng để vận dụng chuyên đề vào lớp mình có hiệu quả.
	 - Xây dựng môi trường học tập bên trong và bên ngoài lớp học phù hợp, phong phú, xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; làm đồ chơi, đồ dùng dạy học bằng các phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: vỏ cây, lá cây, họa báo, hộp bánh... để phục vụ các chuyên đề.
- Phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện các chuyên đề, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phế thải, sách báo cũ, hộp bánh... để làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường học tập.
- Xây dựng góc tuyên truyền, thay đổi hình thức tuyên truyền phù hợp.
2. Đối với trẻ
 - Hứng thú tham gia vào các hoạt động, thích được phát biểu, nhiệt tình hưởng ứng vào các hoạt động. Tập trung, chú ý vào các hoạt động. Kiên trì hoàn thành những công việc được giao từ đầu đến cuối.
 - Biết vận dụng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào các hoạt động: Các thao tác vệ sinh, bảo vệ môi trường, chấp hành luật lệ giao thông...
 - Thường xuyên khám phá, trải nghiệm các kiến thức qua môi trường học tập, đồ dùng đồ chơi qua các hoạt động. Biết cùng cô, cùng bạn tạo ra những sản phẩm (đồ dùng đồ chơi) phục vụ chuyên đề.
 - Biết giúp đỡ cô, giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, em nhỏ. Biết lao động tự phục vụ: Tự cất ghế, tự xúc cơm ăn, cất đồ chơi sau khi chơi, tự mặc quần áo...
 - Có các kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn minh, có thái độ đúng, có ý thức trong các hoạt động: Biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hoặc nhận quà, xin lỗi khi mắc lỗi. Biết giữ im lặng trong giờ ngủ..
 - Biết giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tiết kiệm năng lượng (vặn nhỏ vòi nước, lấy nước uống vừa lượng cần dùng...), chấp hành luật giao thông đơn giản...
 3. Cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề
	- Tham mưu tu sửa công trình vệ sinh, công trình nước sạch, làm bảng biểu. Có đủ đồ dùng đồ chơi, các phương tiện dạy học phục vụ các chuyên đề.
 - Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập phong phú, phù hợp, an toàn.
 - Vận động phụ huynh, cán bộ giáo viên đóng góp cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh... để trồng ở vườn trường, trong nhóm lớp. Xây dựng vườn rau, vườn thuốc nam, khuôn viên trường phù hợp; xanh, sạch, đẹp, an toàn.
 - Chỉ đạo bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi có hiệu quả, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu địa phương phục vụ chuyên đề.
 4. Kinh phí 
IV. BIỆN PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ
2.Thời gian thực hiện các chuyên đề:

Tài liệu đính kèm:

  • dockh_thuc_hien_chuyen_de.doc