Kế hoạch dạy học tuần 7 lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu

doc 33 trang Người đăng dothuong Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học tuần 7 lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học tuần 7 lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu
Tuần: 07
 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2016
Tập đọc
Tuần: 07 - Bài: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
Tiết: 13 - (KTKN:14 , SGK : 64 )
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc. Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 2, 3 HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si- le và tên phát xít và trả lời các câu hỏi trong SGK về nội dung câu chuyện. 
 2- Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- GV đọc toàn bài. 
- GV chia đoạn: 4 đoạn:
 + Đoạn 1: từ đầu đến dong buồm trở về đất liền. 
 + Đoạn 2: Từ Những tên cướp đã nhầm đến sai giam ông lại. 
 + Đoạn 3: Từ Hai hôm sau đến trả lại tự do cho A- ri- ôn
 + Đoạn 4: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp. 
- GV ghi lên bảng các tiếng, từ, kết hợp từ khó trong bài, hướng dẫn HS đọc đúng: A- ri- ôn, Xi- xin, boong tàu. ..
- Cho HS đọc cả bài. 
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. 
- GV giúp HS tìm thêm những từ ngữ, chi tiết các em chưa hiểu (nếu có)
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
- Cho HS đọc đoạn 1. 
- Câu hỏi 1: Vì sao nghệ sĩ A- ri- ôn phải nhảy xuống biển?
Đoạn 2:
- Cho HS đọc đoạn 2. 
- Câu hỏi 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
Đoạn 3 + 4
- Cho HS đọc đoạn 3, 4
- Câu hỏi 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
- Câu hỏi 4: Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri- ôn?
c) Đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn HS xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
3- Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm những câu chuyện ca ngợi loài cá heo thông minh. 
- Chuẩn bị bài :”Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà”. 
- Cả lớp đọc thầm theo. 
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn. 
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
- 1, 2 HS đọc toàn bài. 
- HS đọc thầm phần chú giải sau bài đọc. 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. 
- A- ri- ôn phải nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông. 
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm theo. 
- Khi A- ri- ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A- ri- ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền. 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
- Cá heo đáng yêu, đáng quý vì thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống. Cá heo là bạn tốt của người. 
- Đám thủy thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài văn. 
Y-G
Y-G
Y
Y
Y
G
G
Y-G
Toán
Bài 31 : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Biết :
- Quan hệ giữa 1 và; và; và.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
 - Gọi 1em làm bài số 2/31 
- GV chấm bài.GV nhận xét.
2. Bài mới : 
- Nêu mục tiêu bài dạy.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 
*Hoạt động 1 : làm miệng cá nhân 
MT :Củng cố về phân số thập phân.
Hoạt động 2 : làm cá nhân 
MT : Ôn cộng trừ nhân chia phân số .
Hoạt động 3 : Làm vào vở 
MT : Tìm số trung bình cộng .
GV chấm bài -nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học 
* Bài sau: Khái niệm về số thập phân.
+4 HS thực hiện trên bảng 
Bài 1 : đọc yêu cầu đề và trả lời :
Lớp nhận xét -sửa sai .
+Bài 2 : HS làm bảng con lần lượt từng bài .
a)X= b) X= 
c) X d) X=2
Bài 3 :
 Giải :
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy vào bể được : 
( + ) : 2 = (bể )
 Đáp số : bể 
Bài 4: - HS giỏi làm tiếp 
Hs làm bài vào phiếu .
Đại diện nhóm trình bày 
Giải
Giá tiền 1m vải trước khi giảm giá là :
60 000 : 5 = 12 000 (đồng ) 
Giá tiền 1mvải sau khi giảm giá là :
12 000 - 2000 = 10 000 ( đồng ) 
Số m vải có thể mua được theo giá mới 
60 000 : 10 000 = 6 (m )
 Đáp số : 6 m
Môn: Lịch sử
Tiết 7 : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I/ Mục tiêu : 
Biết Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:
Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đưởng lối cho cách mạng Việt Nam.
II/ Đồ dùng học tập :
-Bản đồ thế giới.
-Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nói sơ lược về tiểu xử Bác Hồ?
- Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
- Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào ?
- Nêu ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
*/ Giới thiệu bài :
+HĐ1 : Hoàn cảnh đất nước năm 1929 và y/c thành lập Đảng Cộng sản VN.
-Y/c : 
. Tình hình nói trên đã đặt ra y/c gì ?
. Ai có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành 1 tổ chức duy nhất ? Vì sao ?
+KL: Từ giữa 1929, phong trào CM VN rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Thế nhưng 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng CM phân tán. Y/c bức thiết là phải hợp nhất 3 tổ chức thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm được điều đó và lúc đó chỉ có người mới làm được.
+HĐ 2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN.
-Chia nhóm 6 em, y/c :
. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào ? 
. Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì ?
. Kquả của Hội nghị ?
. Tại sao chúng ta tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật ?
+HĐ 3 : Ý nghĩa của việc thành ĐCSVN
-Chia nhóm 4 em, y/c :
. Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành ĐCSVN đã đáp ứng được y/c gì của CM VN ?
. Khi có đảng, CM VN phát triển ntn ?
-KL : Ngày 3-2-1930 CM VN ra đời. Từ đó CM VN có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.
3/ Củng cố, dặn dò : 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiết sau Xô viết Nghệ Tĩnh.
- HS trả lời theo câu hỏi của GV
-HS hoạt động theo cặp Nêu tình hìnhCM nước ta từ giữa năm 1929.
-Để tăng thêm sức mạnh của CM cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đầy đủ uy tín mới làm được.
-Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vì người là 1 chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu về lí luận và thực tiễn CM, người có uy tín trong phong trào CM quốc tế và được những người yêu nước ngưỡng mộ.
-Các nhóm cùng đọc SGK, thảo luận và rút ra những nét chính về Hội nghị thành lập Đảng cộng sản VN rồi ghi vào phiếu.
-Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
-Vào đầu xuân 1930, tại Hồng Kông.
- Hội nghị làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Ái Quốc.
-Nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản VN, hội nghị đưa ra đường lối cho CM VN.
-Vì TDPháp luôn tìm cách dập tắc các phong trào CM VN. Tổ chức ở nước ngoài và bí mật để đảm bảo an toàn.
-Đọc SGK và TLCH:
-Làm cho CM VN có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất llượng và có đường đi đúng.
-CM VN giành được những thắng lợi vẻ vang.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Môn: Đạo đức
Tuần: 07 –Bài: NHỚ ƠN TỔ TIÊN(Tiết 1)
 Tiết: 07 - (KTKN: 83 , SGK : 12)
I. Mục tiêu
Biết được:con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên
Nêu được những việc cần làm phù hợp vời khả năng để thực hiện lòng biết ơn tổ tiên.
Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐT
 A. Kiểm tra bài cũ
Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: 
- Em đã làm được những việc gì?
- Tại sao em lại làm như vậy
- Việc đó mang lại kết quả gì?
- GV nhận xét đánh giá
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
 2. Nội dung bài
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
 a) Mục tiêu: Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
 b) Cách tiến hành
- GV kể chuyện Thăm mộ
- Yêu cầu HS kể :
- H: Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 - H: Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- H: Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
- H: Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao? 
KL: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
 *Hoạt động 2: Làm bài tập 1, trong SGK.
 a) Mục tiêu: Giúp HS biết được nhuững việc làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 b) Cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trả lời 
a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.
b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ.
c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.
d. Thăm mộ tổ tiên ông bà.
đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng.
 GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.
 * Hoạt động 3: Tự liên hệ
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.
 Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu tục ngữ thơ ca về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.
- 3 HS kể 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS nghe
- 1->2 HS kể lại
- Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông...
- Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người.
- Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, hát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta.
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do
- Lớp nhận xét 
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc đã làm và chưa làm được về sự thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS trình bày trước lớp
- HS cả lớp nhận xét 
VD: cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà
Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô
Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ
......
- HS đọc ghi nhớ
Y
Y
G
 DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Toán
Tuần: 07–Bài: KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN
Tiết: 32 - (KTKN: 60 , SGK : 33)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
II. Đồ dùng dạy hoc: 
- Các bảng nêu trong SGK(kẻ sẵn vào bảng phụ)
III. Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐT
1. Bài cũ : 
 bài1/32 ; bài 4/32 
- GV nhận xát, cho điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Cá nhân 
a) Hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a để nhận ra:
Tương tự: với 0,01m; 0,001m, được viết như thế nào?
-GV vừa viết lên bảng vừa giới thiệu:
*0,1 đọc là không phẩy một.
Và ghi: 0,1=
*Giới thiệu tương tự với 0,01; 0,001.
-
b)Làm tương tự như bảng ở phần b để HS nhận ra được các số 0,5; 0,07; 0,009 cũng là các số thập phân.
Hoạt động 2 : Thực hành 
GV hướng dẫn hs làm bài tập .
GV chấm bài nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
 Nhận xét tiết học 
* Bài sau: Khái niệm số thập phân.
+3HS lên bảng làm. 
+Cả lớp theo dõi sửa bài chung.
-Hs nhận xét, trả lời
Có 0m1dm tức là có1dm; viết lên bảng: 1dm=m
+1 dm hay m còn được viết thành 0,1 m; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với m
+Các phân số thập phân ;; 
0,1m; 0,01m; 0,001m.
0.1;0.01;0,001 
 Các số 0.1;0,01;0,001...gọi là số thập phân.
Bài 1 : HS đọc miệng đọc các phân số thập phân trên tia số .
Bài 2a : Hs làm bảng con 
7dm = m = 0,7 m 
5dm= m = 0,5 m
Bài 2b : làm vào vở .
Bài 3 HS giỏi làm tiếp 
Y-G
Y-G
Y
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Chính tả
Tuần: 07 –Bài: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG (Nghe-viết)
Tiết: 07 - (KTKN: 14 , SGK : 65 )
.I MỤC TIÊU:
Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ hoặc 2, 3 tờ phiếu photocopy (phóng to) nội dung các bài tập 3, 4. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên nháp những tiếng : mưa, lưa thưa, lượn quanh, vườn tược, mương máng. 
2- Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn HS nghe- viết
- GV đọc bài chính tả 1 lần. 
- Luyện viết một số từ ngữ: giọng hò, reo mừng, lảnh lót, 
 - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lỗi. 
- GV chấm 5- 7 bài. 
- GV nhận xét chung. 
Hoạt động 3: hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- Cho HS làm bài + trình bày. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
 Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. 
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- Cho HS làm bài + trình bày. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
a/Đông như kiến. 
b/ Gan như cóc tía. 
c/Ngọt như mía lùi. 
3- Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tự tìm thêm các tiếng có nguyên âm đôi ia, iê. 
- Chuẩn bị bài :”Kì diệu rừng xanh”. Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa yê/ya)
- HS lắng nghe. 
- HS viết chính tả. 
- HS soát bài, tự chữa lỗi. 
- HS đổi vở cho bạn ngồi cạnh để chữa lỗi cho nhau. 
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS làm việc cá nhân. 
- Một số HS đọc các tiếng mình đã tìm được. 
- Lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS làm việc cá nhân. 
- Một số HS đọc các tiếng mình đã tìm được. 
- Lớp nhận xét. 
- HS đọc thuộc các thành ngữ trên. 
Y-G
Y
Y-G
Y
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Luyện từ và câu
Tuần: 07 –Bài: TỪ NHIỀU NGHĨA
Tiết: 13 - (KTKN:15 , SGK : 66)
I. MỤC TIÊU:
Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( Nội dung ghi nhớ).
Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( (BT1), mục III); tìm được ví dụ về sự chuyện nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động. ..có thể minh họa cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. Ví dụ :tranh vẽ HS rảo bước đến trường, bộ bàn ghế, núi, cảnh bầu trời tiếp giáp mặt đất,  để giảng nghĩa các từ chân (chân người), chân bàn, chân núi, chân trời, 
- 2, 3 tờ phiếu khổ to phô tô. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS làm lại bài tập 2 ( Đặt câu để phân biệt nghĩa của 1 cặp từ đồng âm) – tiết Luyện từ và câu tuần trước. 
2- Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: phần nhận xét
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1. 
- Cho HS làm bài. GV dán 2, 3 phiếu đã chuẩn bị trước BT1 lên bảng. 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS làm bài bằng bút chì vào SGK (khi chưa có vở bài tập). 2 HS lên bảng làm bài. 
- Lớp nhận xét. 
Y
Nghĩa
Từ
a/ Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe. 
b/Phần xương cứng màu trắng, dùng dể cắn, giữ và nhai thức ăn. 
c/ Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng dể thở và ngữi. 
Tai
Răng
Mũi
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
a/ Răng (trong răng cào) dùng để cào, không dùng để cắn, giữ , nhai thức ăn. 
b/ Mũi (trong mũi thuyền) dùng để rẽ nước chứ không dùng để thở, 
c/ Tai(trong tai ấm) giúp người ta cầm ấm được dễ dàng để rót nước chứ không dùng dể nghe. 
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3. 
- Cho HS làm bài + trình bày. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 3: phần ghi nhớ
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ. 
Hoạt động 4: luyện tập
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 
- Cho HS làm bài (GV dán 2 phiếu đã chuẩn bị BT1 lên bảng lớp)
- Cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng:
- Cả lớp sửa bài trong SGK. 
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi. 
- Đại diện từng cặp trao đổi. 
- Lớp nhận xét 
- 1HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. 
- Lớp nhận xét. 
- 2 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm. 
- 2, 3 HS không nhìn SGK, nhắc lại nội dung Ghi nhớ. Các em có thể lấy lại ví dụ trong sách để minh họa cho nội dung cần ghi nhớ. 
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS làm việc cá nhân, mỗi em dùng viết chì gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ mang nghĩa chuyển. 
- 2 HS lên làm trên phiếu
- Lớp nhận xét. 
G
G
Y
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
a/ Mắt trong Đôi mắt của bé mở to. 
b/ Chân trong Bé đau chân. 
c/ Đầu trong Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. 
a/ Mắt trong Quả na mở mắt. 
b/ Chân trong Lòng takiềng ba chân. 
c/ Đầu trong Nước suối đầu nguồn rất trong. 
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2. 
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
3- Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở càng nhiều càng tốt các ví dụ về nghĩa chuyển của các từ lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng  em đã biết (BT2, phần Luyện tập). 
- Chuẩn bị bài : “ Luyện tập về từ nhiều nghĩa”. 
- HS sửa bài trong SGK theo lời giải đúng. 
- 1HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS làm việc cá nhân. Các em viết ví dụ tìm được ra nháp. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu. 
- Lớp nhận xét. 
G
 DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Ngày..tháng..năm. Ngày tháng..năm
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Khoa học
Tuần: 07 –Bài: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
 Tiết: 13- (KTKN: 88, SGK : 28)
I – Mục tiêu : 
Biết nguyên nhân và phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
* KNS: 
-Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
-Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
*GDMT: Biết giữ vệ sinh xung qunh nơi ở.
II – Đồ dùng dạy học :
-Thông tin và hình trang 26,27 SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
ĐT
1– Ổn định lớp : 
2 – Kiểm tra bài cũ :
 -Nguyên nhân gây bệnh sốt rét?
 - Nêu cách đề phòng bệnh sốt rét?
 -Nhận xét
3– Bài mới : 
 – Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng “Phòng bệnh sốt xuất huyết”.
 – Giảng bài : 
 HĐ 1 : Thực hành làm bài tập trong SGK.
 * Mục tiêu:
 _ HS nêu được tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết.
 _ HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. 
 * Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc cá nhân.
 GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin,sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
 _Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
 Kết luận: 
 Sốt xuất huyết là bệnh do vi –rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
 Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gâ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_7_lop_5_moi.doc