Kế hoạch dạy học Toán lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Hồng Kham

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Toán lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Hồng Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học Toán lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Hồng Kham
PHềNG GD & ĐT TUY AN
TRƯỜNG THCS Lấ THÁNH TễNG
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MễN : TOÁN 8
Họ và tờn: Lấ THỊ HỒNG KHAM
Tổ: TOÁN – Lí – TIN 
Năm học: 2012 - 2013
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
BỘ MễN: TOÁN 8
I.CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1.Cơ sở:
- Dựa trờn tỡnh hỡnh thưc tế trỡnh độ của học sinh.
- Dựa vào chỉ tiờu được giao.
2. Đặc điểm tỡnh hỡnh:
- An Dõn là một xó thuần nụng, địa bàn rộng, giao thụng đường xỏ đi lại thuận lợi.
- Về phớa học sinh cũn nhiều hạn chế, điều kiện học tập cũn nhiều khú khăn.
 II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ, CHỈ TIấU VỀ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG
 1. Giảng dạy lý thuyờt:
 - Thực hiện đỳng, đầy đủ số tiết theo phõn phối chương trỡnh quy định.
 - Đổi mới phương phỏp dạy học phỏt huy tớnh tớch cực chủ động của học sinh.
 2. Thực hành:
 - Thực hiện đầy đủ nghiờm tỳc cỏc giờ thực hành theo phõn phối chương trỡnh quy định.
 3. Bồi dưỡng học sinh giỏi:
 - Phỏt hiện, bồi dưỡng cỏc học sinh cú khả năng, năng lực học toỏn vào cỏc buổi sỏng.
 4. Phụ đạo học sinh yếu:
 - Luụn luụn quan tõm giỳp đỡ học sinh yếu kộm bằng cỏch thường xuyờn kiểm tra, nhắc nhở đỳng lỳc.
 - Lập danh sỏch học sinh yếu bộ mụn, phụ đạo.
 5. Cỏc chỉ tiờu phấn đấu:
 - Giỏi: 16 học sinh, chiếm tỷ lệ: 14,3 % ; Khỏ: 27 học sinh, chiếm: 24,1 %
 - Trung bỡnh: 53 học sinh, chiếm: 47,3 % ; Yếu và kộm: 16 học sinh, chiếm: 14,3 %
 III. CÁC BIỆN PHÁP:
Soạn bài đầy đủ.
Học hỏi đồng nghiệp, thăm lớp dự giờ thờng xuyờn theo quy định. Tự tu dưỡng rốn luyện.
Thường xuyờn gần gũi học sinh quan tõm đến học sinh yếu nhiều hơn.
Kết hợp với phụ huynh học sinh, giỏo viờn chủ nhiệm, giỏo viờn bộ mụn để giỏo dục học sinh.
 IV. ĐIỀU KỆN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
Thực hiện nghiờm tỳc kế hoạch bộ mụn đề ra.
Cú cơ sở vật chất, sỏch giỏo khoa, tài liệu giảng dạy, đồ dựng thiết bị phục vụ cho dạy và học.
	Kế hoạch cụ thể từng chương
a. ĐẠI SỐ 8
Chương I : Phép nhân và phép chia đa thức
A. Mục tiêu của chương:
 Học sinh nắm vững các qui tắc về các phép tính: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, chia đa thức cho đơn thức, nắm vững thuật chia đa thức đã sắp xếp. 
- có kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia đơn thức, đa thức.
- Nắm vững các hằng đẳng thức đáng nhớ để vận dụng vào giải toán.
- Nắm chắc phương pháp nhân đa thức thành nhân tử.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Trong chương trình này, HS được thực hiện nhiều loại bài tập khác nhau, do đó phải cho HS quan sát nghiên cứu đặc điểm từng bài để có phương pháp giải.
- Cần rèn luyện cho HS nắm chắc về sự liên quan giữa các số mũ trong từng biến số, về giấu hiệu các hạng tử trong đa thức về sự liên quan giữa các hệ số của từng số hạng (hạng tử)
- Hệ thống các bài tập trong SGK đã có đủ từng thể loại với số lượng không nhiều và mức độ vừa phải nên HS phải rèn luyện và làm hầu hết trừ các bài giành cho HS khá giỏi. HS khá giỏi cần làm thêm một số bài tập trong các tài liệu bồi dưỡng, nâng cao
*****************************************
Chương II: Phân thức đại số
Mục tiêu của chương 
 Học xong chương này học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
Nắm vững và vận dụng thành thạo các quy tắc của bốn phép tính về phân thức đại số .
Nắm vững điều kiện của biến để phân thức được xác định và biết tìm điều kiện này trong những trường hợp mẫu là một nhị thức bậc nhất hoặc một đa thức dễ phân tích được thành tích của những nhân tử bậc nhất . Đối với phân thức hai biến chỉ cần tìm được điều kiện của biến trong những trường hợp đơn giản . Những điều này nhằm phục vụ cho việc học chương phương trình và bất phương trình bậc nhất tiếp theo và hệ phương trình hai ẩn ở lớp 9 .
Chuẩn bị : Giáo viên : bài soạn, sách giáo khoa, bảng.
Học sinh: Vở ghi, vở bài tập, vở nháp, sách giáo khoa, sách bài tập.
B) Phương pháp giảng dạy
 Các bài tập chủ yếu mang tính chất thực hành là chính, do đó học sinh phải được tăng cường thực hành làm bài tập. 
Phải dạy cho học sinh nắm chắc từng phần . Học sinh phaỉ được làm thành thạo các bài tập về rút gọn phân thức, quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức trước khi học các phép tính về phân thức .
 Làm thành thạo các phép tính ( Cộng , trừ, nhân, chia ) đối với hai phân thức trước khi sang các phép tính về nhiều phân thức .
 Trước khi thực hiện các phép tính về phân thức phải cho học sinh quan sát nhận xét về sự liên quan giữa các mẫu thức và tử thức, về dấu của các hạng tử và các hệ số của từng hạng tử .
Chọn phương pháp thích hợp có thể để học sinh thảo luận nhóm .
***********************************************
Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn 
A) Mục tiêu của chương :.
Học xong chương này học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
Hiểu khái niệm phương trình một ẩn và nắm vững các khái niệm như ; nghiệm và tập nghiệm của phương trình, bất phương trình tương đương, phương trình bậc nhất Hiểu và biết cách sử dụng thuật ngữ ( vế của phương trình, số thoả mãn hay nghiệm đúng phương trình, bất phương trình, phương trình vô nghiệm, phương trình tích). Biết dùng đúng chỗ đúng lúc các kí hiệu tương đương .
Có kỹ năng giải thành thạo và trình bày lời giải các phương trình có dạng quy định trong chương trình ( phương trình bậc nhất) phương trình quy về phương trình bậc nhất, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu .
Có kỹ năng giải và trình bày lời giải bài toán bằng cách lập phương trình ( loại toán dẫn đến phương trình bậc nhất một ẩn ).
B) Phương pháp giảng dạy :
 Dạy chắc từng phần, cho học sinh nắm chắc từng bước giải phương trình .
Tăng cường thực hành luyện tập, hướng dẫn học sinh tự giải các bài tập tương tự .
 Khi dạy học sinh giải các bài toán bằng cáhc lập phương trình cần làm cho học sinh làm tốt bước tóm tắt đề bài 
Chuẩn bị của giáo viên : bài soạn, sách giáo khoa, bảng.
Học sinh: Vở ghi, vở bài tập, vở nháp, sách giáo khoa, sách bài tập.
************************************************
Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
A) Mục tiêu của chương 
Hiểu về bất đẳng thức, tính chất của bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị hai vế hoặc vận dụng đơn giản tính chất của bất đẳng thức.
Biết giải một số bài toán có lời văn bằng cách lập bất phương trình bậc nhất một ẩn . Biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn hay không .
 Giải được các bất phương trình tích, bất phương trình thương .
B) Phương pháp giảng dạy :
Giáo viên không nên đưa ra các bài toán quá phức tạp mà nên đưa ra các bài tập tuy cách giải không khó nhưng có tình huống đặt ra cho học sinh phải suy nghĩ giải quyết để khắc sâu hơn sự ghi nhớ của mình tronh việc thức hiện các phép biến đổi tương đương .
 **************************************
B. hình học 8
I)Đặc điểm yêu cầu bộ môn theo tinh thần đổi mới 
 Môn hình học 8 giảm nhẹ chứng minh nhưng yêu cầu rèn luyện suy luận chứng minh được tăng dần từ lớp 7 đến lớp 9 . Sớm cung cấp các kiến thức, kết quả có nhiều ứng dụng trong thực hành tính toán và trong thực tiễn .
 Không dạy hình học không gian chỉ giúp học sinh hận biết một số vật thể trong không gian qua đó dần dần hình thành một số khái niệm cơ bản của hình học không gian. Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy lôgíc, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua môn toán. Định lý đường trung bình của tam giác được chuyển từ lớp 7 lên, các hệ thức lượng trong tam giác vuông được chuyển lên lớp 9 . Về bài toán dựng hình chỉ yêu cầu học sinh giải các yếu tố bằng số cho trước và trình bày lời giải theo hai bước là cách dựng và chứng minh .
Không yêu cầu học sinh biểu diễn các hình không gian, yêu cầu tăng cường luyện tập, thực hành, vận dụng kiến thức toán học để giải các bài toán thực tế luôn được nhấn mạnh trong chương trình . Cần tận dụng thời gian để rèn luyên kỹ năng.
II) Đặc điểm tình hình học sinh .
1) Thuận lợi 
Nhìn chung học sinh khối 8 tương đối ngoan, sĩ số học sinh ít phần lớn phụ huynh quan tâm mua đủ sách vở đồ dùng học tập cần thiết cho các em, một số gia đình còn mua sách nâng cao, sách bồi dưỡng cho các em tham khảo. Năm học này là năm học thứ ba thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung : Không tiêu cực trong thi cử, không có bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không còn học sinh ngồi nhầm lớp. Vì vậy phụ huynh và học sinh đã hiểu hơn và nhiệt tình hưởng ứng góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, trong các lớp đều có một bộ phận học sinh chăm ngoan, học giỏi gương mẫu thực hiện đầy đủ mọi nề nếp của lớp, có tinh thần giúp đỡ bạn bè vì vậy thúc đẩy phong trào thi đua học tập của lớp .
b) Khó khăn 
Bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều khó khăn đó là nhiều em học quá yếu đã mất gốc từ lớp dưới, trí tuệ kém phát triển gia đình lại không quan tâm đến việc học của các em chưa biết cách quản lý việc học ở nhà của các em vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng chung . còn nhiều gia đình quá khó khăn nên chưa giành thời gian cho các em trong việc học ở nhà, chưa đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho việc học tập của các em bên cạnh đó một số học sinh ý thức học tập trong lớp kém nên các em không tiếp thu được bài và làm ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn bên cạnh .
III: Biện pháp thực hiện 
Soạn bài kỹ trước khi lên lớp theo phương pháp đổi mới đầu tư vào việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho từng tiết học, kèm cặp học sinh, tổ chức bồi dưỡng học sinh phân nhóm đối tượng học sinh.
Tổ chức nhiều hình thức học tập phù hợp với từng tiết học như phương pháp hoạt động nhóm.. phát huy óc tư duy sáng tạo của học sinh thôi thúc học sinh phát hiện tìm tòi, khám phá kiến thức mới, tạo ra tình huống có vấn đề gây hứng thú học tập cho học sinh lôi cuốn học sinh vào tiết học, giới thiệu nhiều trò chơi sáng tạo .
Chấm chữa bài thường xuyên kịp thời, bổ sung kiến thức mà các em còn nắm chưa vững thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho học sinh, luyện các bài toán liên quan thực tế giúp học sinh hiểu sâu hơn . Các câu hỏi đặt ra phù hợp với đối tượng học sinh .
Kiểm tra vở ghi vở bài tập của học sinh thường xuyên, yêu cầu các em có đầy đủ SGK, dụng cụ học tập và vở nháp .
Giáo viên tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng để có kiến thức mở rộng cho các em .
Nghiên cứu tìm tòi phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện địa phương .
Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm .
Thườnh xuyên dự giờ thăm lớp kiến tập rút kinh nghiệm giờ dạy 
Đối với bộ môn hình học cần rèn luyện kỹ năng vẽ hình, kỹ năng lập luận, kỹ năng tìm tòi lời giải bài toán, kỹ năng khai thác bài toán .
IV) Kế hoạch cụ thể từng chương 
Chương 
Nội dung chính 
Đồ dùng dạy học
Phương pháp chủ yếu
Chương I 
Tứ giác
Tứ giác 
Hình thang 
Hình thang cân 
đường trung bình của tam giác, của hình thang 
Dựng hình bằng thước và com pa, dựng hình thang .
Đối xứng trục.
Hình bình hành.
Đối xứng tâm.
9. Hình chữ nhật 
10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước .
11.Hình thoi.
12.Hình vuông 
Bảng phụ, phiếu học tập , thước kẻ, com pa, bút chì, thước đo độ 
Trực quan sinh động, vấn đáp gợi mở. Thuyết trình.
Định hướng giáo viên ở ba mức yêu cầu học sinh trả lời.
Nhận xét đánh giá chốt kiến thức.
Thảo luận nhóm nêu vấn đề phương pháp tình huống.
II
Đa giác. Diện tích đa giác
Đa giác. Đa giác đều
Diện tích hình chữ nhật
Diện tích tam giác
Diện tích hình thang
Diện tích hình thoi
Diện tích đa giác
-Bảng phụ, phiếu học tập, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ.
Trực quan sinh động, vấn đáp gợi mở. Thuyết trình.
Định hướng giáo viên ở ba mức yêu cầu học sinh trả lời.
Nhận xét đánh giá chốt kiến thức.
Thảo luận nhóm nêu vấn đề phương pháp tình huống.
III
Tam giác đồng dạng
Định lí ta lét trong tam giác.
Địng lí đảo và hệ quả của định lí ta lét.
Tính chất đường phân giác của tam giác
Khái niệm hai tam giác đồng dạng
Trường hợp đồng dạng thứ nhất
Trường hợp đồng dạng thớ hai
Trường hợp đồng dạng thứ ba
Các thường hợp đồng dạng của tam giác vuông
ứng dụng thức tế của tam giác đồng dạng
-Bảng phụ, phiếu học tập, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ.
Trực quan sinh động, vấn đáp gợi mở. Thuyết trình.
Định hướng giáo viên ở ba mức yêu cầu học sinh trả lời.
Nhận xét đánh giá chốt kiến thức.
Thảo luận nhóm nêu vấn đề phương pháp tình huống.
IV
Hình lăng thụ đứng.
Hình chóp đều
Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật ( tiếp ) 
Thể tích hình hộp chữ nhật
Hình lăng trụ đứng
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Thể tích của hình lăng trụ đứng
B. Hình chóp đều
7. Hìng chóp đều và hình chóp cụt đều
8. Diện tích xung quanh của hình chóp đều
9. Thể tích của hình chóp đều 
-Bảng phụ, phiếu học tập, thước kẻ, compa, bút chì, thước đo độ.
Trực quan sinh động, vấn đáp gợi mở. Thuyết trình.
Định hướng giáo viên ở ba mức yêu cầu học sinh trả lời.
Nhận xét đánh giá chốt kiến thức.
Thảo luận nhóm nêu vấn đề phương pháp tình huống.
An Dõn, ngày 15 thỏng 8 năm 2012
GVBM
Lờ Thị Hồng Kham

Tài liệu đính kèm:

  • dock- ho-ch môn toán 8 nam 2012-2013.doc