PHẦN III: SOẠN THẢO VĂN BẢN PPPVVCphaanndbcfmdmshfmdcvcndlkl,liytrewsđpppppPPOIUY Tuần 29 Tiết 55, 56 Ngày soạn: 16/3/2017 Ngày dạy: Bài 3. CHỈNH SỬA VĂN BẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng: Như tài liệu HD học Tin học 6 - trang 159. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập. Năng lực hướng tới: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL CNTT-TT cụ thể gồm: Năng lực sử dụng, quản lí các công cụ của ICT, khai thác các ứng dụng thông dụng của ICT khác; năng lực nhận biết và ứng xử trong sử dụng ICT, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của xã hội Việt Nam; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của các công cụ ICT, bao gồm các khả năng tư duy về tự động hoá và điều khiển; năng lực khai thác các ứng dụng, các dịch vụ của công nghệ kĩ thuật số của môi trường ICT để học tập có hiệu quả ở các lĩnh vực khác nhau; năng lực sử dụng các công cụ và môi trường ICT để chia sẻ thông tin, hợp tác với mọi người. II. KẾ HOẠCH PHÂN CHIA BÀI DẠY: Tiết 1: Từ đầu cho đến hết mục B). Tiết 2: Từ mục C) cho đến hết . III. CHUẨN BỊ: Thầy : Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, đọc kỹ tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) trước khi lên lớp. Chuẩn bị phòng máy tính để hs thực hành. Trò : Đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ. Đọc trước bài học trong TLHDH. IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Gợi mở - vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm nhỏ; trực quan; luyện tập và thực hành; dạy học theo dự án; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; ... V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HĐ của học sinh Định hướng hoạt động của giáo viên Điều chỉnh HOẠT ĐỘNG ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC -Hs ổn định trật tự. -Hội đồng tự quản báo cáo tình hình lớp: sĩ số, trang phục, ... A - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1 (TLHDH-Tr 159) *HS thảo luận trong nhóm về các câu hỏi trong TLHDH và chia sẻ ý kiến với các nhóm khác . Hs đọc kĩ văn bản và chỉ ra lỗi sai. *Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm -Hd các nhóm hs trả lời các câu hỏi trong TLHDH nếu cần. -Y/c đại diện các nhóm HS trình bày kết quả trước lớp. *GV nghe ý kiến của các nhóm, uốn nắn những ý kiến chưa đúng. *GV đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi. *SP: 1. Thừa dấu cách giữa hai từ “tôi” và “chui”. 2. Thiếu dấu cách giữa hai từ “cái” và “giường”. 2. Thừa dấu cách trước dấu chấm câu và thiếu dấu cách sau dấu chấm câu. 4. Thừa dấu cách trước dấu phẩy. *Gv chuyển ý sang hđ tiếp theo. B - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Chỉnh sửa văn bản 1) Xóa và chèn thêm văn bản HĐ 2 (TLHDH-Tr 160) *Hs đọc nội dung trong TLHDH để biêt về cách chỉnh sửa VB. *Gv giao nhiệm vụ cho hs như nội dung trong TLHDH. -Hd các hs làm bài nếu cần *Gv chốt nội dung kiến thức cần nhớ như nội dung trong SHDH. BT HĐ 3 (TLHDH-Tr 161) -Đọc nội dung và trả lời câu hỏi trong TLHDH. .Hs trao đổi với bạn về cách sửa các lỗi sai trong soạn thảo VB mà đã chỉ ra ở phần khởi động. -Quan sát các nhóm hs làm việc. -Hd các nhóm hs làm bài nếu cần -Gọi đại diện một vài nhóm hs phát biểu. *SP: 1. xóa một dấu cách giữa hai từ “tôi” và “chui”. 2. thêm dấu cách giữa hai từ “cái” và “giường”. 2. Xóa dấu cách trước dấu chấm câu và thêm dấu cách sau dấu chấm câu. 4. Xóa bớt dấu cách trước dấu phẩy. 2) Sao chép văn bản HĐ 4 (TLHDH-Tr 161) -Đọc nội dung trong TLHDH để biết cách sao chép VB. *Gv giao nhiệm vụ cho hs như nội dung trong TLHDH. -Hd các hs làm bài nếu cần *Gv chốt nội dung kiến thức cần nhớ như nội dung trong SHDH. BT HĐ 5 (TLHDH-Tr 161) -HS đọc kĩ nội dung BT trong SHDH và trả lời câu hỏi trong TLHDH. *Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm như nội dung trong TLHDH -Quan sát các nhóm hs làm việc. -Hd các nhóm hs làm bài nếu cần (?) Trong VB trên, em có thể thực hiện thao tác sao chép với phần VB nào? Vì sao? (?) Theo em thao tác sao chép có lợi ích gì trong soạn thảo VB? -Gọi đại diện một vài nhóm hs phát biểu. ĐS: a) Trong văn bản trên, em có thể thực hiện thao tác Copy với dòng thơ “Trăng ơi từ đâu đến” vì dòng thơ này được lặp lại ba lần. b) Trong trường hợp có những phần văn bản lặp lại thì nếu sử dụng thao tác Copy em sẽ không phải gõ văn bản đó nhiều lần. *Gv chuyển ý sang hđ tiếp theo. 3) Di chuyển văn bản HĐ 6 (TLHDH-Tr 162) -Đọc nội dung trong TLHDH để hiểu về di chuyển VB. *Gv giao nhiệm vụ cho hs như nội dung trong TLHDH. -Hd các hs làm bài nếu cần *Gv chốt nội dung kiến thức cần nhớ như nội dung trong SHDH. *Gv y/c hs làm BT trong SHDH. BT HĐ 7 (TLHDH-Tr 162) -HS đọc kĩ nội dung BT trong SHDH và trả lời câu hỏi trong TLHDH. *Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm như nội dung trong TLHDH -Quan sát các nhóm hs làm việc. -Hd các nhóm hs làm bài nếu cần (?) Trong 2 VB trên, phần VB nào đã được di chuyển vị trí? (?) Theo em phần VB đã di chuyển nên đặt vị trí nào hợp lí hơn? Vì sao? -Gọi đại diện một vài nhóm hs phát biểu. ĐS: Bài tập phần di chuyển văn bản: a) Trong hai văn bản trên, phần văn bản trích dẫn tên tác giả đã được di chuyển vị trí. b) Theo thể thức trình bày văn bản thì phần văn bản ở câu a) đặt ở vị trí dưới đoạn văn bản trích dẫn là hợp lí hơn.. *Gv chuyển ý sang hđ tiếp theo. C - HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP BT 1, 2 HĐ 8 (TLHDH-Tr 163) -Hs thực hiện trên máy tính. .HS sử dụng phần mềm Word để hoàn thành các bài tập. *Gv giao nhiệm vụ cho hs: . Soạn thảo văn bản như nội dung trong SHDH. . Lưu VB với tên Trang_oi.docx. (khi soạn thảo cần chú ý thực hiện các thao tác sao chép và các thao tác chỉnh sửa VB đã được học để có một VB đúng quy cách) -Quan sát các hs làm việc. -Hd các hs làm bài nếu cần -Kiểm tra một vài hs thực hiện một số thao tác trên máy. *GV có thể cho HS kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau. Gv tổng kết nội dung học trên lớp và định hướng cho HS tự học với hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng. D - HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 9 *HS tìm hiểu mục D (TLHDH-Tr 163) *GV dặn dò và hướng dẫn HS gửi bài qua e-mail. GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác bằng cách kiểm soát việc HS đã gửi bài làm qua e-mail cho mình và có e mail xác nhận. *Gv khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS. E - HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG HĐ 10 *HS tìm hiểu mục E (TLHDH-Tr 164) -Gv hd hs và y/c hs về nhà làm. Đáp án gợi ý: 1. Nút lệnh Undo (hoặc tổ hợp phím Crtl+Z): hủy thao tác vừa thực hiện. 2. Nút Redo (hoặc tổ hợp phím Crtl+Y): làm lại thao tác vừa bị hủy. Lạc Đạo, ngày 18 tháng 3 năm 2017 Người kiểm tra kí duyệt Đào Thị Hưởng
Tài liệu đính kèm: