Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 4 - Tiết 23: Học bài hát: Chim sáo - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Kim Biên

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 4 - Tiết 23: Học bài hát: Chim sáo - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Kim Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 4 - Tiết 23: Học bài hát: Chim sáo - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Kim Biên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Môn: Âm nhạc 	 Ngày dạy: 20/02/2017
Tiết: 23 Học hát bài: CHIM SÁO 
 Dân ca Khơ- me (Nam Bộ)
	 Sưu tầm: Đặng Nguyễn
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ-me ở Nam Bộ.
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách.
2. Kỹ năng
- Rèn học sinh (HS) hát đúng giai điệu, rõ lời, hát hòa giọng với bạn.
- Rèn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
* Với học sinh năng khiếu (HSNK):
- Hát đúng giai điệu, lời ca. 
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách chính xác.
- Thể hiện đúng tính chất của bài hát.
3. Thái độ
- HS yêu dân ca, đoàn kết với các dân tộc anh em, yêu quý và bảo vệ các loài chim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên 
- Nhạc cụ, bảng trình chiếu, mũ đội hình chú chim.
Học sinh
- Thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: (1 phút) 
- HS khởi động giọng bằng bài hát: Chú ếch con theo âm “la”.
- Giáo viên (GV) nhận xét.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Mời 2 HS lên bảng hát kết hợp vận động phụ họa bài hát Bàn tay mẹ.
- GV nhận xét.
Mời 2 HS đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 6.
GV nhận xét.
3. Bài mới: (32 phút)
 a. Giới thiệu bài: (3 phút)
- Cho HS xem đoạn video ngắn giới thiệu về điệu múa của dân tộc Khơ-me.
- Các em có biết đây là điệu múa của dân tộc nào không?
 - HS trả lời: Dân tộc Khơ-me.	
- Dân tộc Khơ-me tập trung sinh sống tại các tỉnh Nam Bộ nước ta. Và chùa Khơ-me là tụ điểm sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Nền văn hóa của dân tộc Khơ-me rất độc đáo với trang phục rất đẹp và nhiều lễ hội.
 - Và hôm nay cô sẽ dạy cho các em một bài hát của dân tộc Khơ-me, tên bài hát đã bị giấu sau những ô màu. Cô sẽ mở lần lượt từng ô màu, các em hãy đoán thử nhé!
- HS trả lời: Chim Sáo 
- À! Đúng rồi đó cũng chính là tên bài hát mà hôm nay các em được học. Bài hát Chim Sáo (dân ca Khơ-me (Nam Bộ); sưu tầm: Đặng Nguyễn).
- Gọi HS nhắc lại tên bài học.
- Bài hát có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, lời ca mộc mạc, giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một miền quê.
- GV giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Đặng Nguyễn
Tên thật là Đặng Hoành Loan, sinh năm 1943 tại Chương Mĩ, Hà Nội. Hiện nay ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông là một trong những nhạc sĩ năng động, sáng tạo trên nhiều lĩnh vực nên được nhận rất nhiều giải thưởng lớn do nhà nước trao tặng
b.Tiến trình các hoạt động: (29 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Học hát bài Chim sáo.
 (16 - 18 phút)
 Mục tiêu: HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát.
Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe hát mẫu đồng thời yêu cầu HS cảm nhận tính chất của bài hát.
- Mời HS nêu tính chất của bài hát.
- GV nhận xét.
- GV cho HS đọc lời ca.
- Giải thích từ “đom boong” nghĩa là quả đa.
- GV hát mẫu.
- GV hướng dẫn HS chia câu cho bài hát. Bài hát có 2 lời, chia thành 6 câu.
+ Câu 1: “Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay”
+ Câu 2: “Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay”
+ Câu 3: “Ngọt thơm đom boong ơi đàn chim vui bầy la là la la.”
 + Câu 4: “Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm”
+ Câu 5: “Trong rừng cây xanh tiếng đùa líu lo”
+ Câu 6: “Ngọt thơm đom boong ơi đàn chim vui bầy la là la la.”
- GV dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. 
- GV đàn câu 1, hát mẫu câu 1, bắt nhịp cho HS hát.
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- GV đàn câu 2, hát mẫu câu 2 cho HS so sánh câu 1 và câu 2.
- GV nhận xét.
 - GV bắt nhịp cho HS hát câu 2.
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có).
- Hướng dẫn cho HS hát nối câu 1 và câu 2.
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có).
- Mời 1 dãy HS hát lại câu 1 và 2
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- Mời 1 HS hát lại.
- Mời HS nhận xét bạn.
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- GV đàn câu 3, hát mẫu câu 3. Cho HS tìm những tiếng ca nào được hát luyến.
- GV đàn, bắt nhịp cho HS hát câu 3
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- Hướng dẫn HS hát nối câu 1, 2 và 3
- Mời 1 HS hát lại.
- Mời HS nhận xét bạn.
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- GV đàn câu 4 và câu 5, cho HS so sánh câu 4 và câu 5 có giai điệu giống với câu nào vừa học.
- GV chốt: Câu 4 và 5 giai điệu giống như câu 1 và câu 2.
- Cho cả lớp hát câu 4 và 5.
- GV nhận xét, sửa cho HS (nếu có) 
- GV đàn câu 6, cho HS so sánh giai điệu, lời ca câu 6 giống với câu nào vừa học.
- GV nhận xét
- Đàn cho HS lớp hát câu 6.
- Hướng dẫn HS hát nối câu 4, 5 và 6.
- GV hướng dẫn HS hát nối cả bài.
- Nhận xét, sửa cho HS (nếu có).
- GV cho HS nghe nhạc đệm bài hát.
- GV nhắc HS hát đúng tốc độ hơi nhanh, hát thể hiện tình cảm vui tươi, nhẹ nhàng và chú ý hát đúng giai điệu và lời ca.
- Cho HS lớp hát theo nhạc đệm
- Nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- Cho HS hát theo dãy.
- Mời HS nhận xét bạn.
- Nhận xét, sửa cho HS (nếu có).
- Cho HS hát theo nhóm 4.
- Mời HS nhận xét bạn.
- Nhận xét, sửa cho HS (nếu có).
- Mời 1 – 2 HS chưa hoàn thành hát lại bài hát.
- Mời HS nhận xét bạn.
- Nhận xét, sửa cho HS.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách. (7 - 9 phút)
Mục tiêu: HS biết hát kết hợp gõ đệm phách.
Cách tiến hành:
- GV làm mẫu cách gõ đệm theo phách câu 1 và câu 2. Mời 1 HS gõ đệm lại.
- GV nhận xét HS .
- Hướng dẫn và luyện tập cho HS gõ đệm theo phách.
- Cho HS lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Nhận xét, sửa cho HS (nếu có).
- Cho từng dãy HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Nhận xét, sửa cho HS (nếu có)
- Mời nhóm 4 hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Nhận xét, tuyên dương HS
- Mời 1 HS hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Nhận xét, tuyên dương HS
* Các em có thích trở thành những chú chim dễ thương không nào? Và bây giờ chúng ta sẽ hóa thân thành những chú chim và cùng hát thật vui vẻ nhé các em. Các em hãy đội những chiếc mũ dễ thương, cùng hát theo giai điệu và nhún chân nhịp nhàng khi hát nhé!
- Cho HS lớp hát theo giai điệu bài hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng.
- Nhận xét HS
- Mời vài HS thuộc lời lên bảng hát lại bài hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng (nếu còn thời gian).
- Mời HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 3: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù. (4 phút)
Mục tiêu: HS biết nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV nêu nội dung chính của bài đọc thêm.
- Mời HS đọc bài đọc thêm
- Chia HS thành 2 dãy, mỗi dãy trả lời 1 câu hỏi, HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Câu 1: Chàng Tiêu có những năng khiếu gì đặc biệt?
Câu 2: Trong nhà tù tinh thần người chiến sĩ như thế nào?
- GV kết luận: Khâm phục người chiến sĩ cách mạng, trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
- GV giới thiệu nhạc sĩ Đỗ Nhuận: Sinh năm 1922, quê ở Cẩm Bình, Hải Dương. Mất 1991.
Ông là Tổng thư kí đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu. Những bài hát nổi tiếng của ông như: Du kích sông Thao, Hành quân xa, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi
- HS ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Bài hát vui tươi, nhanh. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS ngồi ngay ngắn tập hát.
- HS hát theo hướng dẫn.
- HS chú ý lắng nghe
- Câu 1 và câu 2 có lời ca giống nhau, khác nhau là giai điệu chữ “bay” của câu 1 có luyến, chữ “bay” câu 2 không luyến.
- HS hát câu 2.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hát nối theo hướng dẫn.
- HS chú ý.
- HS hát nối câu 1 và 2.
- HS xung phong.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
- “chim”, “vui”, “la”
- Hát câu 3
- HS chú ý lắng nghe
- HS hát nối theo hướng dẫn
- HS xung phong
- HS nhận xét
- TL: Câu 4, câu 5 có giai điệu giống câu 1 và câu 2.
- HS hát.
- Câu 6 có giai điệu, lời ca giống câu 3.
- HS hát .
- HS hát nối .
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hát theo nhạc.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hát theo dãy.
- HS nhận xét, chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát, xung phong thực hiện.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS chú ý.
- HS thực hiện theo dãy.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS chú ý, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS xung phong
- HS nhận xét
- HS chú ý
- Anh làm những cây tiêu, đàn bầu, đàn tứ, nhị, và cả băng-giô, vi-ô-lông nữa.
- Tinh thần của các chiến sĩ vẫn rất lạc quan, yêu đời. 
- HS lắng nghe.
4. Củng cố dặn dò: ( 3 phút)
- Cho HS nhắc lại tên bài học.
- Cho HS hát theo giai điệu bài hát.
- GV mời HS nhắc lại nội dung bài hát: Bài hát có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, lời ca mộc mạc, giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một miền quê.
- Giáo dục học sinh: 
Các em hãy đoàn kết, gắn bó với dân tộc anh em, yêu quý và giữ gìn các làn điệu dân ca để dân ca luôn là niềm tự hào là bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta. Các em thấy đấy, sân trường mình có rất nhiều cây xanh và luôn có nhiều chú chim về đây hội tụ. Các chú chim vừa hót cho chúng ta nghe vừa bắt sâu để sâu không phá hoại cây xanh. Vậy thì sau khi học bài này các em cần biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý các loài vật xung quanh chúng ta và trong đó có các chú chim dễ thương. Chúng ta không nên giết hại, săn bắn các loài chim, hãy để các chú chim được tự do cất tiếng hót yêu đời. 
- Nhận xét, tuyên dương HS tích cực, nhắc nhở HS chưa chú ý.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxAN_4_TUAN_23.docx