Kế hoạch bài dạy môn luyện từ và câu 5

doc 135 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1798Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn luyện từ và câu 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn luyện từ và câu 5
. Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu5
Ngày soạn: ngày dạy: Thứ 
Bài 1: Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
 - Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét
- Giấy khổ to , bút dạ
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩa( ghi bảng)
 2. Dạy bài mới
 a) Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1 phần nhận xét. Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ in đậm . Yêu cầu mỗi HS nêu nghĩa của 1 từ.
- Gv chỉnh sửa câu trả lời cho HS 
- CH: em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?
GV kết luận: những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướng dẫn:
+ cùng đọc đoạn văn.
+ thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn.
+ Đọc đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí xcác từ đồng nghĩa. + So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa
- Gọi HS phát biểu
- HS đọc yêu cầu Cả lớp suy nghĩ tìm hiểu nghĩa của từ
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ Xây dựng: làm nên công tình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+ kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn
+ Vàng xuộm: màu vàng đậm
+ vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên
+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
- Từ Xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra 1 hay nhiều công trình kiến trúc.
- Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm 
- - 2 HS phát biểu nối tiếp nhau phát biểu về từng đoạn, cả lớp nhận xét và thống nhất:
+ Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựngcó thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.
+ Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thayđổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.
 Kết luận: Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
 Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi cảm giác có vị ngọt. những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
CH: thế nào là từ đồng nghĩa?
 Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
 Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
 b) Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Yêu cầu HS lấy ví dụ từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
- GV gọi HS trả lời và ghi bảng 
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS đọc SGK 2 HS đọc to
- HS thảo luận
- HS trả lời:
+ Từ đồng nghĩa: Tổ quốc- đất nước, yêu thương- thương yêu
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lựn- heo, má- mẹ.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì- đen kịt, đỏ tươi- đỏ ối.
 Kết luận: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. những tườ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau khi nói viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu hay sắc thái biểu lộ tình cảm. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khi sử dụng vì chúng chỉ có 1 nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau.
 3. Luyện tập
Bài tập 1
- gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Gọi HS đọc từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi bảng
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng làm
CH: Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước nhà, non sông vào 1 nhóm?
 CH: Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Chia nhóm , phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm 
- Nhóm nào làm xong dán lên bảng, đọc phiếu của mình
GV nhận xét và kết luận các từ đúng
 Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc
- HS thảo luận
+ nước nhà- non sông
+ hoàn cầu- năm châu
- Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.
+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi khắp thế giới.
- HS đọc 
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm
- Các nhóm trình bày bài
- nhóm khác nhận xét bổ xung
 Víêt đáp án vào vở
+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, đềm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ..
+ học tập: học, học hành, học hỏi....
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 5-7 HS nêu câu của mình
HS khác nhận xét 
 VD: Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.
 Những ngôi nhà xinh xắn bên hàng cây xanh
 chúng em thi đua học tập. Học hành là nhiệm vụ của chúng em.
Chiếc máy xúc khổng lồ đang xúc đất đổ lên xe ben.
4. Củng cố dặn dò
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- Nhận xét câu trả lời 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
Bài 2: Luyện tập về từ đồng nghĩa
 I. Mục tiêu
 Giúp HS: 
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho
- Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
- rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa
 II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Từ điển HS
- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng
 III. Các hoạt động- dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- GV nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới
a) giới thiệu bài: Các em đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Tiết học này các em cùng thực hành tìm từ đồng nghĩa, luyện tập cách sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp
b) Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- yêu cầu HS đọc nội dung bài
- Tổ chức HS thi tìm từ theo nhóm viết vào phiếu bài tập
- Các nhóm trình bày lên bảng
- GV kết luận
 Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- GV nhận xét bài 
 Bài tập 3
- Tổ chức HS làm bài theo nhóm
 - GV nhận xét 
Đáp án: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả
- HS đọc bài hoàn chỉnh
KL: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi
3. Củng cố- dặn dò: NX giờ học 
- 3 HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Hoạt động nhóm, cùng sử dụng từ điển , trao đổi để tìm từ đồng nghĩa
a) Chỉ màu xanh
b) chỉ màu đỏ
c) chỉ màu trắng
d) chỉ màu vàng
- Các nhóm nhận xét cho nhau
- HS theo dõi GV nhận xét rồi viết các từ đồng nghĩa vào vở
- HS đọc yêu cầu 
- 4 HS lên làm trên bảng lớp
- HS nhận xét bài của bạn
VD: 
+ Buổi chiều, da trời xanh đậm, nước biển xanh lơ.
+ canhd đồng xanh mướt ngô khoai.
+ Bạn nga có nước da trắng hồng
+ ánh trăng mờ ảo soi xuống vườn cây làm cho cảnh vật trắng mờ
+ hòn than đen nhánh.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 4 HS 1 nhóm thảo luận 
- 1 HS lên làm bài trên bảng lớp
- Lớp nhận xét
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
:
Bài 3 : Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
 I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc
 II. đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to bút dạ 
- Từ điển HS 
 III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 4 HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa và dặt câu với từ vừa tìm 
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
 + Thế nào là từ đồng nghĩa?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa và thực hành luyện tập về từ đồng nghĩa. Bài học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về Tổ Quốc, tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc và rèn luyện kĩ năng đặt câu.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 1 nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, một nửa còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu, viết ra giấy nháp các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- Gọi HS phát biểu , GV ghi bảng các từ HS nêu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
H: Em hiểu Tổ Quốc có nghĩa là gì ? 
GV giải thích: Tổ Quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ Quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó 
 Bài 2
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp 
- Gọi HS trả lời. GV ghi bảng 
- GV nhận xét kết luận 
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hoạt động nhóm 4
+ phát giấy khổ to, bút dạ
+ GV có thể gợi ý
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu bài làm lên bảng, đọc phiếu
- GV ghi nhanh lên bảng
- Nhận xét khen ngợi 
H: Em hiểu thế nào là quốc doanh? Đặt câu với từ đó?
H: Quốc tang có nghĩa là gì/ Đặt câu với từ đó
 Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV nhận xét sửa chữa cho từng em
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ ngữ: quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ, nơi chôn rau 
GV: quê cha đất tổ, quê mẹ, quê hương, nơi chôn rau..., cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâo đời, gắn bó với nhau, với đất đai, rất sâu sắc. Từ tổ Quốc có nghĩa rộng hơn các từ trên..
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu:
+ HS 1: chỉ màu xanh
+ HS 2: chỉ màu đỏ
+ HS 3: chỉ màu trắng
+ HS 4: chỉ màu đen
- HS nối tiếp nhau trả lời, lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài theo yêu cầu 
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Bài thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông
+ bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương
- Tổ Quốc: đất nước , được bao đời xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận
- Tiếp nối nhau phát biểu 
+ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc: đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà
- 2 HS nhắc lại từ đồng nghĩa
- Lớp ghi vào vở
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm và viết vào phiếu bài tập 
- Nhóm báo cáo kết quả 
nhóm khác bổ xung 
- HS đọc lại bảng từ trên bảng mỗi HS dưới lớp viết vào vở 10 từ chứa tiếng quốc ( quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc khánh, quốc ngữ, quốc sách, quốc dân, quốc phòng quốc học, quốc tế ca, quốc tế cộng sản, quốc tang, quốc tịch, quuốc vương, ...)
- Quốc doanh do nhà nước kinh doanh 
VD: Mẹ em làm trong doanh nghiệp quốc doanh.
- Quốc tang: tang chung của đất nước 
VD: Khi Bác Đồng mất nước ta đã để quốc tang 5 ngày
- HS đọc yêu cầu
- 4 HS đặt câu trên bảng
- 8 HS lần lượt đọc bài làm của mình
+ Em yêu Sơn La quê em
+ Thái Bình là quê mẹ của tôi
+ Ai đi đâu xa cũng luôn nhớ về quê cha đất tổ của mình
+ Bà tôi luôn mong khi chết được đưa về nơi chôn râu cắt rốn của mình
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích theo ý hiểu:
+ quê hương: quê của mình về mặt tình cảm là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.
+ Quê mẹ: quê hương của người mẹ sinh ra mình
+ Quê cha đất tổ: nơi gia đình dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu đời có sự gắn bó tình cảm sâu sắc
+ Nơi chôn rau cắt rốn: nơi mình sinh ra , nơi ra đời, có tình cảm gắn bó tha thiết 
Ngày soạn:	 Ngày dạy:
Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Tìm được từ đồng nghĩa phân loại các từ đồng nghĩa thành nhóm thích hợp
- Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ
- Giấy khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS lên bảng mỗi HS đặt 1 câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc các từ có tiếng Quốc mà mình vừa tìm được. Mỗi hS đọc 5 từ
- Nhận xét bài làm trên bảng của bạn
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay các em cùng luyện tập về từ đồng nghĩa, viết 1 đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn
- Nhận xét kết luận bài đúng: các từ đồng nghĩa; mẹ, má, u, bầm, bủ, mạ
 Bài 2
- HS đọc yêu cầu
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho nhóm và hoạt động nhóm theo yêu cầu sau:
+ đọc các từ cho sẵn
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ.
+ Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong phiếu
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, 
- GV nhận xét KL lời giải đúng
H: các từ ở từng nhóm có nghĩa chung là gì?
 Bài 3
- HS đọc yêu cầu bài
- yêu cầu HS tự làm bài
- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu
- 3 HS lên bảng đặt câu
- 3 HS đứng tại chôc đọc bài : vệ quốc, ái quốc, quốc ca, quốc gia, quốc dân, quốc doanh, quốc giáo, quốc hiệu, quốc học, quốc hội, quốc huy, quốc khánh, quốc kì, quốc sách, 
- HS nhận xét ý kiến 
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bài của bạn
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm 4
Các nhóm từ đồng nghĩa
1
2
3
bao la
lung linh
vắng vẻ
mênh mông
long lanh
hiu quạnh
bát ngát
lóng lánh
vắng teo
thênh thang
lấp loáng
vắng ngắt
- N1: đều chỉ một không gian rộng lớn, rộng đến mức vô cùng vô tận
- N2: đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào
- N3: đều gợi tả sự vắng vẻ không có người không có biểu hiện hoạt động của con người.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài, đọc bài của mình 
- Lớp nhận xét
- 3 HS đọc bài của mình làm trong vở
 VD: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát. Đứng ở đầu làng nhìn xa tắp, ngút tầm mắt.Những làn gió nhẹ thổi qua làn sóng lúa dập dờn. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ ven bờ sông. ánh nắng chiều vàng chiếu xuống mặt sông lấp lánh.
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
 Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Bài 5: Mở rộng vốn từ: nhân dân
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Mở rộng và hệ thống hoá một số từ ngữ về nhân dân
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ về nhân dân và thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân VN
- Tích cực hoá vốn từ của HS: tìm từ, sử dụng từ
II. Đồ dùng dạy- học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa 
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
Tiết luyện từ hôm nay các em cùng tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ về nhân dân.
 2. Hường dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV viết sẵn lên bảng lớp
Các nhóm từ:
 a) Công nhân
 b) Nông dân
 c) Doanh nhân
 d) Quân nhân
 e) trí thức
 g) Học sinh
 Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- HS đọc thành ngữ , tục ngữ trên
 Bài tập 3
 HS đọc nội dung bài
- lớp đọc thầm truyện con rồng cháu tiên
- HS làm vào vở
- HS nối tiếp nhau trả lời miệng
 3. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Yêu cầu về làm lại các bài tập 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình
- HS cả lớp theo dõi, ghi lại các từ đồng nghĩa mà bạn sử dụng.
- HS nhận xét đoạn văn của bạn, đọc các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm 2
- 1 HS lên bảng làm bài tập
a) Thợ điện, thợ cơ khí
b) Thợ cấy, thợ cầy
c) Tiểu thương, chủ tiệm
d) Đại uý, trung uý,..
e) Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g) HS tiểu học, HS trung học..
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở bài tập.
- HS trả lời:
+Chịu thương chịu khó: Cần cù chăm chỉ..
+ Dám nghĩ dám làm: Mạnh dạn táo bạo có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
+ Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc
+ Muôn người như một: đoàn kết thống nhất ý chí và hành động.
+ Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
- HS đọc nội dung bài
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS trả lời
VD: Cả lớp đồng thanh hát một bài
 Ngày thứ hai cả trường mặc đồng phục
...
 Ngày soạn: ngày dạy:
Bài 6: Luyện tập về từ đồng nghĩa
 I. Mục tiêu
1. Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn đoạn văn.
 2. Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm người VN đối với quê hương đất nước.
 II. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bút dạ, 2 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 1
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- KT lại bài tập 3
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài : luyện tập về từ đồng nghĩa
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK và làm bài vào vở.
- GV dán bài tập lên bảng, phát bút dạ và gọi 3 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2
- HS đọc nội dung bài tập
- GV giải nghĩa từ Cội: (gốc) trong câu tục ngữ lá rụng về cội
- Gọi 1 HS đọc lại 3 ý đã cho
 Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu
- Gọi HS trả lời
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học 
- Về làm lại bài tập vào vở
- 3 HS làm bài tập 3
- HS nghe
- HS đọc 
- 3 HS lên bảng làm
- HS đọc lại đoạn văn đã làm
Lệ đeo ba lô, thư xách túi đàn, Tuấn các thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo.
- HS đọc
- HS nghe
- HS đọc
- lớp trao đổi thảo luận và trả lời
- Lớp đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ trên.
- HS đọc 
+ Trong sắc màu, màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lẫy, gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu của lá cờ Tổ Quốc, màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng đội viên, màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa , màu đỏ tía của mào gà , màu đỏ au trên đôi má em bé...
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
Bài 7: từ trái nghĩa
 I. Mục tiêu: 
 1. Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa .
 2. Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt từ trái nghĩa 
 II. Đồ dùng dạy học
- bảng lớp viết nội dung bài tập 1, 2, 3 phần luyện tập
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- HS đọc đoạn văn miêu tả sắc đẹp của những sự vật theo một ý , một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu.
 - GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: từ trái nghĩa
 2. Nội dung bài 
 * Phần nhận xét
 Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
 H: hãy so sánh nghĩa của các từ in đậm: phi nghĩa, chính nghĩa
GV: phi nghĩa và chính nghĩa là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
 Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu bài tập
H: Tìm từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau?
GVnhận xét và giải nghĩa từ vinh: được kính trọng, đánh giá cao. 
Nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài 
H: cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người VN ta?
 * Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
 * Luyện tập
 Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi 4 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét 
 Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS lên bảng làm
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
 Bài tập 3
- HS nêu yêu cầu
- HS trao đổi và thi tiếp sức.
 Bài tập 4
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở 
 3. củng có dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS học thuộc các thành ngữ.
- HS trả lời 
- HS đọc yêu cầu 
+ Phi nghĩa: trái với đạo lí, cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
+ Chính nghĩa: Đúng với đạo lí, Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải chống lại cái xấu, chống lại áp bức bất công 
- HS đọc
+ Sống/ chết , vinh/ nhục
+ cách dùng từ trái 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LTCâu cả năm.doc