Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội về các câu chuyện Ngữ văn lớp 9

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1008Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội về các câu chuyện Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội về các câu chuyện Ngữ văn lớp 9
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÁC CÂU CHUYỆN
1. Thế nào là bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí?
	Nghị luận về một vấn để tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,... của con người.
	Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
	Yêu cầu về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
2. Cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề (về tác giả, xuất xứ, vấn đề nghị luận...).
- Nêu vấn đề (Trích dẫn vấn đề nghị luận: câu nói, hiện tượng...).
- Chuyển ý.	
b. Thân bài (Giải thích vấn đề, bàn bạc mở rộng)
- Tóm tắt ngắn gọn lại câu chuyện và nêu ý nghĩa (thay phần giải thích vấn đề).
- Chứng minh sự đúng đắn hoặc sai trái của vấn đề.
- Nhận định, đánh giá vấn đề (Biểu dương thái độ đúng hoặc lên án phến phán thái độ sai trái).
c. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận (đúng hay sai, tốt hay xấu).
- Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Đề 1: Suy nghĩ về câu chuyện "Bàn tay yêu thương":
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển chuyện tranh”.  Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẩu”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.
Cô giáo ngẫn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người. Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là nguồn động viên an ủi, động lực đễ những con người bất hạnh trong cuộc sống có động lực để tiếp tục sống tốt đẹp hơn, vươn lên vượt qua mặc cảm, mang mọi ngưới xích lại gần nhau hơn. Câu chuyện “Bàn tay yêu thương” đã phần nào nói lên đc điều đó.
Câu chuyện ngắn kể về tình cảm giữa em học sinh tên là Douglas và cô giáo. Vào giờ ra chơi, cô giáo thường dắt tay Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, không được may mắn như những bạn cùng trang lứa. Em đã vẽ bàn tay cô để thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân của em đối với cô. Qua câu chuyện đã giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương. Tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực vươn lên cho họ trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những bất hạnh của bản thân. Tình yêu thương không chỉ được bộc lộc qua những lời nói, động viên, mà còn được thể hiện qua chính những hành động nhỏ bé nhưng hết sức chân thành.
Quả thật như vậy, câu chuyện khiến mọi người hiểu rằng nếu tình yêu thương được xuất phát bằng cả tấm lòng sẽ mang lại giá trị lớn lao trong cuộc sống. Tình yêu thương của cô giáo được thể hiện qua một hành động nhỏ là dắt tay em vào giờ ra chơi, giúp e hòa đồng cùng bè bạn. Nhưng chính việc làm nhỏ bé ấy đã mang lại cho ... ý chí vượt qua mặc cảm, khuyết tật của bản thân. Cô giáo đã gửi hết vào đó tất cả tấm lòng yêu thương chân thành đối với đứa học trò nhỏ. Cô vô tư thể hiện tình cảm của mình đối với em và mong muốn em sẽ được vui vẻ như những bạn khác. Tuy việc làm nhỏ nhưng đã khiến cho em bé cảm thấy được bù đắp một phần thiếu xót trong mình, làm cho em cảm thấy được an ủi. Chính vì thế ... đã rất biết ơn cô giáo và thể hiện niềm tri ân của em qua việc vẽ hai bàn tay cô. Không chỉ bằng kiến thức môn vẽ đã giúp e hoàn thành bức tranh mà chính tất cả tấm lòng biết ơn cô khi được đưa vào đó đã giúp bức tranh hoàn mỹ hơn. Chính hành động của em đã làm cô giáo cảm thấy thật sự vui và bất ngờ. Vì cô biết... đã nhận ra được tình cảm của cô dành cho em. Trong cuộc đời, có biết bao con người bất hạnh và cần giúp đỡ , dù đây chỉ là tình yêu thưỡng giữa con người với con người được thể hiện qua những hành động nhỏ bé nhất. Đôi khi những cử chỉ thoạt tưởng bình thường nhưng đấy lại chính là biểu tượng của tình yêu thương.
Tuy nhiên, trong cuộc sống quanh ta vẫn thường bắt gặp những con người thờ ơ, chế giễu nỗi bất hạnh của người khác. Đôi khi trở thành những con người vô tâm, nhỏ nhen, đi ngược lại với đạo lí truyền thống “thương người như thể thương thân" của dân tộc ta. Đó là những con người đáng bị lên án và phê phán. Vì thế hãy thể hiện niềm yêu thương người khác qua những việc làm nhỏ nhoi. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi tình yêu thương, tri ân được san sẻ cho nhau.
Nói tóm tại, đối với mỗi học sinh chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương thầy cô, bè bạn. Mọi người không nên nghĩ rằng việc làm nhỏ là vô ích. Đôi khi đấy là cả một động lực giúp người khác vươn lên bất hạnh. Vì yêu thương là không có giới hạn và khi trao niềm yêu thương cho ai đó, nó sẽ có giá trị đích thực, lớn lao khi được xuất phát bằng cả trái tim và không toan tính.
=================
Đề 2: Nêu suy nghĩ về câu chuyện "Chiếc bình nứt":
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiêc bình lành rất hãnh diện về sư hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: ‘'Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra “Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giông hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?”.
Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.
Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹpVết nứt là tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.
Quả thật như vậy, con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình. Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường. Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông. Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đời, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bởi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mắt lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều người nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cứ mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Và cũng vì thế họ luôn sống gò bó, khép mình, tự ti, thiếu tự tin, nghị lực sống. Đó là những suy nghĩ tiêu cực, kiềm hãm sự cố gắng vươn lên của mỗi bản thân chúng ta. Vì thế, mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp.
Nói tóm lại, câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời
=================
Đề 3: Suy nghĩ về câu chuyện "Cái kén bướm":
Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hìnhNhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình. Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ gây ra hậu quả. Đó là lời khuyên từ câu chuyện "Cái kén bướm"? Vậy chúng ta có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa câu chuyện ấy?
Chuyện kể về một cậu bé tìm thấy cái kén bướm khó khăn chui qua cái lỗ nhỏ. Cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Và từ đấy chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội: Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công. Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.
Quả đúng như vậy, khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này. Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mình mong muốn. Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, có trắc trở và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận và vượt qua. Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ. Trong cuộc sống, sự giúp đỡ luôn đáng quý và cần thiết. Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ mất đi cơ hội để rèn luyện, trưởng thành, thiếu đi kỹ năng sống, không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này. Hậu quả, khiến người được giúp sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên. Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc). Những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay còn nhiều bạn trẻ sống thiếu niềm tin, kông có ý thức nghị lực tự vươn lên trong cuộc sống trong học tập. Họ hay thường có thái độ ỷ lại. Đó là những cách sống đáng bị chê trách. Bên cạnh đó cũng có những người có lòng tốt, muốn giúp đỡ người khác nhưng hời hợt, lại đặt tình thương và sự quan tâm ấy không đúng lúc, đúng chỗ nên gây ra những hậu quả đáng tiếc cũng cần phải rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Nói tóm lại, sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công. Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình. Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗ lực chứ không được ỷ lại hay dựa dẫm. Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm cho bướm nhỏ không bay được.
================
Đề 4: Suy nghĩ về câu chuyện "Hai biển hồ":
Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn... mà còn dạy cho ta những bài học quý báu của cuộc sống. Tôi mới học được một bài học tuyệt vời từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên trong câu chuyện"Hai biển hồ". Bài học đã được học nhiều trong sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?
Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là biển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho cây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn nhộn nhịp. Sở dĩ như thế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nên dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê sau khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác. Biển Ga-li-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trên chúng ta cần rút ra bài học: trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau.
Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ mỗi khi "tối lửa tắt đèn", là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn... Sự sẻ chia không phân biệt chủng tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà lão cùng khoác tay nhau qua đường... Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ bi

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC_BAI_VAN_NGHI_LUAN_XA_HOI_ON_THI_TUYEN_SINH_10.doc