Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9
HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN NGỮ VĂN 9
PHẦN
NỢI DUNG GỢI Ý
ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B; A; D; C.
D
C
D
A
B
A
C
B
C
C
A
D
B
Mỗi câu đúng được 0.25đ
II. TRẮC NGHIỆM
* Học sinh chọn 1 trong 2 câu.
* Câu 1: Suy nghĩ của em về hiện tượng quay cĩp, sử dụng phao trong thi cử ?
A. Yêu cầu chung:
- Thể loại: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Nội dung: hiện tượng quay cĩp trong kiểm tra ,thi cử của học sinh hiện nay.
- Luận điểm chính xác, rõ ràng, luận cứ phù hợp,sinh động, lập luận chặt chẽ.
- Sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự tăng sức hấp dẫn, sinh động trong bài viết.
- Bố cục: ba phần rõ ràng; phần thân bài cĩ thể tách đoạn theo các luận điểm nhỏ một cách hợp lý.
- Diễn đạt mạch lạc, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; hạn chế tối đa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
B. Dàn ý:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu về hiện tượng quay cĩp trong kiểm tra thi cử hiện nay của học sinh
- Đánh giá khái quát về hiện tượng này .
2. Thân bài: 
a. Biểu hiện của hiện tượng:
- Trước khi kiểm tra, học sinh chuẩn bị làm tài liệu photo, ghi âmKhi kiểm tra, quay ngang, ngĩ dọc nhìn bài bạn, mở tài liệu
 - Xảy ra ở mọi thời điểm kiểm tra, thi cử ( kiểm tra 15p, 45p, kiểm tra học kỳ thậm chí trong các kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp, vào cấp THPT...)
- Hình thức quay cĩp từ thủ cơng đơn giản đến tinh vi hiện đại (chép bài bạn bên cạnh, làm phao quay, ghi ra lịng bàn tay, bàn ghế, dùng điện thoại di động.....)
b. Nguyên nhân :
- Nguyên nhân chủ quan: 
+ Lười học, thiếu tự giác, chỉ muốn điểm cao nhưng lại khơng muốn học bài .
+ Khơng tự tin vào bản thân.
+ Khơng xác định được động cơ học tập đúng đắn (học vì điểm,vì sức ép của bố mẹ ,vì tiền...)
+ Thiếu lịng tự trọng, khơng tơn trọng bản thân mình (tự biến mình thành kẻ thiếu trung thực)
- Nguyên nhân khách quan :
+ Sức ép của bố mẹ.
+ Quy chế thi cử chưa nghiêm.
+ Căn bệnh thành tích
→ nguyên nhân chủ quan là quyết định.
c. Tác hại :
- Đối với bản thân:
+ Kết quả học tập khơng cao, khơng thực chất.
+ Kiến thức rỗng, khơng đáp ứng được yêu cầu của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này.
+ Thụ động trong suy nghĩ.
+ Tạo thĩi quen xấu : lời biếng, ỉ lại, dựa dẫm.
+ Thầy cơ, bạn bè mất lịng tin.
- Đối với gia đình: tốn tiền vơ ích, cha mẹ ảo tưởng về thực lực của con cái.
- Đối với giáo dục và xã hội :
+ Trước mắt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục : kết quả khơng thực chất, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống,uy tín của nhà trường giảm sút...)
+ Tạo ra một lớp cơng dân thụ động, yếu kém khơng cĩ đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng và phát triển đất nước.
d. Giải pháp :
- Tuyên truyền giáo dục để học sinh thấy được hậu quả của quay cĩp.
- Học sinh phải rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tự giác.
- Bạn bè phải đấu tranh trước hiện tựơng này, cần nhận thức rõ giúp bạn khơng phải là cho bạn chép bài.
- Cha mẹ khơng quá tạo áp lực cho con cái
- Cần cĩ quy chế thi cử kiểm tra thật nghiêm túc
- Thực hiện tốt khẩu hiệu: học thật,thi thật- chống căn bệnh thành tích trong nhà trường.
3. Kết bài : 
 - Khẳng định: đây là hiện tượng cần đấu tranh loại bỏ .
 - Hành động của bản thân....
* Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, cĩ chất văn chương. Với những bài khơng theo dàn bài trên cũng chấp nhận miễn là bám sát yêu cầu của đề. Bài làm của HS trừ các lỗi khơng quá 2 điểm.
__________
Câu 2: 	
I. MỞ BÀI:
- Th.Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống P và chống M.
- Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” lại tràn đầy sức sống như một bài ca thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước bước vào xuân và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ.
II. THÂN BÀI:
	1. Giới thiệu chung:
	Chảy giữa “Mùa xuân nho nhỏ” là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dạt dào, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống của đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đẩy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời. 
	2. Cảm nhận bài thơ:
KHỔ 1:	“Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
- “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”: 
+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím). 
	+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống. 
	+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
è Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
- “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”: 
	+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện.Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động. 
	+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà...
	+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
- “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:
 	+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
	+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
	+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình. 
	+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương. 
KHỔ 2:	
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
- Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của màu xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.
- Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:
	+ “Lộc” không nằm trên những cành non 
	+ “lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.
“Lộc giắt đầy quanh lưng
........................................
Lộc trải dài nương lúa”
	+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển......
è Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước. 
- “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”:
	+ Điệp cấu trúc + hai từ láy
	+ Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp. 
KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào.	
	“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước”
- Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải.
- Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao.
- Đất nước như vì sao / so sánh: chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại. 
3. Nhận xét đánh giá:
- Thể thơ năm chữ phù hợp với tâm trạng reo vui, dòng cảm xúc dạt dào của nhà thơ.
- Những hình ảnh thực, giản dị, tự nhiên kết hợp với những hình ảnh khái quát, giàu ý nghĩa tạo nên chiều sâu cho cảm xúc.
- Thanh Hải quan niệm mỗi người là một mùa xuân nhỏ góp phần tô điểm làm nên một mùa xuân chung rộng lớn.
III. Kết bài:
- Nhận ra tâm niệm của Thanh Hải: vấn đề lẽ sống, ý nghĩa của đời sống con người.
- “Mùa xuân nho nhỏ” thật sự đã góp thêm cho đời một khúc ca xuân.
- Bài học bản thân: “Đời người chỉ có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình...” (trích “Thép đã tôi thế đấy” – N. Ô-xtơ-rôp-xki-).
1 điểm
(1đ)
(1đ)
(1đ)
(2đ)
(1đ)
* YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC:
Chữ viết rõ ràng, khơng sai chính tả. Trình bày sạch sẽ.
Diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng. Bài làm có cảm xúc.
Câu 2 và câu 3 phải kết hợp phương thức phân tích, bình giảng.
An Giang, ngày 06 tháng 05 năm 2015
Người soạn
 Trần Quang Khải

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG_DAN_CHAM_MON_NGU_VAN_9_HKII_2014_2015.doc