Hóa học - Ôn tập: Amin - Amonoaxit - protein

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Ôn tập: Amin - Amonoaxit - protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Ôn tập: Amin - Amonoaxit - protein
ÔN TẬP: AMIN-AMONOAXIT-PROTEIN
Lí thuyết:
Câu 1: Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? 
	A. Tính bazơ của anilin lớn hơn của benzyl amin B. Benzyl amin và anilin đều được coi là amin thơm
	C. Tính tan của benzyl amin lớn hơn của anilin D. Dd benzyl amin và anilin đều đổi màu quỳ tím sang xanh.
Câu 2: Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc III có công thức phân tử là C5H13N?
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Câu 3: Hãy cho biết công thức nào sau đây của không đúng ?
	A. CH5N	B. C2H7N	C. C6H5N	D. C3H9N
Câu 4: Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính bazơ: (1) C6H5NH2 ; (2)C2H5NH2 ; (3)(C6H5)2NH. 
	A. (1) > (2) > (3) 	B. (2) > (1) > (3) 	C.(2) > (3) > (1) 	D. (3)> (2) > (1)
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
	A. C6H5NH3Cl + CH3NH2	B. C6H5NH3Cl + NH3	C. CH3NH3Cl + NH3 D. C6H5NH3Cl + AgNO3
Câu 6: Để phân biệt các chất lỏng là: anilin, alanin và stiren, người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây? 
	A. dung dịch HCl 	B. HNO2/HCl	C. quỳ tím ẩm	D. dung dịch Br2 
Câu 7 : Công thức cấu tạo của lysin là:
	A. HOOC-CH2CH2CH2CH2 CH(NH2)COOH	B. H2N-CH2CH2CH2CH(NH2)COOH
	C. H2N-CH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH 	D. H3N+-CH2CH2CH2CH2CH(NH2)COO- 
Câu 8: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là: 
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg
Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa phenylalanin (Phe)? 
	A. 3 	B. 5 	C. 6 	D. 4 
Câu 9: Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit? (peptit được hình thành từ các α-aminoaxit)
	A. H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH 	B. H2N-CH2CH2-CONH-CH2CONH-CH2COOH 
	C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH 	D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
Câu 10: Cho các chất và ion nào sau: ClH3N-CH2-COOH; (H2N)2C2H3-COONa; H2N-C3H5(COOH)2; H2N-CH2-COOH; C2H3COONH3-CH3; H2N-C2H4-COOH. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có tính chất lưỡng tính. 
	A. 3 	B. 2 	C. 4 	D. 5 
Câu 11: (B-2007). Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
	A. anilin, metyl amin, amoniac.	B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
	C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.	D. metyl amin, lysin, natri axetat.
Câu 12: Cho X là một aminoaxit (có 1 nhóm chức -NH2 và 2 nhóm chức –COOH) điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A.X không làm đổi màu quỳ tím	B.Khối lượng phân tử của X là một số lẻ 
C.KLPT của X là một số chẳn 	D.Hợp chất X phải có tính lưỡng tính
II. Bài tập:
Câu 13: Cho amin đơn chức X tác dụng với HNO3 loãng thu được muối amoni Y trong đó nitơ chiếm 22,95% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của amin là : 
	A. CH5N 	B. C4H11N	C. C2H7N 	D. C3H9N
Câu 14: Cho 0,1 mol amino axit X (H2N-R-COOH) tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch Y. Thể tích dung dịch NaOH 1M đủ để tác dụng hết với du ng dịch Y là: (MH=1, MC=12, MN=14, MCl=35,5, MO=16).
	A. 300 ml	B. 150 ml	C. 200 ml	D. 400ml 
Câu 15: Cho 30,0 gam hỗn hợp gồm bốn amin đơn chức, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 47,52 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
	A. 360 ml 	B. 240 ml 	C. 320 ml 	D. 180 ml
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X thu được 0,336 lít CO2; 0,405 gam H2O và 0,056 lít N2 (đktc). Vậy công CT p/tử của amin là: 
	A. C3H9N 	B. CH5N 	C. C6H7N 	D. C2H7N 
Câu 17: Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của aminoaxit là: 
	A. H2N-C3H6-COOH 	 B. H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH 
	C. H2N-C2H4-COOH 	D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH 
Câu 18: Cho 100,0 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80,0 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Vậy công thức của amino axit là: 
	A. H2N-C2H4-COOH 	B. H2N-C3H6-COOH 	C. H2N-CH2-COOH 	D. H2N-C3H4-COOH
Câu 19: Khi thuỷ phân hoàn toàn 750 gam protein X thì được 267 gam alanin. Nếu phân tử khối của X là 75 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là bao nhiêu? 
	A. 300 	B. 250 	C. 200 	D. 150
Câu 20: Đun nóng 0,1 mol tripeptit X có cấu trúc là Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được? 
	A. 39,9 gam 	B. 37,7 gam 	C. 35,5 gam 	D. 33,3 gam 
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2 amino axit no, mạch hở (có 1 nhóm amino và một nhóm cacboxyl) đồng đẳng kế tiếp thu được 11 gam CO2 và 5,4 gam nước. Hai amino axit đó là: (MH=1, MC=12, MN=14, MO=16).
	A. C3H7NO2 và C4H9NO2.	B. C4H9NO2 và C5H11NO2.	C. C2H5NO2 và C3H7NO2.	D.C3H5NO2 và C4H7NO2.
Tiết 10; ngày soạn 10/11/2016 	ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
Lí thuyết: 
Câu 1: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl. 	B. CH3-CH3. 	C. CH2=CH-CH3. 	D. CH3-CH2-CH3.
Câu 2: Trong số các loại tơ sau: 	(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n 	(2)[-NH-(CH2)5-CO-]n (3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n . Tơ nilon-6,6 là 	A. (1). 	B. (1), (2), (3). 	 C. (3). 	D. (2). 
Câu 3: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là	A. tơ tằm. 	B. tơ capron. 	C. tơ nilon-6,6. 	D. tơ visco.
Câu 4: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là 	A. tơ visco.	B. tơ capron.	C. tơ nilon -6,6. 	D. tơ tằm.
Câu 5: Monome được dùng để điều chế polipropilen là
	A. CH2=CH-CH3. 	B. CH2=CH2.	C. CH≡CH. 	D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 6: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
	A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 	B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
	C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. 	D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 7: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là 
	A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH. 
	C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH. 	D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH. 
Câu 8: Cho công thức:
Giá trị n trong công thức này không thể gọi là:
	A. hệ số polime hóa	B. độ polime hóa	C. hệ số trùng hợp	D. hệ số trùng ngưng
Câu 9: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
	A. amilozơ	B. glicogen	C. cao su lưu hóa	D. xenlulozơ 
Câu 10: Cao su buna – S có công thức là
Câu 11: Câu nào không đúng trong các câu sau:
A. Polime là hợp chất có khối lượng phân tử rất cao và kích thước phân tử rất lớn 
B. Polime khi đun nóng tạo chất lỏng nhớt, khi để nguội tạo chất rắn gọi là chất nhiệt dẻo
C. Protit không thuộc loại hợp chất polime	D. Các polime đều khó bị hoà tan trong các chất hữu cơ thông thường
Câu 12: Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?
	A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.
	B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng
	C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dd nhớt.
	D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.
II. Bài Tập: 
Câu 13: Khi clo hóa PVC (tỉ lệ 1:1) ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 14: Một loại polietilen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó xấp xỉ
	A. 920 	B. 1230 	C. 1529 	D. 1786
Câu 15: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ . Vậy, polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau ?
	A. poli(vinyl clorua).	B. polietilen.	C. tinh bột.	D. protein.
Câu 16: (6/64 SGK 12) Hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ, biết phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420 000, 250 000 và 1 620 000 bằng bao nhiêu? 
Câu 17: Viết PTHH điều chế PS, Nilon-6, nilon-6,6, cao su bu na-S, PMM, nilon-7.
Câu 18: Giải BT 4 trang 64 SGK.
Tiết 11, ngày soạn: 13/11/2016: 	Bài 14: VẬT LIỆU POLIME
Lí thuyết: 
Câu 1: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
 A. Phenol và fomandehit B. buta-1,3-dien và stiren 	 C. Axit ađipic và hexametylen điamin D. Axit - aminocaproic
Câu 2: Tơ nilon 6 – 6 là:
 A. Hexancloxiclohexan B. Poliamit của axit - aminocaproic
 C. Poliamit của axit ađipic và hexametylendiamin D. Polieste của axit adipic và etylen glycol
Câu 3: Dùng Polivinyl axetat có thể làm được vật liệu nào sau đây ?
 A. chất dẻo B. cao su C. Tơ 	D. Keo dán
Câu 4: Tơ sợi axetat được sản xuất từ: 
 A. Visco 	B. Vinyl axetat 	C. Axeton 	 	D. Este của xenlulozơ và axit axetic
Câu 5: Tơ visco là thuộc loại: 
 A. Tơ thiên nhiên có nguồn gốc thực vật B. Tơ tổng hợp
 C. Tơ thiên nhiên có nguồn gốc động vật D. Tơ nhân tạo
Câu 6: Chất nào sau đây không là polime?
 A. tinh bột 	B. thủy tinh hữu cơ C. isopren 	D. Xenlulozơ triaxetat
Câu 7: Tìm phát biểu sai:
 A. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi Xenlulozơ B. Tơ nilon 6-6 là tơ tổng hợp
 C. tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp D. tơ tằm là tơ thiên nhiên
Câu 8: Tìm câu đúng trong các câu sau :
 A. phân tử polime do nhiều phân tử nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên
 B. monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một
 C. sợi Xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng
 D. cao su lưu hóa là polime thiên nhiên của isopren
Câu 9 : Polime là chất rắn trong suốt có độ truyền ánh sáng cao, được dùng làm kính máy bay, kính ô tô, răng giả, xương giảđó là
 A. Cao su thiên nhiên B. polivinyl clorua C. polietylen 	D. plexiglas
Câu 10 : Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp?
 A. Teflon B. tơ capron C. tơ tằm D. tơ nilon
Câu 11 : Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là:
 A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ D. Sợi
Câu 12 : Nilon – 6,6 là một loại:	A. Tơ axetat. B. Tơ poliamit. C. Polieste. D. Tơ visco.
Câu 13 : Thủy tinh plexiglas là polime nào sau đây?
	A. Polimetyl metacrylat (PMM).	B. Polivinyl axetat (PVA).	
	C. Polimetyl acrylat (PMA). 	D. Tất cả đều sai.
Câu 14: Một polime Y có cấu tạo mạch như sau:	 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -
Công thức một mắc xích của polime Y là
	A. - CH2 - CH2 - CH2 -.	B. - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -.	C. - CH2 -.	D. - CH2 - CH2 -.
Câu 15: Polime có tính đàn hồi, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không thấm khí và nước; không tan trong nước, etanol, ...nhưng tan trong xăng, benzen, ...đó là 	
	A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ D. Sợi
Câu 16: Cao su buna - S được điều chế bằng :
	A. Phản ứng trùng hợp. 	 B. Phản ứng đồng trùng hợp. C. Phản ứng trùng ngưng. D. Phản ứng đồng trùng ngưng. 
Câu 17: Điền từ thích hợp vào trỗ trống trong định nghĩa về vật liệu compozit: "Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ... (1)... thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà ...(2)...
	A. (1) hai; (2) không tan vào nhau 	B. (1) hai; (2) tan vào nhau
	C. (1) ba; (2) không tan vào nhau	 	D. (1) ba; (2) tan vào nhau
Câu 18: Cho sơ đồ sau: CH4 ® X ® Y ® Z ® cao su buna. Tên gọi của X , Y , Z trong sơ đồ trên lần lượt là 	
	A. Axetilen, etanol, butađien.	B. Anđehit axetic, etanol, butađien. 
	C. Axetilen, vinylaxetilen, butađien.	D. Etilen, vinylaxetilen, butađien. 
II. Bài tập: 
Câu 19: Một polime X được xác định có phân tử khối là 78125 đvc với hệ số trùng hợp để tạo polime này là 1250. X là 
 A. PVC B. PP C. PE D. Teflon
Câu 20: Lấy lượng ancol và axit để sản xuất 1 tấn thủy tinh hữu cơ. Biết hiệu suất trùng hợp là 80% và hiệu suất este hóa là 50%. Khối lượng ancol và axit lần lượt là:
 A. 0,8 tấn và 4,5 tấn B. 0,8 tấn và 1,15 tấn C. 0,8 tấn và 1,25 tấn D. 1,8 tấn và 1,5 tấn
Câu 21: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan (đktc) là:
 A. 3500m3	 	B. 3560m3	 	C. 3584m3	D. 5500m3 
Tiết 12; ngày soạn: 15/11/2016. Bài 15: LUYỆN TẬP: POLIME-VẬT LIỆU POLIME
Lí thuyết: 
Câu 1: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: "Polime là những hợp chất có phân tử khối , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là liên kết với nhau tạo nên.
A. (1) trung bình và (2) monome	B. (1) rất lớn và (2) mắt xích
C. (1) rất nhỏ và (2) monome	D. (1) trung bình và (2) mắt xích
Câu 2: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với cao su buna?
A. Poli (vinyl clorua)	B. Nhựa phenolfomandehit.	C. Poli (vinyl axetat).	D. Tơ lapsan
Câu 3: Tơ enang thuộc loại 	A. tơ axetat.	B. tơ poliamit. C. tơ polieste.	D. tơ tằm.
Câu 4: Những phân tử nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp ?
CH2=CH2(1); CHCH(2); CH2=CH–Cl(3); CH3–CH3(4)
A. (1), (3). 	B. (3), (2). 	C. (1), (2), (3), (4). 	D. (1), (2), (3). 
Câu 5: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
	A. Phenol và fomandehit	B. Buta-1,3-dien và stiren	
	C. Axit adipic và hexametilen diamin	D. Axit -amino caproic
Câu 6: Loại chất dẻo nào duới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp?
A. PP	B. PPF	C. PE	D. PVC
Câu 7: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng
A. CH2=CH-Cl và CH2=CH-OCO-CH3	B. CH2=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2
C. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN	D. H2N-CH2-NH2 và HOOC-CH2-COOH
Câu 8: Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây?
	A. axit metacrylic.	B. caprolactam.	C. phenol.	D. stiren.
Câu 9: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?
A. Poli (metacrylat)	B. Poli (acrilo nitrin)	C. Poli (vinyl clorua)	D. Poli (phenol fomandehit).
Câu 10: Dùng polivinyl axetat có thể làm được vật liệu nào sau đây
A. Chất dẻo B. Cao su	C. Tơ D. Keo dán
Câu 11: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi là
	A. nhựa bakelit.	B. nhựa PVC.	C. chất dẻo.	D. thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 12: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm
	A. –CO–NH– trong phân tử. B. –CO– trong phân tử.	C. –NH– trong phân tử.D. –CH(CN)– trong phân tử.
Câu 13: Chọn câu phát biểu sai:
A. Các vật liệu polime thường là chất rắn, không bay hơi. 	B. Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.. 
C. Tơ enang, nilon-6, nilon-6,6 thuộc loại poliamit.
D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.
Câu 14: Cho các chất sau: butan (1), etin (2), metan (3), etilen (4), vinyl clorua (5), nhựa PVC (6). Hãy cho biết sơ đồ chuyển hoá nào sau đây có thể dùng để điều chế poli(vinyl clorua) ?
	A. (1) ® (4) ® (5) ® (6).	B. (1) ® (3) ® (2) ® (5) ® (6).
	C. (1) ® (2) ® (4) ® (5) ® (6).	D. cả A và B.
Câu 15: Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây?
	A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
	B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
	C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
	D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.
Câu 16: Để phân biệt lụa sản xuất từ tơ nhân tạo (tơ visco, tơ xenlulozơ axetat) và tơ thiên nhiên (tơ tằm, len) người ta dùng cách nào sau đây?
A. So sánh độ bóng của lụa, lụa sản xuất từ tơ thiên nhiên có độ bóng cao hơn lụa sản xuất từ tơ nhân tạo.
B. So sánh độ mềm mại của chúng, tơ thiên nhiên (tơ tằm, len), mềm mại hơn tơ nhân tạo.
C. Đốt hai mẫu lụa, mẫu lụa sản xuất từ tơ thiên nhiên cho mùi khét, còn mẫu lụa sản xuất từ tơ nhân tạo không cho mùi khét.
	D. Dùng kim may (máy may) may thử vài đường chỉ trên lụa, lụa sản xuất từ tơ thiên nhiên dễ may hơn lụa sản xuất từ tơ nhân tạo.
Câu 17: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon – 6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là 
	A. (1), (2), (6).	B. (2), (3), (5), (7).	C. (2), (3), (6).	D. (5), (6), (7).
Câu 18: Hợp chất có CTCT là: có tên là:
 A. tơ enang(nilon-6,6) B. tơ nilon (tơ nitron) C. tơ capron (nilon-6) D. tơ lapsan (polieste)
Câu 19 : Cho các polime: cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su clopren, tơ nilon, teflon. Có bao nhiêu polime thiên nhiên? 	
	A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 20 : Chọn câu sai trong những mệnh đề sau:
A. Cao su isopren có thành phần giống cao su thiên nhiên.
B. Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với fomandehit lấy dư, xúc tác bằng axit
C. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp. 
 D. Trùng hợp 2-metylbuta-1,3-dien được cao su buna
Câu 21: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:
	A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.	B. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.
	C. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.	D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.
II. Bài tập: (15 phút)
Câu 21: Khối lượng phân tử trung bình của một đoạn nilo-7 bằng 36 250 đvC. Số mắc xích trong đoạn mạch đó là:
 	A. 145	B. 250	C, 275	D. 300
Câu 22: Một polime X được xá định có phân tử khối trung bình bằng 9 800 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 350. Polime X là: 
	A. PE	B. PP	C. PVC	D. PMM
Câu 23: Khi trùng ngưng 60 gam glyxin, thu được m (g) polime và 5,76 gam nước. Giá trị của m là: 
	A. 27,12 	B. 54,24	C. 9,12	D. 11,12
Câu 24: Cho sơ đồ: Gỗ → C6H12O6 → 2C2H5OH → C4H6 → Cao su buna
	 H1=35% H2=80% H3=60% H4=80%
Khối lượng gỗ để sản xuất một tấn cao su (tấn) là: 
	A. ≈ 24,797	B. ≈ 12,4	C. ≈ 1 	D. ≈ 22,32

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_12_on_tap_chuong_3_va_4.doc