Hệ thống kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Học kì 1

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4648Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Học kì 1
HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) HỌC KÌ 1
PHẦN THƠ:
TT
T.PHẨM – T. GIẢ
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG CƠ BẢN
VÀI NÉT NGHỆ THUẬT
01
Tây Tiến – Quang Dũng
Sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi QD xa đơn vị cũ một năm.
Đoàn quân TT được thành lập năm 1947. Nhiệm vụ đánh tiêu hao sinh lực địch, vận động nhân dân kháng chiến. Địa bàn hoạt động rộng lớn: Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóabiên giới Việt Lào. Lính TT phần lớn là thanh niên Hà Nội. Khi ấy QD là đại đội trưởng. 
Bài thơ TT được viết trong nỗi nhớ đồng đội.
Bài thơ khắc họa thành công hình tượng người lính TT lãng mạn, đậm chất bi tráng trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ.
- Nỗi nhớ về rừng núi Tây Bắc: Vừa hoang dã, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình: Con đường hành quân, địa bàn đóng quân của người lính TT; Người lính TT với cuộc hành trình gian khổ, hi sinh nhưng vẫn ngang tàng, hóm hỉnh, trẻ trung, lãng mạn mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến: 
+ Vẻ đẹp kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.
+ Vẻ đẹp bi tráng.
- NT xây dựng cảnh vật qua cái nhìn của người nghệ sĩ tài hoa.
- NT xây dựng hình tượng người lính dưới nhiều phương diện( bi - hùng, lãng mạn -hào hoa).
=> Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Ngôn từ đặc sắc: chỉ địa danh, giàu hình tượng, từ Hán Việt
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
02
Việt Bắc – Tố Hữu
Tháng 7 năm 1954 chiến thắng lịch sử ĐBP. Tháng 10 năm 1954 TW Đảng rời chiến khu VB về lại thủ đô HN. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử này TH sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến: bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. 
- 8 câu đầu: khung cảnh chia tay và tâm trạng giữa người đi kẻ ở.
- 82 câu thơ sau: những kỉ niệm về Việt Bắc hnj lên trong hoài niệm:
+Nỗi nhớ VB - ân nghĩa thủy chung.
+Nỗi nhớ VB - kháng chiến anh hùng.
+ Nỗi nhớ VB- thiên nhiên, núi rừng và con người VB.
- Lối hát đối đáp.Cách xưng hô: Mình – Ta; ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi
- Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc.
- Sự kết hợp hài hoà giữa cái tôi trữ tình với cái ta chính trị.
03
Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
- Trường ca”Mặt đường khát vọng” được viết năm 1971, giữa lúc cuộc KC chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt. 
 - Đoạn thơ “ĐN”được trích phần mở đầu chương V của trường ca.
Cách cảm nhận mới về Đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
- ĐN được định hình trong chiều sâu văn hoá: Truyện cổ tích, ca dao, thần thoại, phong tục tập quán, chợ búa, chùa chiền
- ĐN trong chiều rộng của KG địa lý: Ruộng đồng, gò bãi, thắng cảnh danh lam
- ĐN trong chiều dài lịch sử: 4000 năm giữ nước – Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
=>* ĐN vừa gần gũi, vừa thiêng liêng; hòa quyện giữa cá nhân với cộng đồng; ai cũng phải có trách nhiệm với ĐN
 * Nhân dân là người làm nên ĐN
- Giọng thơ chính luận kết hợp với trữ tình giàu chất suy tư.
- Kiểu câu định nghĩa khẳng định mệnh đề làm ý thơ sắc, chắt và hùng hồn giàu chất sử thi.
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
04
Sóng – Xuân Quỳnh
Viết ở biển Diêm Điền vào ngày 29 tháng 12 năm 1967. Bài thơ “Sóng” được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong ty qua hình tượng sóng: ty thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
- Sự trăn trở: Sóng và tình yêu muôn đời tồn tại bao nghịch lý, bí ẩn và đầy khát vọng ( Luôn tồn tại hai trạng thái đối lập và không biết sự khởi đầu có tự bao giờ và bắt nguồn từ đâu?) 
=> Khát vọng tình yêu.
- Nỗi nhớ thương, và lòng chung thủy: Sóng là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ. Sóng vượt cả không gian, vượt dài theo thời gian để nhớ bờ - Lòng em nhớ anh – cả trong mơ còn thức.
=> Nỗi nhớ mãnh liệt không cùng. Nhớ cả trong mơ.
- Những lo âu, trăn trở và khát vọng bất tử hóa ty: Hướng đến một tình yêu vĩnh cửu: Đời người là hữu hạn, thời gian là vô hạn. Nhưng tình yêu là bất diệt.
=> Khát vọng muốn được sống hết mình trong ty-khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa ty.
- Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
- Thể thơ 5 chữ được chia thành nhiều khổ như hình tượng con sóng giữa đại dương.
- Sự sóng đôi giữa hai hình tượng Sóng và Em được xuyên suốt cả bài thơ như một triết luận về Tình yêu: sóng muôn đời, tình yêu muôn thuở.
05
Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo
Bài thơ được viết vào năm 1979 và được in trong tập thơ “Khối vuông ru- bích” xuất bản năm 1985.
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lo r-ca – nhà thơ cách tân vĩ đại của vh TBN và thế giới thế kỉ XX.
- Lor ca vẻ đẹp của khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật.
- Cái chết bi tráng của người nghệ sĩ Lor ca trên con đường khơi nguồn nghệ thuật.
- Sự trăn trở suy tư của nhà thơ Thanh Thảo (nhân danh lòng kính trọng Lor-ca, hãy để Lor-ca giã từ và giải thoát thực sự). 
- Sử dụng thành công thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt: chuỗi hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng; ngôn ngữ giàu sức gợi.
- Cái nhìn sáng tạo âm thanh tiếng đàn qua hình tượng siêu thực: Màu sắc, hình khối, đường nét
- Xúc cảm đa chiều được đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. 
 PHẦN VĂN XUÔI:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_VAN_12_Ngan_Gon.doc