Hệ thống bài tập vô cơ trong đề thi Đại học khối A năm 2013

doc 19 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống bài tập vô cơ trong đề thi Đại học khối A năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống bài tập vô cơ trong đề thi Đại học khối A năm 2013
KHỐI A - năm 2013
Câu 1: Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 5,40	B. 3,51	C. 7,02	D. 4,05
a. Dạng bài: 
- Phản ứng nhiệt nhôm.
- Kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hóa mạnh.
- Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm.
b. Lưu ý: cụm từ "các phản ứng xảy ra hoàn toàn"
c. Sơ đồ hóa: 
d. Hướng dẫn giải:
- Ta có: nFe = 0,07 mol; nFe2O3 = 0,1 mol.
- Y tác dụng với NaOH Al dư (Fe2O3 hết).
* Cách 1: Viết phương trình và tính toán theo phương trình.
Phương trình phản ứng: Fe2O3 + 2Al 2Fe + Al2O3
	 0,1 0,2 0,2 0,1 (mol)
Vậy Y chứa: 0,27 mol Fe, 0,1 mol Al2O3; (m-5,4) gam Al dư
Fe H2; 	 Al 1,5H2
0,27	 0,27 (mol) .1,5
 6a = 0,27 a = 0,045 mol m = 7,02 gam.
* Cách 2: Biện luận khoảng giá trị của m
Do Al dư nAl > 0,2 mol mAl > 5,4 gam. Vậy m = 7,02 gam.
d. Nhận xét: Ngoài các phương pháp giải truyền thống thì đối với bài tập trắc nghiệm chúng ta nên "tinh ý" tìm ra những cách giải "không truyền thống" nhưng hiệu quả. Cụ thể ở cách 2, ta đã sử dụng phương pháp: biện luận khoảng giá trị
Câu 2: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 23,64	B. 15,76	C. 21,92	D. 39,40
a. Dạng bài: 
- Kim loại tác dụng với nước.
- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
b. Lưu ý: Hỗn hợp X gồm 4 chất, bài toán chỉ có 3 dữ kiện. Nếu giải theo phương pháp truyền thống (lập và giải hệ phương trình) sẽ rất khó khăn. Vậy ta không nên đi theo hướng này.
c. Hướng dẫn giải: 
Ta có: nH2 = 0,05 mol; nBa(OH)2 = 0,12 mol; nCO2 = 0,3 mol.
* Cách 1: Sử dụng phương pháp qui đổi.
Quy đổi hỗn hợp X thành Na (x mol); Ba (y mol); O (z mol).
Sơ đồ: 
Ta có HPT: (mol)
 nOH- = x + 2y = 0,38 mol
Xét tỉ số: k = = . Vậy phản ứng giữa CO2 và OH- thu được hai gốc HCO3- và CO32-.
 Giải hệ phương trình theo phương trình phản ứng ta được:
. 
Ba2+ + CO BaCO3. m = mBaCO3 = 197.0,08 = 15,76 gam. (Đáp án B)
* Cách 2. Phương pháp thêm lượng chất (biến tấu của phương pháp qui đổi)
 nO = nH2 = 0,05 mol
 21,9 gam (21,9 + mO) = 22,7 gam
Ta có: nBaO = nBa(OH)2 = 0,12 mol nNa2O = = 0,07 mol
Vậy nOH- = 0,38 mol. 
Giải tiếp tương tự cách 1.
KHỐI B - 2013
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là
	A. 28,66%.	B. 29,89%.	C. 30,08%.	D. 27,09%.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa . Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là
	A. 6,80.	B. 7,12.	C. 13,52.	D. 5,68.
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Zn.	B. Ca .	C. Mg.	D. Cu.
KHỐI A - 2014
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 8,0	B. 9,5	C. 8,5	D. 9,0
Câu 39: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 10,80	B. 32,11	C. 32,65	D. 31,57
KHỐI B - 2014
Câu 23: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit rắn trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 , thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 5,04	B. 6,29	C. 6,48	D. 6,96
Câu 30: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa
- Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 20,62	B. 41,24	C. 20,21	D. 31,86
2015
Câu 3. Điện phân dung dịch MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biếu nào sau đây sai?
	A. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
	B. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết. 
	C. Dung dịch sau điện phân có pH<7.
	D. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
Câu 5. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
	A. 20,00%.	B. 66,67%.	C. 33,33%.	D. 50%.
Câu 6. Cho 7, 65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 2,5.	B. 3,0.	C. 1,5.	D. 1,0.
2007: Khối A
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
	A. 0,075.	B. 0,12.	C. 0,06.	D. 0,04.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
	A. 4,48.	B. 5,60.	C. 3,36.	D. 2,24.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
	A. 7.	B. 1.	C. 2.	D. 6
Câu 4: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có
xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
	A. V = 22,4(a - b).	B. V = 22,4(a + b).	C. V = 11,2(a - b).	D. V = 11,2(a + b).
Câu 5: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là
	A. 0,2M.	B. 0,1M.	C. 0,05M.	D. 0,15M.
Câu 6: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)
	A. 2c mol bột Cu vào Y.	B. c mol bột Al vào Y.
	C. c mol bột Cu vào Y.	D. 2c mol bột Al vào Y.
2007: Khối B
Câu 1: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là 
	A. 1,2.	B. 1,8.	C. 2,4.	D. 2.
Câu 2: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
	A. 2,52.	B. 2,22.	C. 2,62.	D. 2,32.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27)
	A. 39,87%.	B. 77,31%.	C. 49,87%.	D. 29,87%.
Câu 4: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
	A. b > 2a.	B. b = 2a.	C. b < 2a.	D. 2b = a.
Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
	A. 7.	B. 2.	C. 1.	D. 6.
Câu 6: Thực hiện hai thí nghiệm:
Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 
Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. 
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
	A. V2 = V1.	B. V2 = 2V1.	C. V2 = 2,5V1.	D. V2 = 1,5V1.
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
	A. 90,27%.	B. 85,30%.	C. 82,20%.	D. 12,67%.
Câu 8: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít
(ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là 
	A. FeS. B. FeS2. C. FeO D. FeCO3.
Câu 9: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 7,84.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 10,08.
2008: Khối A
Câu 1: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
	A. 0,05.	B. 0,45.	C. 0,35.	D. 0,25.
Câu 2: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
	A. 0,16.	B. 0,18.	C. 0,08.	D. 0,23.
Câu 3: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
	A. 90 ml.	B. 57 ml.	C. 75 ml.	D. 50 ml.
Câu 4: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
	A. 0,448.	B. 1,792.	C. 0,746.	D. 0,672.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
	A. 7,8.	B. 5,4.	C. 10,8.	D. 43,2.
Câu 6: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 34,36.	B. 35,50.	C. 49,09.	D. 38,72.
Câu 7: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32
gam. Giá trị của V là
	A. 0,560.	B. 0,448.	C. 0,112.	D. 0,224.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
	A. 0,40.	B. 0,60.	C. 0,45.	D. 0,55.
Câu 9: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì
có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
	A. ure.	B. natri nitrat.	C. amoni nitrat.	D. amophot.
Câu 10: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
	A. 64,8.	B. 54,0.	C. 32,4.	D. 59,4.
Câu 11: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
	A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.	B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
	C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.	D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
2008: Khối B
Câu 1: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung
dịch X là
	A. 13,32 gam.	B. 6,52 gam.	C. 8,88 gam.	D. 13,92 gam.
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
	A. 92%.	B. 40%.	C. 84%.	D. 50%.
Câu 3: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; 
Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
	A. V1 = V2.	B. V1 = 2V2.	C. V1 = 5V2.	D. V1 = 10V2.
Câu 4: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
	A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. 
	B. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. 
	C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. 
	D. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. 
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
	A. 15,6.	B. 11,5.	C. 10,5.	D. 12,3.
Câu 6: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
	A. a = 4b.	B. a = 0,5b.	C. a = 2b.	D. a = b.
Câu 7: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
	A. 0,6 lít.	B. 1,2 lít.	C. 0,8 lít.	D. 1,0 lít.
Câu 8: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
	A. 13,1 gam.	B. 17,0 gam.	C. 19,5 gam.	D. 14,1 gam.
2009: Khối A
Câu 1: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
	A. 120.	B. 400.	C. 360.	D. 240.
Câu 2: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 3: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
	A. 101,48 gam.	B. 97,80 gam.	C. 88,20 gam.	D. 101,68 gam.
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và
1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 106,38.	B. 34,08.	C. 97,98.	D. 38,34.
Câu 5: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo
ra dung dịch là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 6: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
	A. CaOCl2.	B. KMnO4.	C. MnO2.	D. K2Cr2O7.
Câu 7: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí
NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
	A. N2O và Al. B. N2O và Fe. C. NO và Mg. D. NO2 và Al.
Câu 8: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ởđktc). Giá trị của V là
	A. 1,12.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 3,36.
Câu 9: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 1,182.	B. 3,940.	C. 2,364.	D. 1,970.
Câu 10: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Giá trị của m là
	A. 3,84.	B. 0,64.	C. 1,92.	D. 3,20.
Câu 11: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 17,710.	B. 12,375.	C. 20,125.	D. 22,540.
Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ởđktc). Thể tích khí O2 (ởđktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là 
	A. 2,80 lít. B. 4,48 lít. C. 1,68 lít. 	 D. 3,92 lít.
Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá
trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?
	A. 1,8.	 B. 2,0.	 C. 1,5.	 D. 1,2.
Câu 14: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tư

Tài liệu đính kèm:

  • docHe_thong_bai_tap_vo_co_kho_trong_de_thi_Dai_hoc.doc