Tiết 9 : KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục đích 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 7 theo PPCT 2. Mục đích - Đối với giáo viên: Đánh giá được hiệu quả giảng dạy của bản thân, từ đó có những điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp. - Đối với học sinh: Tự đánh giá, kiểm tra được năng lực và hiệu quả học tập của bản thân để tự điều chỉnh việc học tập tốt hơn. II. Hình thức đề kiểm tra Kết hợp TNKQ và Tự luận (30% TNKQ, 70% TL). III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Chủ đề Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1.Đo độ dài. Đo thể tích 3 3 2,1 0,9 30,0 12,9 2. Khối lượng và lực 4 4 2,8 1,2 40,0 17,1 Tổng 7 7 4,9 2,1 70,0 30,0 2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL Cấp độ 1, 2 (Lí thuyết) 1.Đo độ dài. Đo thể tích 30,0 3 2 1 3 2. Khối lượng và lực 40,0 4 3 1 3,5 Cấp độ 3, 4 (Vận dụng) 1.Đo độ dài. Đo thể tích 12,9 1 1 2 2. Khối lượng và lực 17,1 2 1 1 1,5 Tổng 100 10 6 4 10 3. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nội dung 1 - Nêu được đơn vị đo độ dài. - Chọn được thước đo phù hợp với vật cần đo. - Nêu được dụng cụ đo độ dài - Kể được tên một số dụng cụ đo chiều dài. - Kể được tên một số dụng cụ đo thể tích. - Đổi được đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thể tích. Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0,5 0,5 2đ 2đ 5đ Tỉ lệ % 5% 5% 20% 20% 50% Nội dung 2 - Nêu được dụng cụ đo khối lượng là cân. - Nêu được trọng lực là gì? - Nêu được phương và chiều của trọng lực. - Nêu được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì. - Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng của lực. - Nhân biết được vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng. - Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng, chỉ rõ được phương và chiều của hai lực cân bằng. Số câu 1 1 2 1 1 6 Số điểm 0,5đ 2đ 1đ 0,5đ 1đ 5đ Tỉ lệ % 5% 20% 10% 5% 10% 50% TS câu 3 3đ 30% 4 3,5đ 35% 2 2,5đ 25% 1 1đ 10% 10 TS điểm 10 Tỉ lệ % 100% 4. Nội dung đề kiểm tra I.TRẮC NGHIỆM: (3đ, mỗi câu đúng 0,5đ) Chọn phương án đúng nhất Câu1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là: A. mét B. foot C. dặm D. inch Câu 2. Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài và chiều rộng của một phòng học? A. Thước kẻ có GHĐ 0,2 m. B.Thước thẳng có GHĐ 0,25 m C.Thước dây có GHĐ 1,5 m. D.Thước thẳng có GHĐ 0,3 cm. Câu 3. Chọn câu sai. Lực là nguyên nhân làm cho vật A. đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động nhanh lên. B. đang chuyển động thẳng thì chuyển động cong. C. đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. đang chuyển động thẳng thì dừng lại. Câu 4. Muốn đo khối lượng người ta dùng : A. cân. B. bình chia độ. C. thước D. nhiệt kế. Câu 5. Trên hộp bánh có ghi 500g, con số đó cho biết A. Thể tích của hộp bánh. B. Khối lượng của hộp bánh. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Khối lượng và sức nặng của hộp bánh. Câu 6. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn vì nó A. chịu lực nâng của mặt bàn. B. không chịu tác dụng của lực nào. C. không chịu tác dụng của trọng lực. D. chịu tác dụng của hai lực cân bằng. II. TỰ LUẬN( 7đ) Câu 7. (2 đ) Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Câu 8. (2đ) a) Để đo độ dài ta dùng dụng cụ gì? Kể tên 2 dụng cụ đo chiều dài. b) Kể tên 4 dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng. Câu 9. (2đ) Đổi các đơn vị sau: a) 20m = ........cm b) 100 km = ..........m c) 50 mm =...........m d) 0,5m3 = ............dm3 Câu 10. (1đ) Nêu một ví dụ về hai lực cân bằng. Chỉ rõ 2 lực đó đặt lên vật nào và phương, chiều của 2 lực đó. 5. Đáp án và thang điểm I.TRẮC NGHIỆM : (3đ, mỗi câu đúng 0,5 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C C A B D II. TỰ LUẬN ( 7đ) Câu 7. (2đ) - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. (1đ) - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. (1đ) Câu 8. (2đ) - Để đo độ dài ta dùng thước. (0,5đ). Kể được 2 dụng cụ đo độ dài (0,5đ) - Kể tên được 4 dụng cụ đo thể tích chất lỏng (1đ) Câu 9. (2đ) a) 20 m = 2000 cm b)100 km = 100000m c) 50 mm = 0,05 m d) 0,5 m3 = 500 dm3 Mỗi câu đúng được 0,5 đ Câu 10. (1đ) - Nêu được ví dụ (0,5đ) - Chỉ rõ được điểm đặt, phương và chiều của hai lực. (0,5đ)
Tài liệu đính kèm: