Giáo án tuần 2 lớp 1 - Năm học 2016-2017

doc 18 trang Người đăng dothuong Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 2 lớp 1 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 2 lớp 1 - Năm học 2016-2017
TUẦN 2
Ngày soạn:9/9/2016 Ngày giảng:Thứ 2/ 12/ 9 /2016
Tiết 1: Chào cờ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
Tiết 2+3: Tiếng việt
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG ( Tr 7)
Tiết 4: Toán: Bài 5
LUYỆN TẬP (Tr. 10)
 I. Mục tiêu :
- Củng cố, nhận biết về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- HS có kĩ năng tô hình và ghép hình mới. 
- HS vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : - 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa. 
 	 - 1 số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác .
- HS: Bộ thực hành toán 1, que tính, bảng ...
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên một số vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
- GV ghi đầu bài.
b. Luyện tập :
* Bài 1. Tô màu
- Các hình giống nhau ta phải tô màu NTN?
- Yêu cầu HS mở SGK dùng bút chì màu khác nhau tô vào các hình 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
Bài 2: Ghép hình
- Cho HS thực hành ghép hình. 
- Hướng dẫn HS dùng một hình vuông, 2 hình tam giác để ghép thành các hình a, b, c.
- Ngoài những hình trong SGK khuyến khích HS dùng hình tròn, hình tam giác đã cho để ghép thành 1 số hình khác.
- GV nhận xét tuyên dương .
* Thực hành xếp hình 
- Cho HS dùng các que diêm, que tính để sếp thành các hình vuông, hình tam giác 
- GV nhận xét tuyên dương
4.Củng cố - Liên hệ:
- GV cho HS thi đua tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác trong các đồ vật ở lớp, ở nhà.
5. Tổng kết- dặn dò:
- Chúng ta vừa củng cố lại cách nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác,....về nhà tập ghép hình.
- Về học bài và xem bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
1’
5’
1
10’
10’
7’
5’
2’
- 3 HS kể.
- HS nhắc lại tên bài.
- HĐ cá nhân.
- Tô màu giống nhau.
- HS nhận xét bài của bạn
- HS lấy đồ dùng, hình tam giác, hình vuông thực hành ghép.
 - HS thi đua xếp hình.
- HS tìm và nêu những tam giác và hình vuông.
- Lắng nghe
*******************************************************
Tiết 5: Đạo đức: Bài 2
 EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (tiết 2) (Tr. 2)
 I. Mục tiêu: 
- HS biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và học tập thật tốt. 
- Rèn kĩ năng hát, múa, kể chuyện, đọc thơ cho HS.
- GD HS yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp và luôn học tập tốt.
II. Tài liệu và phương tiện:
- GV: Tranh ảnh, một số bài thơ, bài hát về nhà trường.
- Học sinh : SGK, Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
- Trẻ em có quyền gì?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
3. Bài mới: 
a. Khởi động:
 Cho cả lớp hát bài “Đi tới trường”.
- Đi tới trường em cảm thấy như thế nào?
- Giáo viên nhấn mạnh => đầu bài.
b. Nội dung:
*. HĐ 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh. 
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh của bài tập 4 SGK và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
- Cho HS kể trong nhóm 4.
- Giáo viên kể lại chuyện vừa kể vừa chỉ vào từng tranh.
- Tranh 1: Đây là bạn Mai, Mai 6 tuổi, năm nay Mai vào lớp 1. Cả nhà chuẩn bị cho Mai đi học.
- Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường, trường Mai thật là đẹp, Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp.
- Tranh 3: ở lớp Mai được cô giáo dạy bảo nhiều điều, rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết.
- Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn trai lẫn bạn gái, giờ ra chơi các bạn vui đùa rất sôi nổi.
Tranh 5: Về nhà Mai kể với Bố, Mẹ về trường lớp và cô giáo mới, cả nhà đều vui.
- GV mời 2- 3 em lên kể lại nội dung câu truyện theo tranh ở trước lớp.
*. HĐ 2: Cho Học sinh hát múa, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “ Trường em”.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương. 
- Giáo viên kết luận: Trẻ em có quyền có họ tên và có quyền được đi học.
Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành học sinh lớp 1.
- Chúng ta cố gắng học tập thật giỏi, ngoan ngoãn để xứng đáng là học sinh lớp 1.
4. Củng cố - Liên hệ:
- Em hãy nêu quyền và bổn phận của trẻ em?
- LHGD? Em sẽ làm những gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
5. Tổng kết- dặn dò:
- Trẻ em có quyền.học tập thật tốt.
- Về nhà học bài và xem nội dung bài sau, chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
 1’
4’
3’
14’
14’
3’
1’
- Em sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
- Trẻ em có quyền có họ tên và được đi học.
- Cả lớp hát.
- em rất vui và tự hào.
- HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh tập kể chuyện theo tranh ở trong nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện theo tranh, các bạn nhóm khác và nhận xét. 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát các bài hát về “ Trường em ”
- Cho học sinh vẽ tranh theo chủ đề "Trường em ”
- Các bạn nhận xét.
- Trẻ em có quyền có họ tên và được đi học. Bổn phận của trẻ em phải học tập thật tốt.
- HS nêu
- Lắng nghe.
********************************************************
Ngày soạn: 10/9/ 2016 Ngày giảng: Thứ ba/13/9/ 2016
Tiết 1: Thể dục: Bài 2
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
- Ôn trò chơi " Diệt các con vật có hại" yêu cầu học sinh biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động hơn tiết trước. Làm quen với tập hợp hàng dọc, hàng ngang.
- HS chơi trò chơi chủ động, thực hiện cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang đúng và nhanh.
- GD HS yêu thích môn học, chăm rèn luyện TDTT.
II. Địa điểm - Phương tiện:
1- Địa điểm: Trên sân trường, có vệ sinh nơi tập.
2- Phương tiện: Còi, tranh ảnh một số con vật có hại.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Cho lớp tập hợp lớp thành 3 hàng dọc
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Nhắc lại nội qui cho học sinh chỉnh đốn lại trang phục..
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
1 - 2, 1 - 2 ...., 1 - 2
2. Phần cơ bản :
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
- GV hô khẩu lệnh
- Cho 1 tổ ra giáo viên vừa giải thích động tác vừa làm mẫu.
- GV gọi tổ 2 tập hợp cạnh tổ 1, tổ 3 tập hợp cạnh tổ 2.
- GV hô khẩu lệnh dóng hàng dọc. Chúng ta nhớ các bạn đứng trước và sau mình để lần sau tập hợp cho đúng.
- GV hô giải tán sau đó cho học sinh tập hợp lại.
* Trò chơi "Diệt các con vật có hại". Giáo viên cùng học sinh kể tên các con vật phá hoại mùa màng, nương rãy là những con vật có hại cần phải diệt trừ.
- Cho học sinh chơi thử sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc :
- Giậm chân tại chỗ, đêm to theo nhịp
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV: Hệ thống lại bài, nhận xét giờ 
5’
25’
5’
x x x x
x x x x
 x x x x
X
 x x x x
 x x x x X
 x x x x
x x x x
 x x x x
 x x x x
X
 x x x x
 x x x x
x x x x
X
******************************************************
Tiết 2+3: Tiếng Việt
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG ( Tr 7)
******************************************************
Tiết 4: Toán: Bài 6
CÁC SỐ 1 , 2 , 3 (Tr. 11)
 I . Mục tiêu :
- HS nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật, đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3. Biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự của các số 1, 2, 3.
- HS nhận biết số lượng các nhóm có số đồ vật 1, 2, 3 đồ vật, đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3,thứ tự các chữ 1, 2, 3 trong bộ phận đầu của dãy số TN.
- GD HS yêu thích môn học, vận dụng bài vào cuộc sống hằng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học :
1. GV: Chuẩn bị 3 tờ bìa, mỗi tờ bìa đã viết sẵn 1 trong các số 1, 2, 3. 3 tờ bìa, mỗi tờ bìa viết sẵn 1, 2, 3 chấm tròn. 
2. HS: Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại, 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 hình tròn.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức;
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng xếp hình tam giác, hình vuông bằng que tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài
b. Nội dung;
* HĐ1: Giới thiệu số 1 
* B1: GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ hình vẽ .
- Tranh vẽ mấy con chim ?
- Bức tranh vẽ mấy bạn gái ?
- Tờ bìa vẽ mấy chấm tròn ?
- Bàn tính có mấy con tính ?
- GV chỉ vào tranh nói : có 1 bạn gái, 1 con chim, 1chấm tròn,...
* B2 : GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1. 
- GV chỉ vào từng nhóm đồ vật rồi nêu: 1 chim bồ câu, 1 bạn gái, 1 chấm tròn 
- Tất cả đồ vật đều có số lượng là mấy?
- Ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó. 
- Số 1 viết bằng chữ số 1 
- Cho HS quan sát số 1 in và số 1 viết
- GV viết số 1 lên bảng 
- Cho HS viết bảng con số 1.
* HĐ 2: Giới thiệu số 2, số 3 :
- GV giới thiệu tương tự như số 1. 
- Số 1 đứng trước, sau số 1 là số 2, sau số 2 là số 3.
- GV cho vào nhóm đồ vật có 2 con mèo, 2 bạn gái, 2 chấm tròn, đều có số lượng là 2, 3 .
- Số 2 viết bằng chữ số 2. 
- Số 3 viết bằng chữ số 3.
- Hướng dẫn HS chỉ vào hình vẽ các vật hình lập phương (các ô vuông) để đếm từ 1 - 3 và từ 3 - 1.
- Cho HS đọc xuôi, đọc ngược trên các hình vuông. 
* HĐ 3 . Thực hành :	
* Bài 1: Thực hành viết số:
- HD HS viết 1 dòng số 1, một dòng số 2, 1 dòng số 3 
 1 2 3
- GV nhận xét.
- Cho HS viết vào sách toán .
- GV nhận xét tuyên dương. 
* Bài 2: Viết số hoặc vẽ số chấm tròn.
- Cho HS tập nêu yêu cầu đầu bài 
- Nhìn vào tranh viết số thích hợp vào ô trống. 
- GV chữa bài.
* Bài 3: HD HS nêu yêu cầu bài tập theo từng cụm hình vẽ. 
- Cho HS quan sát hình vẽ ở cụm 1 rồi hỏi: 
- Chúng ta phải làm gì?
- GV chữa bài. 
4. Củng cố - Liên hệ:
* Trò chơi 
- GV giơ tờ bìa có vẽ 1, 2, 3 chấm tròn
- Gọi HS đọc lại các số
5. Tổng kết - dặn dò:
- Qua bài các em đã nhận biết được số lượng các số 1,2,3,....
- Về viết các số vào vở ô li 
- Nhận xét giờ học.
 1’
 4’
1’
5’
10’
5’
5’
5’
3’
1’
- HS lên bảng xếp hình bằng que tính.
- HS nhắc lại tên bài.
- Tranh vẽ 1 con chim. 
- Tranh vẽ 1 bạn gái. 
- Vẽ 1 chấm tròn. 
- Bàn tính có 1 con tính.
- HS nhắc lại.
- Các số lượng đều có số lượng là 1.
- HS quan sát
- HS viết bảng con - đọc
- HS đọc ĐT + CN, nhóm
- Một, hai, ba 
- Ba, hai, một
- HS viết vào sách toán 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS HĐ nhóm đôi.(một bạn hỏi, 1 bạn viết số và ngược lại)
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Phải xem có mấy chấm tròn rồi điền số thích hợp.
- HS thi đua giơ các số tương ứng với tấm thẻ.
- Lắng nghe.
***********************************************
Tiết 5: Tự Nhiên Và Xã Hội: Bài 2
CHÚNG TA ĐANG LỚN (Tr. 6- 7)
 I. Mục tiêu: 
 	- HS nhận biết sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
- So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. Ý thức được sự lớn lên của mọi người là không hoàn toàn như nhau: Có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn đó là chuyện bình thường.
- GD học sinh có ý thức chăm sóc và bảo vệ cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ thể chúng ta gồm máy phần? Là những phần nào?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Khởi động:
- Cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm, chơi vật tay.
- Ai thắng cuộc giơ tay?
- Các em có cùng độ tuổi, nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn. Hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
- Giáo viên ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa:
- Mục tiêu: Học sinh biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
- Cách tiến hành:
- Hoạt động nhóm.
- Cho các nhóm quan sát hình 6 SGK và thảo luận. 
- Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé ?
- Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn?
- Bức tranh vẽ hai bạn đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì?
- Tranh vẽ em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới biết đi em bé đã biết làm thêm điều gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ Kết luận: Các em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động ( Biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi) và sự hiểu biết ( Biết lạ, biết quen, biết nói)
- Các em hàng năm cũng lớn hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp.
 Thấy được sự lớn lên của mỗi người là không hề như nhau, có người nhanh hơn, có người chậm hơn.
- Cách tiến hành:
- Hoạt động nhóm.
- Giáo viên cho cứ 2 học sinh áp sát vào nhau để đo xem ai cao hơn, ai thấp hơn.
- Cũng tương tự cho các em so xem tay ai dài hơn, vòng ngực, vòng đầu ai to hơn.
- Qua kết quả thực hành, chúng ta bằng tuổi nhau, nhưng có lớn lên giống nhau không?
- Điều đó có gì đáng lo không?
+ Kết luận: Sự lớn lên của cơ thể các em có thể giống nhau. Các em cần ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ nhanh lớn hơn.
4. Củng cố- Liên hệ;
- Sự lớn lên của các bạn có giống nhau không?
- Liên hệ: Gọi một vài học sinh lên kể về việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của cha mẹ đối với mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết- dặn dò:
- Sự lớn lên của cơ thể các em có thể không giống nhau nhưng điều đó không có gì đáng phải lo ngại. Các em cần ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ nhanh lớn hơn.
- Chuẩn bị bài sau
- Giáo viên nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
13’
17’
3’
1’
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
- Học sinh chơi vật tay.
- HS nhắc lại tên bài.
- Hoạt động nhóm 4.
- Các nhóm quan sát hình 6 SGK và thảo luận.
- Hình 1.
- Hai bạn đếm số 1, 2, 3
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Hoạt động nhóm 3.
- 2 học sinh đứng đo sự cao thấp, 1 bạn quan sát xem ai cao hơn, ai thấp hơn.
- Học sinh quan sát bạn mình, thực hành xem ai gầy, ai béo.
- Sự lớn lên của mỗi người không giống nhau, có bạn to hơn, có bạn thấp hơn. . .
- Điều đó không có gì đáng lo.
- Sự lớn lên của cơ thể các em có thể không giống nhau.
- Học sinh kể theo ý hiểu.
- Lắng nghe.
****************************************************
 Ngày soạn :11/9/ 2016 Ngày giảng : Thứ 4/14/9/ 2016
Tiết 1 + 2 : Tiếng việt
TIẾNG GIỐNG NHAU (Tr 10)
 *****************************************************
Tiết 3: Mĩ thuật: Bài 2
VẼ NÉT THẲNG(Tr. 3)
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được một số loại nét thẳng. Biết cách vẽ nét thẳng.
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. HS khá giỏi: Phối hợp các nét thẳng đẻ tạo thành hình vẽ có nội dung.
- HS yêu thích môn học và vận dụng vào được môn học khác.
II. Đồ dùng dạy – học 
GV: - Sưu tầm một số hình có nét thẳng.
 - Một số bài vẽ minh hoạ.
 	HS : Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy.
II. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu- ghi đầu bài:
b. Bài giảng
Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ.
- Nét thẳng ngang (nằm ngang)
- Nét thẳng nghiêng(nét xiên)
- Nét thẳng (nét đứng)
- Nét gấp khúc (nét gãy)
* GV có thể minh hoạ bảng.
+ GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng, quyển vở, sách.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ
- GV minh hoạ trên bảng.
- Nét thẳng ngang
- Nét thẳng nghiêng
- Nét thẳng đứng
- Nét gấp khúc
- GV yêu cầu HS QS vở tập vẽ 1.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý để HS vẽ màu theo ý thích vào các hình.
- GV bao quát lớp giúp HS làm bài, cụ thể là:
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV lựa chọn một số bài cho học sinh nhận xét
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ.
4. Củng cố - Liên hệ
- GV củng cố lại bài học
5. Tổng kết - Dặn dò
- QS các màu sắc trong thiên nhiên
- Chuẩn bị đồ dùng bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
1’
4’
7’
15’
5’
1’
2’
1’
HS hát
Để đồ dùng lên bàn
+ Ở vở tập vẽ 1
+ HS quan sát theo hình vẽ của GV.
+ HS thấy rõ hơn về nét thẳng, nét xiên, nét ngang
+ HS quan sát:
+ Nên vẽ từ trái sang phải.
+ Nên vẽ từ trên xuống
+ Nên vẽ từ trên xuống
+ Có thể vẽ nét liền
- Vẽ theo chiều mũi tên.
+ HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải vở tập vẽ 1( vẽ nhà cửa, rào,cây)
+ HS vẽ bằng tay không dùng thước.
+ Tìm hình vẽ, cách vẽ nét.
+ Vẽ thêm hình, Vẽ màu vào hình.
- HS ghi nhớ.
- Lắng nghe.
*******************************************************
Tiết 4: Toán: Bài 7
LUYỆN TẬP (Tr. 13)
I. Mục tiêu :
- HS nhận biết được số lượng 1, 2, 3. Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 3.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số và làm các bài tập nhanh, đúng, thành thạo. 
- HS yêu thích môn học, áp dụng vào cuộc sống thực tế. 
II. Đồ dùng dạy học:
1. G : SGK, giáo án, bộ toán biểu diễn lớp 1 .
2. H : VBT, bộ thực hành toán .
III . Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng 1 em đoc, 1 em viết các số 1, 2, 3.
- GV đọc cho HS viết bảng con số 1, 2, 3
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV viết đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1: Số ?
- GV HD cho HS tập nêu yêu cầu.
- Có mấy hình vuông ? viết số mấy? 
- Có mấy hình tam giác ? viết số mấy ?
- Có mấy cái nhà ? 
- Có mấy quả cam ?
- Có mấy cái bát ?
- Có mấy con voi?
- GV nhận xét tuyên dương .
Bài 2: Số?
- Cho HS tập nêu đầu bài
- Cho HS điền số vào dãy.
- Gọi HS đọc từng dãy số. 
- GV nhận xét sửa cho HS.
4. Củng cố - Liên hệ:
* Trò chơi: Nhận biết số lượng.
- GV giơ que tính, bút, vở,... cho HS nêu số lượng tương ứng.
5. Tổng kết- dặn dò:
- Chúng ta đã củng cố nắm chắc cách nhận biết, đọc, viết các số 1, 2, 3...về tập đọc, đếm ngược, đếm xuôi từ 1- 3, từ 3– 1.
- Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
14’
14
3’
3’
- HS tìm số trong thẻ.
- Dưới lớp viết bảng con.
- HS nhắc lại tên bài.
- HĐ cả lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Có 2 hình vuông, viết số 2. 
- Có 3 hình tam giác, viết số 3.
- Có 1 cái nhà , viết số 1. 
- 3 quả cam 
- 1 cái bát 
- 2 con voi
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Điền số vào dãy.
- HS HĐ nhóm 4, làm bài vào phiếu HT.
- HS chơi trò chơi.
- HS nêu số lượng tương ứng
 ********************************************************
 Ngày soạn:12/9/2016	 Ngày giảng: Thứ năm /15/9/ 2016
Tiết 1+2: Tiếng việt
TIẾNG KHÁC - THANH (Tr 10 - 12)
 ********************************************************
Tiết 3: Thủ công: Bài 2
XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết xé, dán hình chữ nhật.
- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa thẳng.
- GD HS tính cẩn thận, kiên trì. Yêu thích môn học, quý trọng sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy - học:
1- Giáo viên: - Bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hình tam giác. 2 tờ giấy thủ công khác nhau, keo, hồ dán.
2- Học sinh: Giấy thủ công, keo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
a. GTB - ghi đầu bài lên bảng. 
(Tiết 1: chúng ta xé dán hình chữ nhật trước)
b. Nội dung:
* Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu.
- Đây là hình gì?
- Tìm những đồ vật có dạng hình chữ nhật ?
- Xung quanh ta có nhiều đồ vật dạng hình chữ nhật chúng ta ghi nhớ đặc điểm để xé, dán hình cho đúng.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh vẽ và xé hình chữ nhật.
+ Xé hình hình chữ nhật: Tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải dùng ngón trỏ và ngón cái xé được tờ giấy theo sát được đánh dấu, ta được hình chữ nhật.
+ Dán hình: Hướng dẫn học sinh bôi hồ vào mặt sau, xoa đều và dán cho cân đối.
* Hoạt động 3. Thực hành.
- Cho học sinh thực hành xé, dán hình chữ nhật .
- GV quan sát, giúp đỡ.
* Hoạt động 4. Trình bày sản phẩm.
- Cho học sinh trình bày sản phẩm.
- GV đánh giá và nhận xét.
4. Củng cố - Liên hệ:
- Nêu lại cách xé, dán hình chữ nhật? 
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chúng ta đã biết cách xé dán hình chữ nhật... hình phẳng, thẳng.
- Về nhà tiếp tục xé dán hình chữ nhật, chuẩn bị tiết sau xé dán hình tam giác.
- Cho học sinh vệ sinh lớp học.
- GV nhận xét tiết học.
1’
2’
1’
4’
5’
20’
4’
2’
1’
- Học sinh để đồ dùng lên bàn.
- HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát.
- Đây là hình chữ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc