Giáo án: Tự chọn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Tam Hưng

doc 12 trang Người đăng haibmt Lượt xem 7192Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Tự chọn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Tam Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Tự chọn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Tam Hưng
Ngày soạn: 13/8/2014
TIẾT 1: ÔN BÀI PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?
? Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?
? Bằng những con đường nào, Người có được vốn văn hoá ấy? 
- Đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa, làm nhiều nghề.
- Luôn có ý thức học hỏi,tiếp thu để phục vụ công việc cách mạng.
( Trong c/đ bôn ba, người đã sống dài ngày ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh Chế Lan Viên có lần viết: ( Người đi tìm hình của nước)
"Đời bồi tầu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi"
* Gv: Như vậy vốn văn hóa sâu rộng của Bác không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, vất vả. 
? Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác?
? Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em có suy nghĩ gì về cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
? Vì sao nói đó là lối sống kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Vì lối sống của Bác có sự thống nhất giữa lối sống DT và lối sống nhân loại. Đây không phải là lối sống ép mình trong khắc khổ, cũng không phải là thần thánh hóa làm cho khác đời mà biểu hiện của 1 nét đẹp thanh cao ở sự tự nhiên giản dị. Đây là cách sống có VH, trở thành một quan niệm thẩm mĩ; cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
? Cho câu chủ đề: “Chúng ta tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh để càng thêm tự hào, kính yêu Bác và tự nguyện học tập theo gương Bác.
 Hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo phép lập luận quy nạp để triển khai ý của câu chủ đề trên.
Bài tập 1:
- Tác giả Lê Anh Trà.
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
* Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
Bài tập 2:
Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng về lối sống giản dị của Bác:
+ Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, chỉ có vẻn vẹn vài phòng.
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi.
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa muối,
Bài tập 3:
Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng vô cùng thanh cao và giản dị.
+ Cách sống như câu chuyện thần thoại, như một vị tiên hết mức giản dị và tiết chế.
+ Đây không là lối sống khắc khổ của những con người tự tìm cái vui trong cuộc đời nghèo khổ;
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Bài tập 4:
 Yêu cầu:
- Trình bày đoạn văn theo phép lập luận quy nạp.
- Nêu ngắn gọn vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
- Tình cảm, thái độ của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
4. Củng cố:
 - Em hiểu gì về phong cách Hồ Chí Minh?
 - Đọc bài thơ hay viết về Bác mà em biết.
 - Sưu tầm những câu chuyện viết về tấm gương đạo đức HCM.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh?
Vẻ đẹp của phong cách HCM thể hiện trong p/cách sống và làm việc?
 - Ôn lại cách viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
Ngày soạn: 22/8/2014
Ngày dạy: 27/8/2014
TIẾT 2: ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố một số kt về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8.
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách viết đoạn văn thuyết minh kết hợp với lập luận ( viết phần mở bài, thân bài, kết bài).
B. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu cách viết đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp?
3. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:
? Văn thuyết minh là gì? Cho ví dụ?
 ? Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì ?
- Mục đích : Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, sự việc.
? Đặc điểm t/c của VB thuyết minh?
- Đặc điểm t/c: Khách quan, xác thực, rõ ràng, c/xác, chặt chẽ, sinh động.
? Kể tên các phương pháp thuyết minh mà em đã học?
- Phương pháp thuyết minh : Nêu định nghĩa, phân loại, phân tích, nêu ví dụ, dùng số liệu, liệt kê, so sánh.
* Hoạt động 2:
 Bài 1: Em hãy viết đoạn văn mở bài cho bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
 Hs viết doạn văn.
GV gọi hs đọc. Nhận xột.
? Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về những giá trị tinh thần mà cây lúa mang lại cho đời sống con người Việt Nam.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân cũng giống như động đất, sóng thần vừa qua, trong một phút có thể biến những dải bờ biển mênh mông tươi đẹp của 5 quốc gia Nam á thành đống hoang tàn, cướp đi 155.000 người trong khoảnh khắc. Điều đáng nói là không có ngành khoa học và công nghiệp nào có những tiến bộ nhanh chóng vượt bậc như ngành công nghiệp và khoa học nguyên tử hạt nhân. Nhưng những người chủ sáng tạo ra nó lại sử dụng vào mục đích chiến tranh thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả huỷ diệt tất cả.
Nhưng may thay điều đó chưa xảy ra, nhưng đó là cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng. Chỉ cần một cái ấn nút trên bảng điều khiển là tất cả thành cái chết và huỷ diệt. Nhưng tại sao kể cả nhưng tên hiếu chiến nhất cũng vẫn chưa dám và không dám sử dụng vũ khí hạt nhân hàng loạt. Bởi vì nếu như vậy thì khó tránh khỏi cả đôi bên cùng chết. Thế giới chỉ là một đống hoang tàn, mất hết dấu vết của sự sống sau vài cái nhấn nút điên rồ. Nên chủ yếu các bên, các nước tập trung vào việc chạy đua tàng trữ vũ khí hạt nhân để đối đầu, răn đe, thách thức nhau, đe doạ, ép buộc nhau mà thôi. Nhưng như vậy càng làm cho thế giới biến thành kho chứa thần chết,ngày càng tích tụ và tiềm tàng hiểm hoạ
I. Lý thuyết:
1. Văn thuyết minh là gì? 
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một vị thuốc.
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú
2. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu, nói vừa phải, tránh đại ngôn
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
 Việt Nam là nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước từ rất lâu đời. Cây lúa là cây lương thực hàng đầu và là trong những loại cây tiêu biểu của xứ sở này. Nó có vai trò và vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam.Đi khắp đất nước từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những đồng lúa thẳng cánh cò bay quen thuộc:
 “ Việt Nam đất nước ta ơi
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.” 
Bài tập 2: 
Cây lúa không chỉ mang lại cho chúng ta những lợi ích về vật chất mà còn đem lại cho chúng ta giá trị về tinh thần. Từ xưa đến nay cây lúa luôn là biểu tượng cho nền văn minh lúa nước của người Việt Nam. Ngay cả trong quốc huy của nước Việt Nam ta cũng có thể thấy biểu tượng của những bông lúa bao quanh. Văn hóa ẩm thực của ta liên quan rất nhiều đến gạo. cây lúa cung cấp cho ta bánh chưng, bánh giày để cúng lễ trời đất tổ tiên vào ngày Tết, Nhiều lễ hội với nhiều món ăn cổ truyền từ cây lúa nước xuất hiện. Từ lâu chúng ta đã biết đến bài hát Hat gạo làng ta của nhà thư Trần Đăng Khoa. Một bài ca dao cổ cũng cho ta thấy vai trò quan trọng của cây lúa :
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài tập 3 : Viết một đoạn văn giới thiệu và giải thích vì sao chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất?
Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất vì:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hũy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Chi phí cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người; cho thấy tính chất phi lí của nó.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
4. Củng cố:
 - Để viết được một đoạn văn thuyết minh đầy đủ em dựa vào những yếu tố nào? Em có thể sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Ôn lại bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
 - Viết bài văn hoàn chỉnh thuyết minh về cây lúa.
 - Ôn bài “Các phương châm hội thoại”.
Ngày soạn: 28/8/2014 
TIẾT 3: CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu cần đạt: - GV HD HS ôn tập về các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, sự phát triển của từ vựng.
 - HS vận dụng những kiến thức lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các phương châm hội thoại? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và hs
 Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: 
 - Thế nào là phương châm về lượng?
- Cho ví dụ?
- Em hiểu gì về phương châm về chất? Cho ví dụ?
- Kể tên các phương châm hội thoại khác mà em đã học?
* Hoạt động 2:
Bài tập 1: Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. Ông nói gà, bà nói vịt.
b. Nói như đấm vào tai.
c. Nửa úp nửa mở.
d. Đánh trống lảng.
e. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Bài tập 2:Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn kể về Thuý Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:
“ Thiếp danh đưa đến lầu hồng”
 ? Theo em Từ Hải có “vi phạm” phương châm hội thoại nào không? vì sao?
Bài tập 3: 
	Câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” và câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có phải mâu thuẫn nhau không ? Dựa vào phương châm hội thoại em hãy lý giải điều đó.
Đáp án
a. Phương châm về chất.
b. Phương châm lịch sự.
c. Phương châm về lượng.
d. Phương châm lịch sự.
Bài tập 5:	Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố:
+ Lượt lời thứ nhất: “- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”.
 + Lượt lời thứ hai: “ - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
+ Lượt lời thứ ba: “ - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”.
Từ ba lượt lời trên, em hãy cho biết:
 a) Từ ngữ xưng hô đó làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như thế nào?
 b) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
 c) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?
I. Khái niệm:
- Phương châm về lượng: nói đúng nội dung, không thiếu, không thừa.
Ví dụ: A. Cậu mua áo ở đâu mà đẹp thế?
 B. Hàng cô Lan ngay cổng chợ ấy.
- Phương châm về chất: đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Ví dụ: Sáng nay, Mai nghỉ học vì ốm, tớ qua nhà, mẹ Mai gửi đơn xin phép đây này.
- Phương châm quan hệ: cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Ví dụ: A. Hôm nay lớp mình vui quá nhỉ.
 B. Phải đấy, tớ cười đau cả bụng.
- Phương châm cách thức: cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
Ví dụ: Mẹ mua chả cá rất ngon./ Mẹ mua chả ngon.
- Phương châm lịch sự: cần phải tế nhị và tôn trọng người khác.
Ví dụ: Bác làm ơn cho cháu đi qua ạ!
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Ông nói gà, bà nói vịt
ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp nhau, không hiểu nhau.
Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ
b. Nói như đấm vào tai:
ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
Phương châm lịch sự.
c. Nửa úp nửa mở:
ý nghĩa: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý
Phương châm hội thoại liên quan: cách thức
d. đánh trống lảng:
ý nghĩa: lảng ra, né tránh không muốn tham dự vấn đề mà người đối thoại đang trao đổi.
Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ
e. Nói như dùi đục chấm mắm cáy:
ý nghĩa: nói thô thiển, thiếu tế nhị
Phương châm hội thoại liên quan: pc lịch sự
Bài tập 2:
- Từ Hải đã vi phạm phương châm về chất.
- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh - một nơi xấu xa. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến lầu hồng -chỉ nơi ở của người con gái đài các. 
 Song chính cách nói đó của Từ Hải người đọc mới ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thuý Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đầy đoạ của nàng.
Bài tập 3:
Gợi ý: 2 câu tục ngữ không mâu thuẫn .
Giải thích:
+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng). Đó là khi ta phát huy được hiệu quả lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.
+ Lời nóivừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị, mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp.
Bài tập 4:
Điền tên phương châm hội thoại ở cột B tương ứng với mỗi câu tục ngữ, ca dao ở cột A. 
A
B
1. Nói dơi nói chuột.
a-
2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
b-
3. Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ.
c-
4. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
d-
Bài tập 5:
 a. L1: vai xã hội bất bình đẳng: chị Dậu xưng cháu- gọi cai lệ bằng ông.
 - L2,3: đã có sự thay đổi cách xưng hô: chị Dậu xưng tôi- gọi cai lệ ông-> bình đẳng. xưng bà- gọi cai lệ bằng mày-> bất bình đẳng.
b. Tình huống giao tiếp thay đổi, vai xã hội đó có sự thay đổi.
c. Trong hoàn cảnh bị ức hiếp đến đường cùng thì người nông dân có thể vùng dậy đấu tranh.
4. Củng cố: 
- Dựa vào đâu để em xác định đúng các phương châm hội thoại?
- Kể tên các phương châm hội thoại?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại các phương châm hội thoại.
- Làm BT: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
 Nội dung câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Ngày soạn: 5/9/2014
TIẾT 4: CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 - GV HD HS ôn tập về các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, sự phát triển của từ vựng.
 - HS vận dụng những kiến thức lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các phương châm hội thoại? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và HS
 Nội dung kiến thức
? Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo một trật tự hợp lý để tạo thành cuộc hội thoại giữa người cha và người con.
( Chú ý: Viết lại thành đoạn hội thoại hoàn chỉnh)
-- HS viết đoạn hội thoại.
Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đó vi phạm“ phương châm hội thoại ” nào? Tại sao?
Sử dụng cách dẫn nào ? Hãy chỉ ra lời dẫn đó, giải thích ngắn gọn, lý do. 
Đọc các đoạn thơ đoạn văn sau cho biết nội dung, xem tác giả sử dụng những phương châm hội thoại nào?
 Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
 Sắp xếp các dòng dưới đây theo một trật tự hợp lý để tạo thành cuộc hội thoại giữa người cha và người con.
Im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chố...
 - Ít nhất phải năm xu. Mua ớt nó không có tiền trả lại.
 - Rầy hai xu, hàng chỗ nó chả bền thì sao...
 - Hai xu không bền thì mấy xu mới bền?
 - Một ngàn ấm...ễnh láo cả đời không đi chợ, cứ tưởng chố rẻ lắm. 
 - Thì mua cả năm xu vậy. Năm xu thì nấu được mấy ấm?
Bài tập2: Đọc các đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu nêu ở dưới:
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên rằng “ Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu
Rằng: “ Mua ngọc đến Lam Kiều”
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
Mối rằng: “ Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Gợi ý:
a) Nhân vật Mã Giám sinh đó vi phạm “ phương châm lịch sự”, thể hiện ở cách trả lời cộc lốc.
 Nêu được các câu thơ có lời dẫn.
b) Những câu thơ sử dụng cách dẫn trực tiếp, nhận biết được cách dẫn trực tiếp nhờ: Những lời nói được dẫn nguyên văn và để trong dấu: “...”,có từ rằng trước lời dẫn.
Bài tập 3:
a)Trong phần đầu "BNĐC", Nguyễn Trãi có viết: 
Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi"..
=> Nguyễn Trãi đã nêu lên những chứng cớ l/s, làm cho giọng văn đanh thép, hùng hồn, khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niềm tự hào. Phương châm về chất được thể hiện rất rõ trong lời văn của Nguyễn Trãi.
b) Những chứng cớ mà Chủ Tịch HCM nêu lên trong đoạn văn sau là những sự thật l/s không thể nào chối cãi được, nhằm lên án, kết tội TDP trong 80 năm thống trị đất nước ta. 
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc k/n của ta trong nhữg bể máu. 
Chúng ràng buộcdư luận, thi hành chính sách ngu dân
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để cho nòi giống ta suy nhược
=> Những tội ác ghê tởm của TDP đã bị căm thù lên án, nỗi nhục vong quốc nô được giãi bầy một cách cụ thể, xác thực. Phương châm về chất đã tạo nên tính tư tưởng của đoạn văn này. 
Bài tập 4:
 Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Ăn đơm nói đặt: bịa đặt những chuyện không hay gán cho người.
b) Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ xác thực, không đáng tin.
c) Ăn không nói có: nói dối một cách trơ trẽn, trắng trợn.
4. Củng cố: 
 - Kể tên các phương châm hội thoại?
 - Để viết được đoạn văn có sử dụng phương châm hội thoại em dựa vào những gì để viết đúng.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Sưu tầm, đọc các bài văn, bài thơ có sử dụng các phương châm hội thoại?
 - Tìm các câu ca da, tục ngữ, thành ngữ có sử dụng các phương châm hội thoại?
 - Ôn lại VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tu_chon_van_9.doc