Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 70: Trả bài kiểm tra học kỳ II - Năm học 2015-2016

pdf 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 08/11/2023 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 70: Trả bài kiểm tra học kỳ II - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 70: Trả bài kiểm tra học kỳ II - Năm học 2015-2016
Ngày 5/5/2016 Tiết 68 + 69: KIỂM TRA HỌC KỲ II 
Ngày soạn: 6/5/2016 
Ngày dạy: 10/5/2016 
Tiết 70: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
(Theo đề của PGD) 
Năm học 2015 - 2016 
Môn: Toán - Lớp 7 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được kết quả bài kiểm tra, qua đó đánh giá phần kiến thức đã 
nắm vững, trình bày tốt, phần nào còn thiếu xót để bổ sung kiến thức. 
- HS phần nào tự đánh giá khả năng, năng lực của bản thân. 
II. Chuẩn bị: 
 Bài kiểm tra học kỳ đã chấm. 
III. Chữa bài: Phần đại số 
Trắc nghiệm (2 điểm) 
Câu 1 Điểm kiểm tra môn Toán học kỳ I của 30 học sinh lớp 7A được ghi lại như 
sau: 
9 8 7 9 6 4 8 8 7 5 
9 8 8 7 6 6 9 10 6 4 
8 7 6 8 7 9 7 9 8 6 
a) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 
 A. 7 B. 6 C. 5 D.4 
b) Điểm kiểm tra trung bình của 30 học sinh là: 
 A. 6,5 B. 7 C. 7,3 D. 7,5 
Câu 2 Đa thức M = x5y3 - x3y4 + x5 - x5y3 + x3y4 + y4 - 7 có bậc là: 
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
Câu 3 Điểm cách đều 3 đỉnh của một tam giác là giao điểm của ba đường: 
 A. Trung tuyến B. Trung trực C. Phân giác D. Đường cao 
Câu 4 Tam giác vuông ABC có hai cạnh góc vuông AB = 3cm; AC = 4cm và G là 
trọng tâm. Độ dài đoạn thẳng GM (M là trung điểm của BC) là: 
 A. 
5
2
𝑐𝑚 B. 
5
3
𝑐𝑚 C. 
5
4
𝑐𝑚 D. 
5
6
𝑐𝑚 
Tự luận (8 điểm) 
Bài 1 (1,5 điểm) 
Cho đa thức: P = x4 y
5
 + x
3
 + 3 + x
4
y
5
 - y
2
 - xy
4
 + 1 
a) Thu gọn đa thức P và tìm bậc của P. 
b) Tính giá trị của đa thức P khi 𝑥 =
−1
2
;𝑦 = 2. 
Bài 2 (2,5 điểm) Cho hai đa thức 
 A(x) = −
1
2
𝑥5 + 3𝑥3 + 2𝑥2 + 𝑥 +
1
2
 B(x) = 
1
2
𝑥5 − 3𝑥3 − 𝑥2 − 𝑥 +
1
2
a) Tính Q(x) = A(x) + B(x). 
b) Chứng tỏ đa thức Q(x) không có nghiệm với mọi giá trị của x. 
c) Tìm nghiệm của đa thức Q(x) - 5. 
Bài 3 (3,5 điểm) Cho tam giác ABC cân có AB = AC = 5cm, BC = 8cm. Kẻ AH là 
phân giác của góc BAC (H thuộc BC). 
a. Chứng minh HB = HC, từ đó tính độ dài đoạn thẳng AH. 
b) Gọi M, N lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ H xuống AB và AC. Chứng 
minh AH là đường trung trực của MN và MN //BC. 
c) So sánh 2AH + BC với 2AB. 
Bài 4 (0,5 điểm) Với giá trị nguyên nào của x thì biểu thức 𝐴 =
2016−𝑥
16−𝑥
 có giá trị 
lớn nhất. Tìm giá trị đó. 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Trắc nghiệm (2 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm (Câu 1 mỗi ý đúng cho 0,25 điểm). 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 
A C B B D 
Tự Luận (8 điểm) 
 Nội dung Điểm 
Bài 1 
(1,5 điểm) 
a) - Nhóm đúng các hạng tử đồng dạng 
- Thu gọn: P = 2x4y5 - xy4 + x3 - y2 + 4 
- Tìm đúng bậc của P: Bậc 9 
0,25 
0,25 
0,25 
b) - Thay các giá trị cho trước của x, y vào biểu thức P (thu 
gọn) được biểu thức số đúng. 
- Tính đúng 𝑃 =
95
8
. 
- Kết luận đúng. 
0,25 
0,25 
0,25 
Bài 2 
(2,5 điểm) 
a) - Đặt phép tính A(x) + B(x) đúng. 
- Thực hiện tính cộng đúng: Q(x) = A(x) + B(x) = x2 + 1 
0,5 
0,5 
b) - Lập luận x2 + 1 > 0 với mọi x, rồi suy ra Q(x) ≠ 0 với 
mọi x. 
- Kết luận đa thức Q(x) không có nghiệm với mọi giá trị 
của ẩn x. 
0,5 
0.25 
c) Tính đúng Q(x) - 5 = x
2
 - 4. 
- Lập luận tìm đúng nghiệm: x = 2 hoặc x = -2 và kết 
luận 
0,25 
0,5 
Bài 3 
(3,5 điểm) 
Vẽ hình đúng tới câu a), ghi GTKL đúng 0,5 
a) - Chỉ ra 𝐵𝐴𝐻 = 𝐶𝐴𝐻 . 0,25 
0,25 
Từ đó chứng minh ∆𝐴𝐻𝐵 = ∆𝐴𝐻𝐶 (𝑐.𝑔. 𝑐) 
Suy ra HB = HC 
- từ chứng minh HB = HC suy ra HB = HC = 
𝐵𝐶
2
=
8
2
= 4 
- Chứng minh AH ⊥ 𝐵𝐶 tại H từ đó suy ra ∆𝐴𝐻𝐵 vuông 
tại H. 
Áp dụng định lý Pytago tính AH = 3 cm 
0,25 
0,5 
b) - Chứng minh hai tam giác vuông AHM và AHN bằng 
nhau ( Cạnh huyền - góc nhọn). 
- Suy ra: 
 AM = AN suy ra A thuộc đường trung trực của MN 
 HM = HN suy ra H thuộc đường trung trực của đoạn 
thẳng MN. 
Suy ra AH là đường trung trực của đoạn thẳng MN. 
Chỉ ra AH ⊥ 𝑀𝑁; AH ⊥ 𝐵𝐶 từ đó suy ra MN // BC (giải 
thích đúng) 
0,5 
0,5 
0,25 
c) - Áp dụng BĐT tam giác có AH + HB > AB 
AH + HC > AC 
- Suy ra AH + HB + AH + HC > AB + AC 
 Hay 2AH + BC > 2AB 
0,25 
0,25 
Bài 4 
(0,5 điểm) 
- Ta có: 𝐴 =
2000 +(16−𝑥)
16−𝑥
= 1 +
2000
16−𝑥
- Lập luận: Để A (max) thì 
2000
16−𝑥
 (max) 
Suy ra 16 - x là số nguyên dương nhỏ nhất. Từ đó tính 
được x = 15 rồi kết luận 
0,25 
0,25 
IV Củng cố: 
 Nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của bài kiểm tra. 
V. Hướng dẫn về nhà 
 Nghỉ hè ôn tập lại toàn bộ kiến thức lớp 7. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_toan_lop_7_tiet_70_tra_bai_kiem_tra_hoc_ky_ii_nam_ho.pdf