Tiết 3: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững: Một số khái niệm về lập trình. Vai trò và phân loại chương trình dịch. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình. Các quy định về tên, biến và hằng của một ngôn ngữ lập trình. 2. Kỹ năng: Biết viết hằng và biến theo đúng quy định trong một ngôn ngữ lập trình. 3. Thái độ: Ham thích môn học, có tính kỉ luật cao và tinh thần làm việc theo nhóm. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án – Sách GK - Đồ dùng dạy học Học sinh: Vở soạn, sách GK, vở học. III/ Phương pháp truyền thụ: Dựa vào những kiến thức đã học ở bài 1,2 để dẫn dắt vào từng bài tập. IV/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng Câu 1: Hãy nêu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình? bảng chữ cái gồm những kí tự nào? Câu 2: Tên là gì? đặt ba tên đúng và ba tên sai trong NNLT? ` Câu 3: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn? Thử cho ví dụ từng loại tên? V/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Ghi câu hỏi lên bảng gọi HS trả lời và cho điểm. HS: Có ba loại Ngôn ngữ bậc cao Ngôn ngữ máy Hợp ngữ HS: Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các đặc điểm sau: Gần với ngôn ngữ tự nhiên Chương trình viết của ngôn ngữ này có thể thực hiện trên nhiều máy tính khác nhau. Cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu. HS: Chương trình dịch là chương trình để chuyển chương trình thành chương trình đích HS: Câu a) Thông dịch; Câu b) Biên dịch HS: Hằng HS: * Những biểu diễn sau đây không phải là hằng trong Pascal c) 6,23 Dấu phẩy phải thay bằng dấu chấm e) A20 Là tên chưa rõ giá trị * Những biểu diễn sau đây là hằng trong Pascal g) 4+6 Là biểu thức hằng trong Pascal chuẩn cũng được coi là hằng trong Turbo Pascal i) ‘TRUE’ Là hằng xâu những không phải hằng logic. h) ‘C Sai qui định về xâu: thiếu nháy đơn ở cuối Tên dành riêng Tên do người lập trình đặt Tên chuẩn Câu hỏi 1: Kể tên các ngôn ngữ lập trình mà em biết? Câu hỏi 2: Trong các ngôn ngữ lập trình trên, tại sao người ta phải xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao? Câu hỏi 3: Chương trình dịch là gì? * Hoàn thành các câu sau: a.Trình lần lượt dịch từng lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch. b.Trình .dịch toàn bộ chương trình nguồn hành chương trình đích có thể thực hiện ngay trên máy. Câu hỏi 4: Cho biết đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình được gọi là gì? * Dựa vào giá trị và quy ước của các hằng thường dùng, cho biết biểu diễn nào sau đây không phải là biểu diễn hằng trong Pascal và giải thích? (bài tập 6/Tr.13) a) 150.0 b) -22 c) 6.23 d)’43’ e)A20 f) 1.06E g) 4+6 h) ‘C i) ‘TRUE’ Câu hỏi 5: Trong các cụm kí tự sau, cụm kí từ nào được gọi là tên chuẩn, tên dành riêng, tên do người lập trình đặt? 1. const, Var, PROGRAM, end, begin 2. x, s1, pt_bac_2, AB1 3. sqrt, Integer, BREAK, BYTE VI/ Củng cố: Giáo viên nhắc lại các thành phần của chứ cái, các khái niệm và phân biệt tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình tự đặt, hằng, biến. VII/ Dặn dò: Làm các bài 4,5,6/13 vào vở bài tập. Đọc bài “Bài đọc thêm 2” NGÔN NGỮ PASCAL trang 14.15 VIII/ Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: