Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 11, Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 11, Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 11, Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm
Tiết 11: §9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh 
- Hiểu con lệnh ghép
	2. Kỹ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
-Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết,áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản
3. Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình. 
II/ Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án – Sách GK 
- Học sinh: Vở soạn, sách GK, vở học.
III/ Phương pháp truyền thụ: 
- Nên sử dụng thuật toán các em đã học ở lớp 10
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng
Câu 1: Thủ tục write và writeln khác nhau như thế nào? dùng cặp thủ tục write và readln để nhập m,n vào từ bàn phím?
Câu 2: Nêu một số thao tác thường dùng trong Pascal? Cuối chương trình không có readln thì việc gì sẽ xảy ra? 
V/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Câu hỏi: Những câu nói sau đây có dạng của mệnh đề gì?
Trả lời:
-Chiều mai nếu trời không mưa thì Châu đến nhà Ngọc chơi.
Câu nói trên có dạng: Nếu.... Thì....
-Chiều mai nếu trời không mưa thì Châu đến nhà Ngọc soạn bài, nếu trời mưa thì Châu gọi điện cho Ngọc để trao đổi.
Câu nói trên có dạng: Nếu.... Thì...., Ngược lại thì......
Câu hỏi: Em hãy vẽ sơ đồ khối của bài toán trên.
Trả lời: HS lên bảng vã sơ đồ khối của bài toán
GV nhận xét
Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ khối minh hoạ sự thực hiện của câu lệnh IF
Trả lời:
a)Dạng thiếu:
Điều kiện
Đúng
Câu lệnh
Câu hỏi: Sau THEN có thể viết bao nhiêu câu lệnh
Trả lời: Chỉ một câu lệnh duy nhất.
GV: Trong trường hợp sau THEN ta có từ 2 câu lệnh trở lên thì ta phải ghép chúng lại thành một nhóm nằm giữa 2 từ khoá Begin và end được gọi là câu lệnh ghép.
Câu hỏi: Câu lệnh ghep được xem là bao nhiêu câu lệnh.
Trả lời: Là một câu lệnh
GV: Trong câu lệnh If – then muốn thực hiện nhiều lệnh sau then hay nhiều lệnh sau Else làm thế nào? 
HS: Phải sử dụng câu lệnh ghép
GV: Khi đó ta cần gộp nhiều lệnh đó lại và coi đó là câu lệnh trong chương trình. Các NN lập trình thường có cấu trúc để thực hiện điều này. 
GV: Gọi HS xác định bài toán
HS: Trả lời
GV: Chỉ rõ đâu là lệnh ghép trong chuỗi lệnh này
HS: 
Begin 
 X1: = (-b-Sqrt(Delta))/(2*a);
 X2:= -b/a – X1 
 Writeln(‘X1=’,X1:3:2,’X2=’,X2:6:3);
 End;
I.RẼ NHÁNH:
Một trong hai việc cụ thể chắc chắn sẽ xảy ra, còn việc một hay việc hai sẽ được thực hiện thì tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể có thảo mãn hay không.
Các mênh đề rẽ nhánh thường có dạng:
Nếu.....Thì.......
Nếu......Thì......Nếu không thì......
Ví dụ: Thuật toán giải và biện luận phương trình bậc nhất ax + b = 0
Bước 1: Nhập a, b
Bước 2: Nếu a0 thì x:=-b/aàbước 4
Ngược lại àbước 3
Bước 3: Nếu b0 thì thông báo phương trình vô nghiệm
Ngược lại thông báo phương trình vô số nghiệm.
Bước 4: Đưa x ra màn hình.
II.CÂU LỆNH IF...THEN
1.Cú pháp:
a)Dạng thiếu:
IF THEN;
Trong đó:
IF, THEN là từ khoá
Điều kiện: Là biểu thức Logic hoặc biểu thức quan hệ.
Câu lệnh(Câu lệnh sau từ khoá THEN là một câu lệnh duy nhất.
2.Sự thực hiện:
a)Dạng thiếu:
Bước 1: Tính giá trị của biểu thức điều kiện.
Bước 2: Kiểm tra giá trị cảu biểu thức điều kiện
-Nếu biểu thức đk có giá trị đúng thì thực hiện câu lệnh sau từ khoá THEN, rồi thoát ra khỏi câu lệnh IF
-Nêu biểu thức đk có giá trị F thì thoát ra khỏi câu lệnh IF
3. Câu lệnh ghép:
- Trong NNLT Pascal câu lệnh ghép có dạng: 
Begin
End;
C Chú ý: 
- Sau End phải là dấu ; và trước Else không chứa dấu ;
- Thuật ngữ câu lệnh được hiểu chung là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
* Trong chương trình có đoạn lệnh sau: 
If delta < 0 then 
Writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’)
Else 
 Begin 
 X1: = (-b-Sqrt(Delta))/(2*a);
 X2:= -b/a – X1 
 Writeln(‘X1=’,X1:3:2,’X2=’,X2:6:3);
 End;
VI/ Củng cố:
Nhắc lại cú pháp và chức năng của câu lệnh rẽ nhánh 
VII/ Dặn dò: 
Làm bài tập và chuẩn bị bài 
VIII/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 11.doc