Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 7+8 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 7+8 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 7+8 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thắm
Tiết 7: §7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN 
 §8. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững:
- Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.
- Biết các bước soạn thảo, dịch thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Biết một số công cụ của môi trường Turbo Pascal
	2. Kỹ năng:
- Viết được một số lệnh vào/ ra đơn giản
- Biết cách chỉnh dửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được. 
3. Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình. 
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án – Sách GK - Đồ dùng dạy học
Học sinh: Vở soạn, sách GK, vở học.
III/ Phương pháp truyền thụ: 
- Nêu vấn đề
- Sử dụng bảng phụ ghi tên các hàm chuẩn.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu dạng của biểu thức quan hệ? cho ví dụ? Biểu thức logic là gì? Nêu các phép toán logic và cho ví dụ?
V/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Khi sử dụng các ứng dụng thường phải nhập thông tin vào, như vậy bằng cách nào ta nhập thông tin vào khi lập trình.
H? Làm thế nào để nhập gia trị từ bàn phím vào cho biến
GV: Diễn giải hoạt động của READ/READLN, nêu sự khác nhau khi dùng Read/Readln.
GV: Mỗi ngôn ngữ có cách nhập thông tin khác nhau. 
GV: Đưa hai ví dụ về chương trình có nhập thông tin vào từ bàn phím
VD1: Xét chương trình sau: 
Program VD;
Uess crt; 
Var Tuoi: Byte;
Begin 
 Clrscr;
 Write(‘Moi ban cho biet tuoi cua ban’); 
 Readln(tuoi);
 Write(‘Cam on tuoi cua ban la’,tuoi,’tuoi’);
 Readln; 
End. 
GV: Chạy chương trình cho HS quan sat, nhận xét về chương trình.
Giải thích việc nhập dữ liệu cho nhiều biến đồng thời.
 GV: Thay đổi lệnh Readln( a,b,c) trong VD 2 thành Read(a,b,c), chạy chương trình để học sinh thấy sự khác nhau của hai lệnh này. 
GV: Có nhận xét gì khi chạy chương trình ở ví dụ 2
HS: Việc ghi ra dữ liệu thì 3 giá trị a,b,c dính liền nhau và người sử dụng không phân biệt được giá trị của từng biến. 
GV: Vậy làm thế nào để và có những cách nào để hiển thị dữ liệu theo ý muốn của người lập trình. 
- Mỗi NN có cách đưa thông tin ra màn hình khác nhau.
GV: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa Write và Writeln?
HS: Giống: Đưa kết quả ra màn hình; Khác: Write không đưa con trỏ xuống dòng, Writeln đưa con trỏ xuống dòng.
GV: Đưa ra hai ví dụ:
VD1:
- Để nhập giá trị từ bàn phím ta thường dùng:
Write(‘Nhap gia tri của M:’); {1}
Readln(M); {2}
- Trong đó {1} Đưa ra thông báo: Nhap gia tri cua M: còn{2} dùng để đọc giá trị và gán biến cho M
Cấu trúc {1} và {2} gọi là giao tiếp giữa người và máy.
GV: Giới thiệu một số tập tin cần thiết để Turbo Pascal có thể chạy được, hướng dẫn cho các em cách khởi động Pascal trên máy tính 
GV: Giới thiệu một số thao tác thường dùng khi soạn thảo chương trình trong môi trường soạn thảo Pascal
GV: Thực hiện một vài lần các thao tác này để HS mức độ tiện lợi của nó khi soạn thảo cũng như chạy chương trình
GV: Viết một chương trình ví dụ, thực hiện các thao tác sửa lỗi... 
- Có thể lấy ví dụ yêu cầu người dùng nhập vào năm sinh, trả ra kết quả là tuổi của người đó.
Bài 7:
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím:
a. Cấu trúc Read/Readln:
Read/Readln(, ...., );
VD: Read(N)
 Readln(a,b,c);
 - Khi nhập dữ liệu từ bàn phím Read và Readln có ý nghĩa như nhau, Readln luôn chờ để gõ Enter.
VD2: Xét chương trình sau: 
Program VD;
Uess crt; 
Var a,b,c: Integer;
Begin 
 Clrscr;
 Write(‘Moi ban nhap ba so:’); 
 Readln(a,b,c);
 Write(‘Ban vua nhap vao ba so :’ a,b,c);
 Readln; 
End. 
2. Đưa dữ liệu ra màn hình:
- Để đưa dũ liệu ra màn hình tại vị trí con trỏ, ta dùng thủ tục Write hoặc Writeln với cấu trúc sau: 
Write/Writeln ();
Trong đó danh sách kết quả ra có thể là tên biến, tên hằng hoặc biểu thức .
VD:
Write(a,b,c);
Writeln(Giá trị của N la:’,N);
- Thủ tục Writeln sau khi đưa kết quả ra màn hình sẽ chuyển con trỏ màn hình xuống dòng tiếp theo. 
VD2: Xét chương trình đầy đủ sau: 
Prrogram VD2;
Var N:Integer;
Begin 
 Write(‘Lop co bao nhieu nguoi:’);
 Readln(N);
 Writeln(‘Vay la ban co’,N-1,’nguoi ban trong lop’);
 Write(‘Go Enter để kết thúc chương trình’) 
 Readln; 
End. 
Bài 8: 
- Ba file chủ yếu của Pascal: 
Turbo.exe (file chạy)
Turbo.tpl (file thư viện)
Turbo.tph (file hướng dẫn)
- Quan sát màn hình Pascal trong sách GK
Một số thao tác thường dùng trong Pascal
- Xuống dòng: Enter
- Ghi file vào đĩa: F2
- Mở file đã có: F3
- Biên dịch chương trình: Alt+F9
- Soát lỗi chương trình: F9
- Đóng cửa sổ chương trinh: Alt ++ F3
- Chuyển qua lại giữa các cửa sổ: F6
- Xem lại màn hình kết quả: Alt+F5
- Thoát khỏi TP: Alt+X
VI/ Củng cố:
- Lấy một ví dụ đơn giản lập trình trực tiếp trên máy cho HS quan sát
- Nhắc lại sự hoạt động của Write và Writeln, Read/Readln;
VII/ Dặn dò: 
Chuẩn bị bài tập và thực hành 1
VIII/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc