Giáo án Tin học 6 - Tuần 20 - Tiết 30 đến tiết 40

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tuần 20 - Tiết 30 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học 6 - Tuần 20 - Tiết 30 đến tiết 40
Tuần : 
20
Ngày soạn: 
17/12/2013
Tiết: 
39
Ngày giảng: 
24/12/2013
Bài số: 
13
LÀM QUEN SOẠN THẢO VĂN BẢN
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết được Microsoft Word (Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word. (HĐ1)
- Biết cách thực hiện thao tác khởi động Word. (HĐ2)
- Nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: thanh bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ... (HĐ3)
- Hiểu được vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh trên thanh công cụ và lệnh tương ứng trên bảng chọn, biết mở bảng chọn, chọn nút lệnh trong bảng chọn và cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ; (HĐ3)
- Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên máy tính, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word. (HĐ4)
2. Kĩ năng: 
	- Thực hiện được các thao tác khởi động Word (HĐ3), tạo mới, mở văn bản đã được lưu trên máy tính (HĐ3), lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word. (HĐ4,5)
	- Thực hiện được một số thao tác cơ bản với các nút lệnh trên bảng chọn và thanh công cụ. (HĐ3,4,5)	
3. Thái độ: 	
	- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học;
	- Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá hệ thống máy tính, phần mềm soạn thảo văn bản, yêu thích môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: 
a) Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, thao tác mẫu
b) ĐDDH: SGK, Giáo án, phòng máy, phần mềm Word.
2. Học Sinh: SGK, bút, vở.
III - CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
1/ Ổn định lớp
 - Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ
 - Nêu các bước đổi tên thư mục?
- Nhận xét và cho điểm.
- HS báo cáo sỉ số
- HS trả lời: Các bước đổi tên thư mục;
+ Nhấp chuột phải vào thư mục cần đổi tên, chọn Rename
+ Gõ tên mới vào rồi nhấn phím Enter
3/ Bài mới
* Hoạt động 1:Văn bản và phần mềm soạn thảo
- Hằng ngày các em thường tiếp xúc với những loại văn bản nào?
- Ta có thể tạo ra văn bản bằng cách nào?
- Hiện nay có rất nhiều chương trình soạn thảo văn bản nhưng phổ biến nhất là phần mềm soạn thảo Microsoft word
-> Giáo viên giới thiệu về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
- Sách vở, báo 
- Có thể viết trên giấy hoặc đánh máy
- Lắng nghe và ghi nhớ
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo
- Một số ví dụ về văn bản: bài báo, sách vở 
- Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản do hãng phần mềm Microsoft phát hành
* Hoạt động 2:Khởi động Word
- Để khởi động một phần mềm trong Window em làm thế nào?
- Tương tự để khởi động Word?
->GV thực hành ngay trên máy và chiếu cho HS quan sát
- Em nào biết cách khác có thể lên thực hành cho các bạn cùng quan sát
->Vậy ta có thể khởi động Word theo những cách nào?
- Ghi bảng
- Nhấp đúp chuột vào biểu tượng tương ứng
- Nhấp đúp vào biểu tượng Word trên màn hình.
- Quan sát
- Thực hành theo cách vào Start/All Programs/Microsoft Word.
- Trả lời
- Ghi bài vào vở
2. Khởi động Word
- C1: Nhấp đúp vào biểu tượng Word trên màn hình.
- C2: Nhấp nút Start chọn All Programs (hoặc Programs) chọn Microsoft Word.
* Hoạt động 3: Các thành phần trên cửa sổ Word 
 - Chiếu cửa sổ Word lên màn hình và giới thiệu các thành phần trên cửa sổ Word cho học sinh quan sát
a/ Bảng chọn: 
- Cho học sinh quan sát và trả lời thanh bảng chọn gồm những bảng chọn nào?
- Giáo viên thực hiện môt thao tác chọn lệnh trong bảng chọn
b/ Nút lệnh
- Giới thiệu các nút lệnh thường dùng như mở tập tin tin mới, mở tập tin đã có, lưu tập tin 
- Giới thiệu các khái niệm bảng chọn, lệnh, nút lệnh
- Học sinh quan sát và tiếp thu
- Gồm File, Edit, View, Insert, Format, Tool, Table, windows, Help.
- Quan sát
- Quan sát và ghi nhớ
3. Các thành phần trên cửa sổ Word 
- Thanh bảng chọn có các bảng chọn
- Thanh công cụ có các nút lệnh
- Thanh cuộn dọc
- Thanh cuộn ngang
- Vùng soạn thảo văn bản 
- Con trỏ soạn thảo
a/ Bảng chọn
- Các nút lệnh được sắp xếp theo từng nhóm trong bảng chọn trên thanh bảng chọn.
b/ Nút lệnh
- Các nút lệnh thường dùng nhất được đặt trên thanh công cụ. Mỗi nút lệnh đều có tên để phân biệt.
* Hoạt động 4: Mở văn bản
- Thực hiện thao tác mở tập tin cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh rút ra các bước để mở tập tin đã có?
- Giới thiệu về hộp thoại Open
- Gọi học sinh lên thực hành mở tập tin
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước mở tập tin văn bản
* Lưu ý cho học sinh về tên tập tin văn bản trong Word
- Quan sát và trả lời
- Quan sát
- Thực hiện trên máy cho cả lớp quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe và tiếp thu
4. Mở văn bản 
- Để mở văn bản đã có, ta nhấp nút lệnh (Open ) hoặc chọn File/Open, cửa sổ Open hiện ra. Tìm và mở tập tin cần mở
Lưu ý: tên các tập tin văn bản trong Word có phần mở rộng ngầm định là .doc
* Hoạt động 5: Lưu văn bản
- Thực hiện thao tác mở tập tin mới, gõ một vài câu và thực hiện các bước lưu tập tin văn bản cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh rút ra các bước để lưu tập tin văn bản?
- Gọi học sinh lên thực hành lưu tập tin
- Gõ thêm một số câu vào bài của học sinh vừa làm và thực hiện thao tác lưu văn bản, yêu cầu học sinh nhận xét?
- Tiếp tục gõ thêm một số từ, đóng cửa sổ lại và không lưu sau đó mở lại tập tin đó và yêu cầu học sinh nhận xét?
-> Giáo viên rút ra một số lưu ý cho học sinh khi soan thảo văn bản.
- Quan sát và trả lời
- Thực hiện trên máy cho cả lớp quan sát
- Không thấy xuất hiện hộp thoại Save As.
- Nội dung vừa gõ không có trong tập tin văn bản
- Lắng nghe và ghi nhớ
5. Lưu văn bản
- Để lưu văn bản:
+ Ta nhấp nút lệnh (Save) trên thanh công cụ hoặc chọn File/Save.
+ Chọn nơi lưu văn bản.
+ Gõ tên tập tin vào mục Filename
+ Nhấp nút Save hoặc gõ phím Enter.
Lưu ý: Nếu văn bản đó đã được lưu ít nhất một lần, thì cửa sổ Save As sẽ không xuất hiện, mọi thay đổi đã được lưu trên chính tập tin văn bản đó.
* Hoạt động 6: Kết thúc
- Sau khi thôi làm việc với Word thì chúng ta phải làm gỉ?
- Vậy thực hiện việc kết thúc như thế nào?
Thực hiện thao tác đóng cửa sổ Word và yêu cầu học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh lên thực hiện và nhận xét.
- Đóng văn bản lại
- Quan sát, nhận xét: Có 2 cách 
+ Nhấp vào nút Close ở góc trên bên trái màn hình.
+ Vào File à Exit
- Lớp quan sát
6. Kết thúc làm việc với Word
Có 2 cách kết thúc phiên làm việc
+ Nhấp vào nút Close ở góc trên bên trái màn hình.
+ Vào File à Exit
- Lớp quan sát
4/ Củng Cố:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài học
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả các câu hỏi 1, 2, 3,6 trong sách giáo khoa
- Đọc BÀI ĐỌC THÊM 5
- Nhắc lại
- Đọc bài và ghi nhớ
5/ Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài, làm các bài tập 4, 5 trong SGK
- Xem trước bài mới : Soạn thảo văn bản đơn giản
IV-RÚT KINH NGHIỆM
----------˜˜&™™----------
Tuần : 
20
Ngày soạn: 
17/12/2013
Tiết: 
40
Ngày giảng: 
24/12/2013
Bài số: 
14
SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
	- HS cần biết được các thành phần cơ bản của một văn bản. (HĐ1)
	- HS biết được con trỏ văn bản, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo. (HĐ2)
2. Kĩ năng: 
	- Di chuyển được con trỏ soạn thảo trên cửa sổ làm việc Word. (HD2)
3. Thái độ: 	
	- Học sinh hiểu bài và hứng thứ với môn học.
	- Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá hệ thống máy tính, phần mềm soạn thảo văn bản, yêu thích môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: 
a) Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, quan sát, phương tiện trực quan, thao tác mẫu
b) ĐDDH: SGK, giáo án, phòng máy, phần mềm soạn thảo văn bản
2. Học Sinh: SGK, bút, vở.
III - CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1/ Ổn định lớp
 - Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ
 - Để mở một văn bản đã có, lưu văn bản mới ta thực hiện như thế nào?
- Cho một HS thực hành lưu văn bản trên máy.
- Nhận xét và cho điểm
- HS báo cáo sỉ số
- Trả lời: Để mở văn bản đã có, ta nhấp nút lệnh (Open) hoặc chọn File/Open, cửa sổ Open hiện ra. Tìm và mở tập tin cần mở
- Thực hành trên máy
3/ Bài mới
* Hoạt động 1: Các thành phần của văn bản
- Mở một văn bản chiếu lên màn hình để giới thiêu cho học sinh các thành phần của văn bản
- Yêu cầu hs nhận biết được các thành phần đó
- Quan sát
- Nhận xét
1. Các thành phần của văn bản
- Các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn.
- Khi soạn thảo văn bản ta cần phân biệt:
+ Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu 
+ Dòng: tập hợp các kí tự trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng.
+ Đoạn: nhiều câu liên tiếp, có liên quan nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản. Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn.
+ Trang: là phần văn bản trên một trang in.
* Hoạt động 2: Con trỏ soạn thảo
- Giới thiệu về con trỏ soạn thảo
- Lưu ý cho học sinh phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột
- Lắng nghe và ghi vào vở
- Tiếp thu
2. Con trỏ văn bản
- Con trỏ soạn thảo là một vach đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
- Lưu ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột
4/ Củng Cố:
- Bài học hôm nay chúng ta cần nắm vững: các thành phần cơ bản của văn bản; cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
5/ Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2
- Xem trước phần 3, 4 để chuẩn bị cho tiết học sau
IV-RÚT KINH NGHIỆM
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 20.doc