Giáo án Tiết 16 - 21 : Chủ đề : Định luật ôm

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiết 16 - 21 : Chủ đề : Định luật ôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tiết 16 - 21 : Chủ đề : Định luật ôm
Tiết 16-21 : CHỦ ĐỀ : ĐỊNH LUẬT ÔM
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức : 
- Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn
- Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.
- Tự suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng.
- Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện.
- Nắm được định luật Ôm đối với toàn mạch.
- Nắm được hiện tượng đoản mạch.
- Nắm được hiệu suất của nguồn điện.
- Nhận biết được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.
- Hiểu được các bước giải một số dạng bài toán về toàn mạch.	
2.Kỹ năng:
- Giải các dạng Bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.
- Thực hiện được các câu hỏi và giải được các bài tập liên quan đến định luật Ôm đối với toàn mạch.
- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.
- Vận dụng định luật Ôm, công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng công suất toả nhiệt của một đoạn mạch, công, công suất và hiệu suất của nguồn điện, công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song và hỗn hợp đối xứng để giải các bài toán về toàn mạch.
2.Thái độ:
- Giáo dục lòng say mê khoa học.
- Nghiêm túc học, chăm chỉ làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên : - Chuẩn bị một số câu hỏi tổng quát và phiếu học tập cho HS.
2. Học sinh : - Đọc trước bài ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1: Định hướng câu hỏi về nhà, giao nhiệm vụ để học sinh tự tìm hiểu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1: Em hãy quan sát thiết bị điện trong gia đình: Nồi cơm điện, bóng đèn, quạt điện, acquy đang nạp. Tìm hiểu xem điện năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
Câu 2: Tìm hiểu về các thông số ghi trên vỏ các dụng cụ đó?
Câu 3: Trong đèn pin, điều khiển từ xa người ta có thể dung loại có 1 pin, loại 2 pin hoặc nhiều pin theo em nhằm mục đích gì?
- Học sinh ghi câu hỏi .
- Học sinh nghiên cứu các bài 9,10 và 11 sách giáo khoa .
- Học sinh về nhà tìm hiểu them các kiến thức cần thiết để trả lời các câu hỏi định hướng giáo viên giao cho.
Tiết 2: Giao nhiệm vụ cụ thể
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm
- Phân lớp thành 3 nhóm học tập
- Phân nhóm trưởng cho 4 nhóm
+ Nhóm 1 : Nghiên cứu về định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
+ Nhóm 2 : Nghiên cứu về định luật Ôm cho toàn mạch.
+ Nhóm 3 : Nghiên cứu về định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện( máy thu điện)
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của mình
- Hướng dẫn tìm hiểu vấn đề sao cho sát với thực tế.
- Nhóm trưởng đọc phân công nhiệm vụ trước lớp.
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến viết thành báo cáo và nộp cho GV
- Hướng dẫn nhóm trưởng viết báo cáo
Tiết 3: Sinh hoạt nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhóm trưởng đọc lại phân công nhiệm vụ.
- Từng thành viên trình bày phần nghiên cứu của mình
Tiết 4+5: Báo cáo của các nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đánh giá bằng các mặt
+ Hình thức chuẩn bị, sử dụng công nghệ thông tin
+ Nội dung
+ Ứng dụng thực tiễn
- Các nhóm trưởng trình bày báo cáo
- Sau báo cáo có giao lưu câu hỏi
Tiết 6: Vận dụng làm bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chuẩn bị phiếu bài tập
- Hs giải các bài tập giáo viên giao.
* RÚT KINH NGHIỆM
Phân bố thời gian toàn bài:................................................................................................................
Thời gian cho tường phần:................................................................................................................
Nội dung kiến thức, kỹ năng:............................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:....................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án chủ đề Định luật Ôm.doc