Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp - Tập hợp con - Năm học 2016-2017

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp - Tập hợp con - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 4, Bài 4: Số phần tử của một tập hợp - Tập hợp con - Năm học 2016-2017
Ngày soạn: 24/8/2016	Ngày dạy: 31/8/2017
Tuần: 2
Tiết 4
§4. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
 I- MỤC TIÊU 
Kiến thức: 
Hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
Kỹ năng:
Biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các kí hiệu và Æ.
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi sử dụng các kí hiệu và . 
 4. Xác định nội dung trong tâm của bài:
- Biết được trong một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử.
	5. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
Năng lực chuyên biệt: năng lực phối hợp giải quyết vấn đề cụ thể
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
	1. GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, phấn màu, bảng số la mã.
2. HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
 - Ôn tập về cách ghi số tự nhiên đã học ở tiểu học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
 HS: - Làm BT 14/10 SGK. (7đ)
 - Viết giá trị của số trong hệ thập phân dưới dạng tổng giá trị của số các chữ số (đáp án : = a.1000 + b.100 + c.10 + d) (3đ)
3/ Nội dung bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Số phần tử của một tập hợp:
 Cho các tập hợp:
 A = {5} : Có 1 phần tử.
 B = {x,y} : Có 2 phần tử.
 C={1;2;3;.....;100} : Có 100 phần tử.
 N={0;1;2;3;..... } : Có vô số phần tử.
?1. D = {0} : Có 1 phần tử.
 E= {bút, thước} : Có 2 phần tử.
 H={xN| x10} : Có 11 phần tử.
?2. Không có số tự nhiên x nào mà x+5=2.
* Chú ý: 
- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Kí hiệu: Æ.
Tổng quát: SGK
Hoạt động 1: GVnêu các ví dụ như SGK/12.
GV: Nêu ví dụ
Hãy cho biết mỗi tập hợp trên có bao nhiêu phần tử?
GV: Gọi HS trả lời ?1 ; ?2 .
GV giới thiệu tập hợp rỗng và Kí hiệu: 
GV: Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
* Củng cố: BT17/13 SGK
HS: trả lời.
HS: Trả lời ?1, ?2
?1. D = {0} : Có 1 phần tử.
 E= {bút, thước} : Có 2 phần tử.
 H={xN| x10} : Có 11 phần tử.
?2. Không có số tự nhiên x nào mà x+5=2.
2/ Tập hợp con:
A
.x .y
?2
?1
?3
?2
?3
?2
?1
?3
?1
B
* Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.
 - Kí hiệu: AB hay BA
 đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B, hoặc B chứa A.
*Chú ý: Sgk
Hoạt động 2: 
GV: Cho hình vẽ sau(dùng phấn màu vẽ 2 phần tử x, y): 
GV:Hãy viết các tập hợp A, B?
GV: Nhận xét gì về các phần tử của tập hợp A và B?
GV(giới thiệu): Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B, ta nói tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B.
GV: Vậy khi nào thì tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B?
GV: Giới thiệu kí hiệu: 
GV: Cho HS làm ?3.
GV: Ta thấy AB, BA :Ta nói rằng A và B là hai tập hợp bằng nhau.
 - Kí hiệu: A = B.
- Kí hiệu chỉ mối quan hệ giữa hai tập hợp.
HS: Lên bảng viết.
HS trả lời
Mọi phần tử của A đều thuộc B và mọi phần tử của B đều thuộc A
HS: làm ?3
Cho M={1;5} ; A={1;3;5} 
 B={5;1;3}
Ta có: MA ; MB
 AB ; BA
HS: đọc chú ý sgk,
4/ Củng cố: 
GV: Gọi HS nhắc lại kiến thức
Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B?
Khi nào tập hợp A bằng tập hợp B?
 Bài tập áp dụng: Bài 20/13 SGK
5/ Hướng dẫn về nhà: 
- Học kĩ bài đã học kết hợp vở ghi và SGK
- BTVN: 16,18, 19/13 SGK.;Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docxt1_tin_hoc.docx