Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp - Phân tử của tập hợp - Năm học 2016-2017

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 734Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp - Phân tử của tập hợp - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp - Phân tử của tập hợp - Năm học 2016-2017
Ngày soạn: 18/8/2016	Ngày dạy: 23/8/2017
Tuần: 1
Tiết 1
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
§1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I- MỤC TIÊU 
Kiến thức: 
-HS được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
 - Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu , .
	3. Thái độ
 - Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
 4. Xác định nội dung trong tâm của bài:
	- HS hiểu được khái niệm tập hợp, lấy ví dụ cụ thể, biết viết tập hợp bằng hai cách
	5. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ diễn đạt vấn đề cụ thể .
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
	1. GV: Giáo án, SGK, phấn màu.
2. HS: SGK, vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số 
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Giới thiệu qua chương trình và một vài phương pháp học tập ở trường, ở nhà.
3/ Nội dung bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Các ví dụ:
- Tập hợp các đồ vật sách, bút.
- Tập hợp các bạn nữ của lớp 6A.
- Tập hợp các cây trong sân trường.
- Tập hợp các ngón tay trên một bàn tay.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a,b,c.
GV(nói): Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
GV: Cho học sinh quan sát hình 1 trong sách giáo khoa và giới thiệu: Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
GV: Lấy ví dụ thực tế ngay trong lớp, trường.
GV: Cho học sinh tự tìm các ví dụ về tập hợp.
HS: Quan sát sgk, lắng nghe GV giới thiệu
HS: lấy ví dụ về tập hợp.
 2. Cách viết. Các kí hiệu:
- Ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp.
Ví dụ 1: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. 
Ta viết: A = 0;1;2;3
 Hay A= 1;0;2;3 
Các số 0;1;2;3 là các phần tử của tập hợp A.
* Kí hiệu:
1A: đọc là 1 thuộc A
 hoặc 1 là phần tử của A.
5A: đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A.
* Chú ý: (SGK)
* Tập hợp A còn có thể viết:
 A={xN| x<4}
 Trong đó N là tập hợp các số tự nhiên.
* Ghi nhớ:(SGK)
?1. Tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7:
C1: D = {0;1;2;3;4;5;6}
C2: D = { xN| x<7}
 2D ; 10D
?2. M={N,H,A,T,R,G}
GV: Giới thiệu cách đặt tên cho tập hợp
GV đưa ra ví dụ.
GV: Giới thiệu cách viết tập hợp:
- Các phần tử của tập hợp được đặt trong hai dấu ngoặc nhọn cách nhau bởi dấu ‘;’ (nếu phần tử là số) hoặc dấu ‘,’(nếu phần tử là chữ).
- Mỗi phần tử được kê một lần,thứ tự liệt kê tùy ý. 
GV: - Số 1 có là phần tử của tập hợp A không ?
 - Số 5 có là phần tử của tập hợp A không?
GV: Giới thiệu các kí hiệu: “Δ và “Ï” và cách đọc
GV: Hãy viết tập hợp B các chữ cái a,b,c? cho biết các phần tử của tập hợp?
Gọi 1HS lên bảng viết
GV: Cho HS nhận xét và sữa bài.
GV: Nhận xét chốt lại
GV: Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 
A={2; 3;4 5}; 3ŠA; 7ŠA; ŠŠA.
GV: Đưa tiếp bài tập để củng cố
Trong các cách viết sau cách viết nào đúng cách viết nào sai:
Cho A={0;1;2;3} và B= {a;b;c}
aA ; 2A ; 4A ; 1A
3B ; bB ; cB.
GV: Chốt lại cách đặt tên, các kí hiệu, cách viết tập hợp.
GV: Nêu chú ý trong SGK/5.
GV: Giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách 2(chỉ ra tính chất đặt trưng cho các phần tử của tập hợp đó).
Tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A là: x là số tự nhiên(xN) và x nhỏ hơn 4(x<4)
GV: Như vậy để viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4, ta có thể:
 - Viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp A, đó là 0;1;2;3.
 - Hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A, đó là xN và x<4.
GV: Giới thiệu cách minh họa tập hợp A, B như SGK/5.
?2
?1
GV: Củng cố 	
GV: Gọi HS lên bảng làm. 
HS: Trả lời
HS: trả lời
HS: 1 HS lên bảng viết 
- HS lớp viết vào vở.
HS: Nhận xét và sữa bài bạn làm trên bảng.
GV: Nhận xét chốt lại
HS: 1 em lên bảng làm bài GV đưa ra
HS: dưới lớp nhận xét sửa sai nếu có
HS: đọc chú ý sgk/5
HS: Đọc phần đóng khung trong SGK.
 HS: lắng nghe, làm bài tập ?1 và ?2
4/ Củng cố: GV Cho HS làm tại lớp BT3 và BT4/6 SGK.
BT3/6. A={a,b} ; B={b,x,y}; xA , yB , bA , bB
BT4/6. A={15;26}; B={1,a,b}; M={bút}; H={bút, sách, vở} 
 5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ phần chú ý trong SGK, học thuộc phần đóng khung.
- Làm các bài tập 1,2,5/6 SGK, 1 đến 8 SBT.
- Xem trước bài 2: “Tập hợp các số tự nhiên”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
	....

Tài liệu đính kèm:

  • docxtin_hoc.docx