Giáo án Sinh học lớp 8 - Tiết 15 đến 20 - Năm học 2016-2017

doc 16 trang Người đăng dothuong Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 8 - Tiết 15 đến 20 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Sinh học lớp 8 - Tiết 15 đến 20 - Năm học 2016-2017
Ngày soạn: 29/9/2016
Ngày giảng: 3/10/2016
Tiết 15
Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I/. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
a, Đạt chuẩn:
 - Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
 - Nêu ý nghĩa của sự truyền máu
 - Cơ chế truyền máu và nguyên tắc truyền máu
 2. Kỹ năng Rèn một số kỹ năng:
 - Quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức.
 - Hoạt động nhóm.
 - Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống.
3. Thái độ Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết sử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh
4. Phát triển năng lực
- Xử lí và tìm kiếm thông tin.
- Giai quyết vấn đề.
II/. Chuẩn bị: 
1. Phương pháp:Tranh luận, vấn đáp, tìm tòi, giải quyết vấn đề.
HS: Soạn bi trước ở nhà.
III/. Tiến trình tiết dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
8A8
8A9
 ?Trình bài cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu ?
 ?Em đã từng tiêm phòng chưa? Nếu có thì là bệnh nào? Em hiểu gì về vai trò của vắc xin ?
 2. Bài mới: 
Mở bài: GV có thể nêu vấn đề: Trong lịch sử phát triển Y học, con người đã biết truyền máu, song rất nhiều trường hợp gây tử vong, đó là do khi truyền máu thì máu bị động lại. Vậy nên yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào? ® nghiên cứu ở bài.
 - GV hướng dẫn HS mở SGK trang 48.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của nó.
+ GV cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK tr. 48.
+ Trao đổi nhóm.
+ Hoàn thành bài tập mục € tr. 48.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và sơ đồ trong SGK tr.48 ® ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm hoàn thành các nội dung.
- Đại diện nhóm trình bày, thuyết minh sơ đồ cơ chế đông máu.
- Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- Cần đi sâu vào cơ chế đông máu.
- GV chữa bài bằng cách : 
+ Các nhóm trình bày bổ sung.
+ Chiếu phiếu học tập của HS rồi bổ sung hoàn thiện.
+GV lưu ý: Cần để 3 nhóm trình bày và nhiều nhóm bổ sung hoặc là nhóm trùng ý kiến.
-Sau cùng GV chiếu phiếu học tập kiến thức chuẩn (hay bảng phụ) để HS theo dõi và tự so sánh với kết quả của nhóm mình, nội dung đúng là bao nhiêu %.
- Các nhóm theo dõi phiếu kiến thức chuẩn bổ sung.
- GV hỏi: Nhìn cơ chế đông máu, cho biết.
+ Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?
+ Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
- Cá nhân tự trả lời câu hỏi ® HS khác nhận xét và bổ sung 
I. Đông máu
Kết luận: Nội dung kiến thức trong phiếu học tập.
Nội dung
- Khi bị thương đứt mạch máu ® máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương.
	Tế bào máu ® Tiểu cầu vỡ ® Giải phóng
Máu 	Enzim	® Tơ máu giữ các tế 
chảy 	 bào máu 
	 ion Ca++
	Huyết tương ® Chất sinh tơ máu Khối máu đông 
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu động hàn dính vết thương
Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương
Hoạt động của GV v HS
Nội dung
*Hoạt động 2: CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
- GV nêu câu hỏi:
? Ở người có mấy nhóm máu ?
? Hồng cầu máu người có loại kháng nguyên nào?
? Huyết tương máu của người nhận có loại kháng thể nào ? chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho háy không ?
- HS tự nghiên cứu thí nghiệm của Canlan Staynơ, hình 15.2 SGK tr. 48,49.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ Hoàn thành bài tập "Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu".
- 2 HS viết sơ đồ "Mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu".
- HS khác bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
+ GV nhận xét đánh giá phần kết quảthảo luận của nhóm.
+ GV hoàn thiện kiến thức để HS sữa chữa.
? Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (vi rút viêm gan B, HIV...) có thể đem truyền cho người khác được không ? Vì sao ?
- HS tự vận dụng kiến thức ở vần đề 1 trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét đánh giá phần trả lời của HS.
? Vậy là chúng ta đã giải quyết được vấn đề ban đầu đặt ra chưa ?
-Khi bị chảy máu, vấn đề đầu tiên cầu giải quyết là gì?
- HS phải vận dụng kiến thức đ học trong bài để trả lời.Yêu cầu: Phải cầm máu ngay đối với vết thương to chảy nhiều máu 
II.Các nguyên tắc truyền máu.
1.Các nhóm máu ở người.
Kết luận: - Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O.
- Sơ đồ " Mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu".
 A A
 O O AB AB
 B B
2. Vấn đề 2: Tìm hiểu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
Kết luận: Khi truyền máu cần tuân theo nguyên tắc.
+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu. 
3. Củng cố: Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng.
1 - Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu:
 a. Hồng cầu c. Tiểu cầu b. Bạch cầu d. cả 3.
2 - Máu không đông được là do:
 a. Tơ máu b. Huyết tương c. Bạch cầu.
3 - Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O, A, B vì
 a. Nhóm máu AB, hồng cầu có khả năng A và B
 b. Nhóm máu AB huyết tương không có
 c. Nhóm máu AB ít người có.
 4.Dặn dò :- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục "Em có biết"?
- Ôn lại kiến thức hệ tuần hoàn ở lớp thú.
Ngày soạn: 29/9/2016
Ngày giảng: 5/10/2016
Tiết 16
Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I/. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng
- Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể.
2. Kỹ năng Rèn kĩ năng:
- Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu
- Quát sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Vận dụng lí thiết vào thực tế: xác định vị trí của tim trong lồng ngực.
3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim.
4..Phát triển năng lực
- Năng lực ra quyết định.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
II/. Chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 16.1, 16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết.
 - Sơ đồ động hệ hoàn toàn, băng hình sự lưu chuyển của trường trong (nếu có).
III/. Tiến Trình tiết dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ:? 
 8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
8A8
8A9
Em hãy cho biết thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu?
2.Bài mới: Mở bài: GV cho HS lên bảng chỉ trong tranh các thành phần của hệ tuần hoàn máu. Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có trò gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ tuần hoàn
-GV: treo tranh, nêu câu hỏi:
+ Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ?
+ Cấu taọ mỗi thành phần đó như thế nào?
- Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK tr. 51 ® ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Số ngăn tim, vị trí, màu sắc
+ Tên động mạch, động mạch chính
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, bằng cách chỉ và thuyết minh trên tranh phóng to.
- Các nhóm theo dỏi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) ® HS tự rút ra kết luận.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và phải lưu ý HS:
+ Với tim: Nữa phải chứa máu đỏ thẫm (màu xanh trên cây) nửa trái chứa máu đỏ tươi (màu đỏ trên tranh).
+ Còn hệ mạch: Không phải màu xanh là tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch
GV: yêu cầu: Trả lời 3 câu hỏi mục € SGK tr. 51.
HS quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và máu trong động mạch, tĩnh mạch.
Hs: - Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Điểm xuất phát và kết thúc của mỗi vòng tuần hoàn.
+ Hoạt động chao đổi chất tại phổi và các cơ quan trong cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh ® các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
® HS tự rút ra kết luận.
GV: quan sát các nhóm ® nhắc nhở nhóm để hoàn thành bài tập.
GV: cho lớp chữa bài.
GV: đánh giá kết quả của các nhóm, hoàn thành bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh. (Nếu có sơ đồ động hay băng hình thì GV có thể cho HS quan sát trước ® đổi chiếu với kiến thức hay là để củng cố bài).
*Hoạt động 2:TÌM HIỂU VỀ HỆ BẠCH HUYẾT
 - GV: cho HS quan sát tranh ® giới thiệu về hệ bạch huyết để HS nắm được một cách khái quát hệ bạch huyết.
- GV: nêu câu hỏi: 
? Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
- HS: nghiêng cứu hình 16.2 và thông tinh SGK tr.52® trả lời câu hỏi bằng cách chỉ trên hình vẽ.
- HS: khác nhận xét bổ sung® rút ra kết luận .
- GV: nhận xét phần trả lời của HS.
- GV: giảng giải thêm: Hạch bạch huyết như một máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập chung ở cửa vào các tạng, các vùng khớp. 
- GV: nêu câu hỏi:
+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lờn và nhỏ.
I. Tuần hoàn máu.
a.Cấu tạo hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch.
- Tim:
+ Có 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhỉ
+ Nữa phái chứa máu đỏ thẫm, nữa trái chứa máu đỏ tươi.
- Hệ mạch:
+ Động mạch: xuất phát tự tâm thất.
+ Tĩnh mạch: Trở về tâm nhĩ.
+ Mao mạch: Nối động mạch
 và tĩnh mạch.
b. Vai trò của hệ tuần hoàn.
* Kết luận:
- Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy ® đẩy máu.
- Hệ mạch: Dẫn máu tự tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim
+ Vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái ® cơ quan (trao đổi chất) ® Tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ tâm thất phải® phổi(trao đổi khí) ® Tâm nhĩ phải.
- Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
II. Lưu thông bạch huyết
a.Cấu tạo hệ bạch huyết 
Hệ bạch huyết gồm: 
- Mao mạch bạch huyết.
- Mạch bạch huyết.
-Ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
b.Vai trò của hệ bạch huyết
 Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
3. Củng cố: - Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài cũng cố cho các em.
 - Nêu chức năng cụ thể của hệ tuần hoàn và kưu thông bạch huyết.
 4.Dặn dò - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK tr. 53.
 - Chuẩn bị cho bài 17 và làm trước bài tập ( bảng 17. 1 ).
 - GV hướng dẫn cho HS về nhà làm trước.
 - Đọc “ Em có biết “ ?
 - GV nhận xét lớp.
Ngày soạn: 2/10/2016
Ngày giảng: 11/10/2016
Tiết: 17
BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
I.MỤC TIÊU:
1.kiến thức:
- Trình bày cấu tạo tim và cấu tạo mạch máu liên quan đến chức năng của chúng
 - Nêu được chu kì hoạt động của tim ( nhịp tim, thể tích/ phút) 
- HS chỉ ra được các ngăn tim, van tim.
- Phân biệt được các loại mạch máu.
2.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy dự đoán.
3.Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh :có ý thức bảo vệ hoạt động thể dục thể thao .
II .Chuẩn bị:
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tìm tòi.
Chuẩn bị: -Tranh phóng to hình 17.1-3 SGK .
 III. Tiến trình tiết dạy:
1.Kiểm tra bài cũ: 
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
8A8
8A9
Hs1- Hệ tuần hhoàn gồm những thành phần cấu tạo nào?
 Hs2 - Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
2. Bài mới:
 Mở bài -Tim và mạch máu có vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn máu. Vậy tim, mạch máu có cấu tạo như thế nào để đảm nhận chức năng đó. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: TÌM HIỆU CẤU TẠO CỦA TIM
- GV: Treo tranh phóng to H 17.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em thực hiện Ñ SGK.
GV: cho HS chỉ lên tranh các phần của tim, tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái, động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi
HS: quan sát tranh và nghe những gợi ý, hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nghe, nhận xét, đánh giá và bổ sung.
GV: hướng dẫn các nhóm mổ tim lợn để quan sát tim bổ dọc, lưu ý các em về sự khác nhau giữa các thành cơ tâm nhĩ phải và trái, thành cơ tâm thất phải và trái, hình dạng van tim.
-HS: Làm theo sự hướng dẫn của GV
GV: nêu câu hỏi:
?Tại sao có sự khác nhau giữa các thành tim?
HS: trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nghe, nhận xét, đánh giá và bổ sung.
-Tâm thất trái có thành tim dầy nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.
-Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra động mạch đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định.
-Tâm nhĩ phải co bó đẩy máu xuống tâm thất phải, tâm thất phải co bóp đẩy máu lên phổi và đến các cơ quan, đặc biệt tâm thất trái co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.
GV: nhận xét, chỉnh lý và bổ sung các câu trả lời của HS để các em tự nêu ra đáp án. 
 Họat động 2: CẤU TẠO CỦA MẠCH MÁU
GV: yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
? Trong cơ thể người có những loại mạch máu nào?
? So sánh các loại mạch máu, tại sao có sự khác nhau đó?
-HS: quan sát tranh phóng to H 17.2 SGK (treo trên bảng), dựaa vào những gợi ý, hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm để đưa ra câu trả lời đúng. Các nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung và đánh giá
-GV: lưu ý HS so sánh các lớp (độ dày, mỏng) và lòng (độ rộng, hẹp) của các loại mạch.
GV: theo dõi, nhận xét, bổ sung và giúp các em rút ra đáp án đúng.
Có 3 loại mạch là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
I. CẤU TẠO CỦA TIM
a .Cấu tạo ngoài :
Màng tim bao bọc bên ngoài 
Tâm thất lớn , đỉnh quay xuống dưới .
b . Cấu tạo trong : 
-Tim có 4 ngăn 
-Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ 
-Giữa tâm thất với tâm nhĩ và giữa tâm thất với động mạch có van , máu lưu thông theo một chiều
II. CẤU TẠO CỦA MẠCH MÁU
Có 3 loại mạch là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
-Giống nhau: Đều có 3 lớp:
+Trong cùng là lớp biểi bì.
+Ở giữa là lớp cơ trơn và sợi đàn hồi.
+Ở ngoài là mô liên kết
Các loại mạch máu
Sự khác biệt về cấu tạo
Giải thích
Động mạch
Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dầy hơn tĩnh mạch.
Lòng hẹp hơn tĩnh mạch.
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch
Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn tĩnh mạch.
Lòng rộng hơn của tĩnh mạch.
Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Mao mạch
Nhỏ và phân nhánh nhiều.
Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
Lòng hẹp.
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 3: TÌM HIỂU CHU KÌ CO DÃN CỦA TIM
- GV: Treo tranh phóng to hình 17.3 SGK cho HS quan sát để trả lời các câu hỏi sau:
? Pha giãn chung mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?
? Pha nhĩ co mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?
? Pha thất co mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?
? Chu kỳ co dãn của tim mất bao nhiêu giây? Nhịp tim của người là bao nhiêu lần/phút?
HS:Đại diện một vài nhóm HS phát biểu câu trả lời.
Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung, nhận xét và đánh giá.
-Pha giãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, lúc đầu van nhĩ thất mở, sau đó áp lực của máu ở tâm thất làm van đóng lại.
-Pha nhĩ co mất 0,1s: áp lực máu trong tâm nhĩ tăng làm van nhĩ-thất mở và tống nốt máu xuống 2 tâm thất.
-Pha thất co mất 0,3s: Ap lực máu trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ-thất, máu được tống vào động mạch chủ và động mạch phổi. Sau khi máu được tống hết vào động mạch, tâm thất ngừng co, van tổ chim đóng lại (không cho máu trở về tâm thất).
-Mỗi chu kỳ co giãn của tim là 0,8s. nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.
GV: lưu ý, HS quan sát kĩ sơ đồ và tính toán để tự nêu ra đáp án đúng.
III. TÌM HIỂU CHU KÌ CO DÃN CỦA TIM
 Chu kỳ tim gồm 3 pha 
-Pha nhĩ co mất 0,1s: áp lực máu trong tâm nhĩ tăng làm van nhĩ-thất mở và tống nốt máu xuống 2 tâm thất.
-Pha thất co mất 0,3s: Ap lực máu trong tâm thất tăng, đóng
Pha giãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, lúc đầu van nhĩ thất mở, sau đó áp lực của máu ở tâm thất làm van đóng lại.
3. Củng cố:HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 57.
4. Dặn dò: -Học thuộc và nhớ nội dung trogn phần tóm tắt cuối bài.
-Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Đọc mục “Em có biết”.
-Xem bài tiếp theo trước khi đến lớp.
Ngày soạn: 5/10/2016
Ngày giảng: 13/10/2016
Tiết 18:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Thời gian 45 phút
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
1. Chương I: Khái quát về cơ thể người.
1.1.Cấu tạo và chức năng của nơron.
1.2.Thế nào là phản xạ,nêu được ví dụ về phản xạ và phân tích phản xạ:Phân tích đường 
đi của xung thân kinh theo cung phản xạ,vòng phản xạ.
2. Chương II: Sự vận động của cơ thể.
2.1.Nêu được đặc điểm và cho ví dụ các loại khớp trong cơ thể người.
2.2. Nêu được cấu tạo,và chức năng của xương dài.
2.3.Nêu được đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng hai chân.
2.4. Phân tích đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng hai chân.
3.1.Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
3.2.Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch.
3.3.Vẽ sơ đồ truyền máu, giải thích được sơ đồ.
2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết, kỹ năng so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra
II Chuẩn bị: 
Khung ma trận đề kiểm tra:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương I: KQ về cơ thể người
Số tiết: 4/5
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ:25 %
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 1.1 
Số câu : 1
Số điểm: 1,5
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 1.2 
Số câu : 1
Số điểm: 1
Chương II: Vận động
Số tiết: 4/5
Số câu: 3
Số điểm: 4 
Tỉ lệ: 40 %
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 2.1 - 2.2
Số câu : 1 
Số điểm: 2
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 2.3 
Số câu : 1
Số điểm: 1
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 2.4 
Số câu : 1
Số điểm: 1
Chương III: Tuần hoàn
Số tiết: 6/8
Số câu: 3
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35 %
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 3.1;- 3.2
Số câu : 1
Số điểm: 1,5
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 3.3
Số câu : 1
Số điểm: 1
Chuẩn KT,KN kiểm tra: - 3.3 
Số câu : 1
Số điểm: 1
Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 3
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
III. Tiến trình trên lớp
Ổn định tổ chức: Sĩ số
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
8A8
8A9
Đề kiểm tra:
Đề 1:
Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài ? ( 2,0 đ)
Câu 2. Máu chảy trong hệ mạch (Động mạch, tĩnh mạch) nhờ các yếu tố nào ? ( 1,5 đ).
Câu 3. Nêu cấu tạo, chức năng của nơron ? Phân tích 1 ví dụ về phản xạ? (2,5đ)
Câu 4. Trình bày và phân tích đặc điểm cấu tạo của xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng 2 chân ? (2 đ) 
Câu 5: Vẽ sơ đồ truyền máu? Tại sao nói nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận ? (2,0đ)
Đề 2:
Câu 1. Nêu đặc điểm và cho ví dụ về các loại khớp trong cơ thể ? ( 2,0 đ)
Câu 2: Trình bày các thành phần của máu ? Nêu vai trò của từng thành phần đó? ( 1,5 đ).
Câu 3. Nêu cấu tạo, chức năng của nơron ? Phân tích 1 ví dụ về phản xạ? (2,5đ)
Câu 4. Trình bày và phân tích đặc điểm cấu tạo của xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng 2 chân ? (2 đ) 
Câu 5.Vẽ sơ đồ truyền máu ? Tại sao nói nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho ? (2,0đ)
3. Đáp án và hướng dẫn chấm:
Đề 1:
Câu 1.Cấu tạo và chức năng của xương dài (2,0đ)
* Đầu xương 0,25đ
- Sụn bọc đầu xương -> Giảm ma sát trong khớp xương (0,25đ)
- Mô xương xốp gồm các nan xương hình vòng cung -> Phân tán lực tác động đồng thời tạo ô chứa tuỷ đỏ xương (0,5đ)
* Thân xương. (0,25đ)
- Màng xương ->Giúp xương phát triển to về bề ngang(0,25đ)
- Mô xương cứng ->Chịu lực đảm bảo vững chắc(0,25đ)
- Khoang xương ->Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, tuỷ vàng ở người lớn(0,25đ)
Câu 2. Máu chảy được trong hệ mạch chủ yếu nhờ: (1,5đ)
*ĐM : 
- Sự co bóp đẩy máu của tim (0,25đ)
- Nhờ cơ ĐM co bóp (0,25đ)
* TM : 
- Sự co búp của cỏc cơ bắp quanh thành mạch (0,25đ)
- Sức hỳt cuả lồng ngực khi hớt vào(0,25đ)
- Sức hỳt của TN khi dón ra(0,25đ)
- Van một chiều (0,25đ)
Câu 3. Nêu cấu tạo, chức năng của nơron. Phân tích 1 ví dụ về phản xạ (2,5đ)
a) Cấu tạo nơron:
- Thân chứa nhân ,xung quanh thân là tua ngắn( sợi nhánh) (0,25đ)
- Tua dài( Sợi trục) có bao miêlin nối tiếp nối nơron gọi là cúc xináp(0,25đ).
b) Chức năng nơron : 
- Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh(0,5đ).
- Dẫn truyền xung thần kinh : Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Sinh_1617.doc