Giáo án ôn luyện buổi chiều Tiếng việt lớp 5 - Chương trình cả năm

doc 135 trang Người đăng dothuong Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn luyện buổi chiều Tiếng việt lớp 5 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ôn luyện buổi chiều Tiếng việt lớp 5 - Chương trình cả năm
TUẦN 1 : LUYỆN ĐỌC
TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TRONG TUẦN 1
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Rèn đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm các bài tập đọc đã học trong tuần 1.
- Kết hợp rèn kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời 1, 2, câu hỏi về nội dung bài học) .
II/ CHUẨN BỊ :
- GV: Các câu hỏi để kiểm tra đọc hiểu.
- HS : SGKTiếng việt, vở ôn tiếng việt
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ ỔN ĐỊNH:
- Nhắc nhở HS trật tự và chuẩn bị sách vở để học bài.
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Trong tuần 1 vừa rồi các em đã học những bài tập đọc nào?
- Nêu nội dung chính của từng bài?
- GV nhận xét 
3/ BÀI MỚI:
a/ Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay chúng ta luyện đọc lại 2 bài tập đọc đã học ở tuần 1
- GV ghi tựa bài lên bảng HS nhắc lại
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc, đọc diễn cảm
Bài : Thư gửi các học sinh
a/ Luyện đọc
- Gọi một HS giỏi đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm.
+ GV nhận xét
- Kiểm tra đọc số HS của lớp
- GV cho HS bốc thăm chọn đoạn, về chỗ chuẩn bị 2 phút sau đó lên đọc bài.
- Gọi HS lần lượt lên đọc bài, GV kết hợp hỏi 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung của đoạn em vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Bài này chia làm mấy đoạn ?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
+ Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+ Cho HS xung phong đọc diễn cảm đoạn mà mình thích nhất.
+ Yêu cầu HS nêu cách đọc đoạn đó
+ Nhận xét chọn bạn đọc hay.
- GV nhận xét, tuyên dương
4/ CỦNG CỐ:
- Thi đua : Ai hay hơn ? Ai diễn cảm hơn 
- GV chia lớp thành 2 đội (mỗi đội là 1 dãy)
- Yêu cầu mỗi dãy cử 1 bạn lên thi đọc diễn cảm (đọc 1 đoạn mà mình thích nhất của một trong 2 bài tập đọc)
- GV nhận xét tuyên dương
5/ DẶN DÒ: 
- Về nhà học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm giời nô lệ của các em. Đọc diễn cảm cả 2 bài.
- Chuẩn bị luyện viết bài: Sắc màu em yêu (4 khổ thơ đầu )
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- HS lần lượt nêu.
- HS lần lượt nêu.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động cá nhân
- HS bốc thăm chọn đoạn, về chỗ chuẩn bị 2 phút sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi GV yêu cầu
- HS cả lớp lắng nghe, theo dõi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- HS thi đọc với nhau
- HS nhận xét chọn bạn đọc hay.
* Thi đua
- Đại diện của từng đội lên thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 2 : LUYỆN VIẾT
 SẮC MÀU EM YÊU (Nghe – viết)
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Nghe viết đúng, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài : “ Sắc màu em yêu”
- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Nội dung: 
- Viết 4 khổ thơ đầu của bài : Sắc màu em yêu (SGKTV/ 19)
- Luyện tập : + Bài 1: Điền vào chỗ chấm g, ng, hoặc gh, ngh để hoàn chỉnh đoạn thơ : 
 Gió bấc thật đáng ét
 Cái thân ầy khô đét
 Chân tay dài  êu  ao
 Chỉ ây toàn chuyện dữ
 Vặt trụi xoan trước  õ
 Rồi lại  é vào vườn
 Xoay luống rau  iêng  ả
 Gió bấc toàn  ịch ác
 Nên ai cũng  ại chơi.
2/ Đồ dùng:
- HS: Vở BDTV, SGKTV tập 1, bảng con
- GV : Bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết ng/ngh, g/gh, c/k và bài tập
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ ỔN ĐỊNH :
- Nhắc nhở HS giữ trật tự, chuẩn bị sách vở để học bài.
2 BÀI CŨ:
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS.
3/ BÀI MỚI: 
a/ Giới thiệu bài: Trong tiết luyện viết hôm nay các em sẽ viết 4 khổ thơ đầu của bài : sắc màu em yêu. Sau đó sẽ làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ng/ngh, g/gh
- GV ghi tựa bài lên bảng, HS nhắc lại.
b/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết
* Mục tiêu : Nghe - viết đúng, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài : Sắc màu em yêu. 
b.1/ Tìm hiểu nội dung
- Giáo viên đọc bài đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh học sinh dễ viết sai 
- GV nêu câu hỏi: 4 khổ thơ cho em biết mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào ?
- GV nhận xét.
b.2/ Luyện viết từ khó:
 - Em hãy tìm một số từ khó viết trong bài?
- GV đọc các từ khó yêu cầu HS viết bảng con.
- Kiểm tra bảng con, nhận xét.
b.3/ Viết bài: 
 - Nhắc nhở HS trước khi viết: Tư thế ngồi, cách cầm bút, khoảng cách giữa vở và mắt , trình bày bài sạch đẹp.
- GV đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
- GV đọc lại toàn bài một lượt.
b.4/ Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài, chậm, nhấn mạnh những từ khó.
- GV chấm, chữa 7 – 10 bài
- GV nhận xét chung về ưu khuyết 
c/ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Mục tiêu : Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh
c.1/ Bài tập : 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập lên bảng, gọi HS đọc nội dung bài tập
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập
- GV cho HS làm mẫu 1 dòng thơ
- Yêu cầu HS làm vài vào vở
- Gọi HS lên sửa bài
- GV nhận xét chốt bài làm đúng : thứ tự điền : gh, g, ngh, ng, g, ng, gh, ngh, ng, ngh,ng.
- Hãy nêu quy tắc viết chính tả ng/ngh, g/gh, c/k.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết ng/ngh, g/gh, c/k
4/ CỦNG CỐ 
- Hãy nêu quy tắc viết chính tả ng/ngh, g/gh, c/k.
5/ DẶN DÒ: 
- Về nhà viết lại những từ sai. Học thuộc quy tắc viết chính tả ng/ngh, g/gh, c/k
- Chuẩn bị : Ôn kiến thức về từ đồng nghĩa để tuần sau chúng ta học.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- Tổ trưởng KT rồi báo cáo với GV.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- Học sinh đọc thầm 4 khổ thơ của bài “sắc màu em yêu”
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi. Học sinh nêu: 
- Học sinh phân tích, giải nghĩa, phân biệt.
- Học sinh đọc - viết bảng con một số từ khó .
- HS viết bài
- HS soát bài
- HS dò theo và chấm bài, chữa lỗi
- HS thống kê số lỗi.
- HS từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. Có thể cho mở SGK.
- 1 HS đọc bài
- 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- HS theo dõi.
 - HS làm vào vở BDTV
- 1 HS lên bảng sửa bài.
- 1 HS đọc toàn bài thơ
- HS nhận xét sửa bài.
- HS nêu quy tắc viết ng/ngh, g/gh, c/k.
- HS đọc nhẩm thuộc quy tắc.
- HS nêu
- HS lắng nghe và ghi vào vở dặn dò về nhà thực hiện.
TUẦN 2 : 
TIẾT 3 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN KIẾN THỨC TRONG 2 TIẾT LUYỆN TỪ & CÂU CỦA TUẦN 1
I/ MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU
- Củng cố cho HS về kĩ năng tìm từ đồng nghĩa.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa
II/ CHUẨN BỊ
1/ Nội dung ôn tập:
Bài 1 : Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau :Tổ quốc, ba, thông minh, tận tuỵ.
Bài 2 : Đặt câu với một cặp từ vừa tìm được ở bài tập 1
Bài 3 : Xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa: xe lửa, học sinh, hoả xa, té, thầy giáo, học trò, nói, tàu hoả, thưa, ngã, giáo viên, bứt, hà tiện, hái, chắt chiu, bẻ, chắt bóp, ngắt, tiết kiệm, vặt.
Bài 4: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn.
a/ Còn  gì nữa mà nũng nịu. b/  lại đây chú bảo.
c/ Thân hình  d/ Người  nhưng khoẻ mạnh. 
2/ Đồ dùng : 
- HS: Vở ôn TV
- Bảng phụ ghi sẵn các bài tập
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ ỔN ĐỊNH :
- Nhắc nhở HS giữ trật tự, chuẩn bị học bài.
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- GV nhận xét
3/ BÀI MỚI 
a/ Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay chúng ta ôn luyện về từ đồng nghĩa.
- GV ghi tựa bài lên bảng, gọi HS nhắc lại
b/ Hướng dẫn ôn tập
b.1/ Bài 1 : * GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS nhắc lại : Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét và chốt bài làm đúng:
+ Tổ quốc, đất nước, non sông, nước nhà, quê hương, 
+ Ba, bố, cha, tía, 
+ Thông minh, sáng dạ
+ tận tuỵ, tận tâm, tận tình,  
b.2/ Bài 2 : * GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập và nêu yêu cầu .
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và đặt câu.
- 2 nhóm làm vào giấy khổ to, dán lên bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b.3/ Bài 3 : * GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập, nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét và chốt bài làm đúng:
+ xe lửa, hoả xa, tàu hoả + thưa, nói
+ bứt, hái, bẻ, ngắt, vặt. 
+ hà tiện, chắt chiu, tiết kiệm, chắt bóp
+ học sinh, học trò + thầy giáo, giáo viên + té, ngã
b.4/ Bài 4 : * GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập, nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi rồi làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét và chốt bài làm đúng:thứ tự các từ cần điền :bé bỏng, bé con, nhỏ nhắn, nhỏ con.
4/ CỦNG CỐ :
- Củng cố lại kiến thức đã ôn tập.
5/ DẶN DÒ
- Về nhà ôn lại từ đồng nghĩa.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- 2 HS nêu
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
* Hoạt động cá nhân – làm vở
- 1 HS đọc.
- 1 HS nêu.
- 2 HS nêu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét.
- HS trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
* Hoạt động nhóm 2.
- 1 HS đọc. - 1 HS nêu.
- HS trao đổi theo cặp và đặt câu.
- HS nhóm khác nhận xét
- Đại diện các nhóm đọc câu đã đặt.
* Hoạt động cá nhân – làm vở
- 1 HS đọc. - 1 HS nêu.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét.
- HS trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
* Hoạt động nhóm 2 – làm vở
- 1 HS đọc. - 1 HS nêu.
- HS trao đổi theo cặp rồi làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét
- HS nộp vở.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 4 : TẬP LÀM VĂN
 ÔN KIẾN THỨC TRONG 2 TIẾT TẬP LÀM VĂN CỦA TUẦN 1 
I/ MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU:
- Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh dựa vào dàn ý
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Nội dung ôn tập : 
Bài 1: Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở nơi em ở mà em thích nhất.
Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 1, em hãy viết đoạn văn tả một cảnh đẹp ở nơi em ở.
2/ Đồ dùng : 
- HS Vở BDTV, SGKTV
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập, một số tranh về cảnh đẹp ở nơi em ở
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ ỔN ĐỊNH :
- Nhắc nhở HS giữ trật tự, chuẩn bị học bài.
2/ KIỂM TRA :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ BÀI MỚI 
a/ Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay chúng ta luyện tập về tả cảnh
- GV ghi tựa bài lên bảng, gọi HS nhắc lại
b/ Hướng dẫn ôn tập
b.1/ Bài 1: 
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 1, yêu cầu HS đọc.
- Bài1 yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi sau đó lập dàn ý vào vở
- Yêu cầu 2 HS làm trên giấy khổ to, dán lên bảng.
- Gọi một số học sinh trình bày dàn ý của mình
- GV nhận xét và chốt lại: Dàn ý :
1/ Mở bài :
- Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích hơn cả : cảnh gì? Ơ đâu? 
2/ Thân bài:
a/ Tả bao quát toàn cảnh :
- Rộng – hẹp – màu sắc nhìn chung.
b/ Cảnh cụ thể với những nét chi tiết, đặc sắc:
- Cảnh cụ thể qua thời gian, không gian, màu sắc hương vị.
3/ Kết bài:
- Cảm nghĩ chung về cảnh : 
+ Yêu mến
+ Ước mong có dịp trở lại thăm
b.2/ Bài 2 : GV treo bảng phụ ghi bài tập 2 lên bảng
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng.
- GV nhận xét và nêu một và đoạn văn 
Ví dụ : + Nhiều người ca ngợi quê mình có nhiều cảnh đẹp. Nhưng đối với em không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.
 Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biển, bạn sẽ thốt lên: “ Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người. Biển nên thơ vào những buổi chiều tà và biển dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống.
+ Ngồi trên thềm cát, nhìn biển nước đang lên, biển xanh một màu vô tận. Những đợt sóng to, sủi bọt trắng xố, khi thì tung cao, khi thì đẩy nhẹ vào bờ. Chúng em chạy ra và xoay lưng đón một đợt sóng lớn. Sóng làm ướt cả mặt, cả mái tóc, làm em quên đi cái lạnh bước đầu tiếp xúc với nước biển.
4/ CỦNG CỐ 
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Củng cố lại kiến thức đã ôn tập.
5/ DẶN DÒ
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc ở tuần 1 và tuần 2.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Các tổ báo cáo.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
* Hoạt động nhóm 2 – Làm vở
- 1 HS đọc.
- 2 HS nêu
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi sau đó lập dàn ý vào vở
- 2 HS làm trên giấy khổ to, dán lên bảng.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS trình bày.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động cá nhân – Làm vở
- 1 HS nêu.
- HS tự làm bài, 1 HS làm ở bảng lớp.
- HS nhận xét.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 3 : 
TIẾT 5 : LUYỆN ĐỌC 
 LUYỆN ĐỌC 4 BÀI TẬP ĐỌC Ở TUẦN 1 VÀ TUẦN 2
I/ MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU
- Rèn đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hòa , bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Nghìn năm văn hiến ; Sắc màu em yêu
- Rèn đọc diễn cảm một số đoạn văn trong 4 bài
- Rèn kĩ năng đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê
II/ CHUẨN BỊ :
- HS : SGKTiếng việt 
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các từ khó để HS phát âm, đoạn thơ HS cần học thuộc lòng.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ ỔN ĐỊNH:
- Nhắc nhở HS trật tự và chuẩn bị sách vở để học bài.
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Trong tuần 1 và tuần 2 các em đã học những bài tập đọc nào?
- GV nhận xét 
3/ BÀI MỚI:
a/ Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay chúng ta luyện đọc lại 4 bài tập đọc đã học ở tuần 1 và tuần 2
- GV ghi tựa bài lên bảng HS nhắc lại
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc, đọc diễn cảm
Bài : Thư gửi các học sinh
- GV đọc diễn cảm đoạn : Sau 80 năm giời nô lệ học tập của các em
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
* HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
- Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài: Quang cảnh ngày mùa
* Rèn đọc diễn cảm:
- Gọi một HS giỏi đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm - GV đọc diễn cảm đoạn : Tất cả ra đồng ngay.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
* HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
Bài : Nghìn năm văn hiến 
* Rèn đọc đúng bảng thống kê
-Gọi một HS giỏi đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm.
+ GV nhận xét
Lưu ý :cách ngắt giọng trình tự cột hàng ngang:
Triều Đại / Lý / Số khoa thi / 6 / Số tiến sĩ / 11 / Số trạng nguyên / 0 /.
 Tổng cộng / Số khoa thi / 185 / Số tiến sĩ / 2896 / Số trạng nguyên / 46 /
- Gọi HS đọc bảng thống kê
Bài : Sắc màu em yêu
- GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
* HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
* Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4/ CỦNG CỐ :
- Thi đua đọc diễn cảm theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm 
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn lên bốc thăm bài mà nhóm mình đọc, về chỗ chuẩn bị trong 1 phút.
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt lên thi đọc.
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương
5/ DẶN DÒ:
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ ở bài sắc màu em yêu mà mình thích
- Chuẩn bị luyện viết bài : Bài ca về trái đất(viết 2 khổ thơ đầu)
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- HS lần lượt nêu.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc với nhau
- HS nhẩm đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc với nhau
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe
- HS lần lượt đọc.
- HS nhận xét bạn đọc.
- HS lắng nghe
- HS đánh dấu khổ thơ rèn đọc. HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc với nhau
- HS nhẩm đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
* Thi đua đọc diễn cảm theo nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên bốc thăm bài mà nhóm mình đọc, về chỗ chuẩn bị trong 1 phút.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên thi đọc.
- HS theo dõi, nhận xét, chọn bạn nào đọc hay nhất.
- HS lắng nghe và ghi vào vở dặn dò về nhà thực hiện.
TIẾT 6 : LUYỆN VIẾT
 BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT (Nghe – viết)
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Nghe viết đúng, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài : “ Bài ca về trái đất”
- Làm bài tập để củng cố mô hình cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Nội dung: 
- Viết 2 khổ thơ đầu của bài : Bài ca về trái đất (SGK tiếng việt/ 41)
- Luyện tập : 
Bài 1: Ghi cấu tạo vần của các tiếng : tươi, uống , nước, thêm, khoẻ
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
M : tươi
ươ
i
 Bài 2 : Ghi tiếng và vần của tiếng có trong dòng thơ sau : 
 Cùng bay nào cho trái đất quay
Tiếng
Vần
cùng
ung
 2/ Đồ dùng:
- HS: Vở BDTV, SGKTV tập 1, bảng con
- GV : Bảng phụ ghi sẵn các bài tập
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, Luyện tập.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động học
Hoạt động dạy
A/ ỔN ĐỊNH :
- Nhắc nhở HS giữ trật tự, chuẩn bị sách vở để học bài.
B/ BÀI CŨ:
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS.
C/ BÀI MỚI: 
1/ Giới thiệu bài: Trong tiết luyện viết hôm nay các em sẽ viết 2 khổ thơ đầu của bài : Bài ca về trái đất. Sau đó sẽ làm bài tập để củng cố mô hình cấu tạo vần
- GV ghi tựa bài lên bảng, HS nhắc lại.
2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết
* Mục tiêu : Nghe - viết đúng, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài : Bài ca về trái đất 
a/ Tìm hiểu nội dung
- Giáo viên đọc bài đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh học sinh dễ viết sai 
- GV nêu câu hỏi:Hình ảnh Trái Đất có gì đẹp?
+ Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì?
- GV nhận xét.
b/ Luyện viết từ khó:
 - Em hãy tìm một số từ khó viết trong bài?
- GV đọc các từ khó, yêu cầu HS viết bảng con.
- Kiểm tra bảng con, nhận xét.
c/Viết bài: 
 - Nhắc nhở HS trước khi viết: Tư thế ngồi, cách cầm bút, khoảng cách giữa vở và mắt , trình bày bài sạch đẹp.
- GV đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
- GV đọc lại toàn bài một lượt.
d/ Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài, chậm, nhấn mạnh những từ khó.
- GV chấm, chữa 7 – 10 bài
- GV nhận xét chung về ưu khuyết 
3/ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Mục tiêu : Làm bài tập để củng cố mô hình cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh
a/ Bài tập1 : 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 1 lên bảng, gọi HS đọc nội dung bài tập
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm vài vào vở
- Gọi HS lên sửa bài
- GV nhận xét chốt bài làm đúng : 
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
M : tươi
uống
nước
thêm
khoẻ
o
ươ
uô
ươ
ê
e
i 
ng
c
m
b/ Bài tập2 : 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 lên bảng, gọi HS đọc nội dung bài tập
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm vài vào vở
- Gọi HS lên sửa bài
- GV nhận xét chốt bài làm đúng 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Về nhà viết lại những từ sai. 
- Chuẩn bị : Ôn kiến thức trong 4 tiết LT& C của tuần 2 và tuần 3 để tuần sau chúng ta học.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- Tổ trưởng KT rồi báo cáo với GV.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- Học sinh đọc thầm 2 khổ thơ của bài “Bài ca về trái đất”
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi. Học sinh nêu: 
- Học sinh phân tích, giải nghĩa, phân biệt.
- Học sinh đọc - viết bảng con một số từ khó .
- HS viết bài
- HS soát bài
- HS dò theo và chấm bài, chữa lỗi
- HS thống kê số lỗi.
- HS từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. Có thể cho mở SGK.
- 1 HS đọc bài
- 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- HS theo dõi.
 - HS làm vào vở BDTV
- 1 HS lên bảng sửa bài.
- HS nhận xét sửa bài.
- 1 HS đọc bài
- 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- HS theo dõi.
 - HS làm vào vở BDTV
- 1 HS lên bảng sửa bài.
- HS nhận xét sửa bài.
- HS lắng nghe và ghi vào vở dặn dò về nhà thực hiện.
TUẦN 4 : 
TIẾT 7: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN KIẾN THỨC TRONG 4 TIẾT LUYỆN TỪ & CÂU 
 CỦA TUẦN 2 VÀ TUẦN 3
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Củng cố cho HS về kĩ năng tìm từ đồng nghĩa. Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa
- Mở rộng vốn từ về nhân dân, rèn kĩ năng đặt câu

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TIENG_VIET_BUOI_CHIEU_LOP_5.doc