Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51 đến 55 - Năm học 2013-2014

doc 13 trang Người đăng dothuong Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51 đến 55 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51 đến 55 - Năm học 2013-2014
TUẦN 11
Tiết
Tên bài dạy
51
Tổng kết từ vựng(Từ tượng thanh,tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
52
Trả bài Tập làm văn số 2
53,54
Bếp lửa
55
Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ngày soạn: 28/10/2016
Ngày dạy: 31/10/2016 - 05/11/2016
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo)
A/Mục tiêu cần đạt
I-Kiến thức:
 1-Các khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 2-Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật.
II- Kĩ năng:
 1-Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
 2-Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn bản.
III- Thái độ:
 - Giáo dục ý thức sử dụng từ vựng chính xác, hiệu quả.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Học sinh nắm vững hơn và biết cách vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Biết cách sử dụng hiệu quả các từ vựng liên quan vào nói, đọc, viết văn bản
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu
 Để giúp các em biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học: Từ tượng thanh, từ tượng hình và một số biện pháp tu từ. Hôm nay các em sẽ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:35 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được các khái niệm từ vựng đã học trong chương trình THCS.
-Năng lực hình thành:Biết cách sử dụng hiệu quả các từ vựng liên quan vào nói, đọc, viết văn bản thông qua các bài tập . 
-Gv:Hãy cho biết thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình?
Ví dụ từ tượng thanh: ào ào, choang choang, ư ử
Từ tượng hình: gật gù, lảo đảo, rũ rượi
-Gv: Hãy tìm tên những loài vật là từ tượng thanh?
-Hs: Đọc bài tập 3
-Gv: Hãy xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích?
-Gv: So sánh là gì? Ẩn dụ là gì? Nhân hoá là gì? Hoán dụ là gì? Nói quá là gì? Nói giảm nói tránh là gì? Điệp ngữ là gì? Chơi chữ là gì?
a/So sánh: là đối chiếu sự vệc, sự vật này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
 -Sự tương đồng về vẻ đẹp hình thức “tươi” của quả ớt với cái dung nhan “tươi” của cô gái. 
-sự tương đồng về vị cay của quả ớt với nỗi cay đắng trong lòng của cô gái
b/ Ẩn dụ: là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai?
-Con cò ẩn dụ chỉ người nông dân xưa
Bãi rau răm chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người nông dân với những cay đắng tủi nhục.
c/Nhân hóa:Là gọi tên hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để tả con người làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật trở nên gần gũi với con người
Ví dụ: Buồn trông con nhện chăng tơ
.Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
-Con nhện và ngôi sao được gán cho những thuộc tính tình cảm như mong nhớ đợi chờ của con người, và nói lên nỗi buồn sâu kín của con người.
d/Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
-Áo nâu: y phục để chỉ người nông dân, áo xanh để chỉ người công nhân. Dùng thành thị để chỉ không gian cư trú những người thành thị để chỉ lực lượng công nhân, trí thức
e/Nói quá:
Ví dụ : Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
-Nói toàn là những chuyện ngược đời, ngoa ngoắt như trên là để nhấn mạnh rằng con đường đến với hạnh phúc đích thực đâu phải là chỉ có hoa thơm cỏ lạ, nó còn là những chông gai và cả những khó khăn cực kì phi lý nữa đấy.
g/Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Trong bài khóc Dương Khuê có câu Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
h/Chơi chữ: Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị 
Ví dụ: Ruồi đậu mâm xôi đậu
Kiến bò đĩa thịt bò
-Gv: Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ. Phân tích nét độc đáo nghệ thuật của những câu?
 Gác quan âm nơi Thuý Kiều chép kinh rất gần phòng đọc sách của Thúc Sinh. Cùng chung một vườn nhà Hoạn Thư nhưng cách trở gấp mười quan san.
-Hs: Đọc bài tập 3
-Gv: Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét đẹp nghệ thuật độc đáo của các câu trên?
 Say sưa vừa hiểu là chàng trai vì uống rượu nhiều mà say vừa hiểu là chàng trai say đắm vì tình.
 Nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
 Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn có hồn hơn, gắn bó với con người hơn.
 Ẩn dụ thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của người mẹ vào ngày mai.
I/Từ tượng hình và từ tượng thanh
1/Khái niệm
-Từ tượng thanh
-Từ tượng hình
2/Tên loài vật là từ tượng thanh
-Mèo, bò, tắc kè, tu hú
3/Từ tượng hình
-Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
->Tác dụng: Mô tả hình ảnh đám mây cụ thể và sinh động.
II/Một số biện pháp tu từ từ vựng
1/Khái niệm: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2/Phân tích
a)Ẩn dụ: Hoa, cánh, chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng, từ cây và lá dùng để chỉ gia đình Kiều.
-Cả hoa, cánh, cây, lá đều đẹp nhưng rất mong manh trước bão tố của cuộc đời.
b)So sánh: Tiếng đàn với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng đổ mưa.
c)Nói quá: Thuý Kiều đẹp đến mức
d)Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
e/Biện pháp chơi chữ: Tài và tai khác nhau dấu huyền.
-Tài là của hiếm, tai là cái lấy đấu mà đong chẳng hết, oái ăm thay cái tài của Kiều mà cũng nên tai nên tội.
3/Phân tích
a)Điệp từ: còn và dùng từ nhiều nghĩa “say sưa”.
b)Nói quá: Để nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn.
c)So sánh:Tiếng suối như tiếng hát
d)Nhân hoá: Biến trăng thành người bạn tri kỷ tri âm.
e) Ẩn dụ: Mặt trời 2: Chỉ em bé trên lưng mẹ.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
 1. Củng cố: 
 	?Những nội dung ôn tập ở trên các em đã được học ở lớp nào? (MĐNB)
	->HS trả lời theo nội dung đã chuẩn bị
	?Theo em câu ca dao sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (MĐTH)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
->So sánh.
 ?Em hãy tìm 5 từ tượng hình, 5 từ tượng thanh? (MĐVD)
 ->HS tự thực hiện, GV sửa chữa.
2. Hướng dẫn về nhà:
Về làm những bài tập còn lại, học bài, xem lại đề và cách làm bài tập làm văn số 2.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức: 
 1-Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại văn này.
 2-Hs chữa lỗi trong bài kiểm tra.
II- Kĩ năng:
 1-Rèn kĩ năng tự sửa sai trong bài viết.
 2-Rèn cách viết văn tự sự cho học sinh.
 3-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
III- Thái độ: - Giáo dục cho hs ý thức tự giác sửa sai để những bài viết sau đạt kết quả tốt hơn.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 1- Ôn tập, củng cố kiến thức văn bản tựu sự. Khi làm văn kết hợp yếu tố miêu tả
 2- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để sửa chữa .
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, bài kiểm tra của HS đã chấm.
2. Học sinh : . vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp, giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
1-Đánh giá ưu điểm của một bài viết cụ thể theo kiểu bài, nội dung và sử dụng các phương pháp nghệ thuật.
2-Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt: ý, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu
 Ở tuần 7 các em đã viết bài Tập làm văn số 2. Hôm nay các em sẽ xem lại bài viết đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv:Ghi đề bài lên bảng
-Gv: Hãy xác định yêu cầu của đề bài?
-Gv: Đề bài yêu cầu viết cái gì?
-Gv: Như thế nào?
-Gv: Viết dưới hình thức nào?
-Gv: Yêu cầu viết ở thể loại văn như thế nào?
-Gv: Phần mở bài cần có những nội dung nào?
-Gv: Việc làm đáng phê phán là việc gì? Việc đó diễn ra như thế nào?
-Gv: Phần kết bài viết những gì?
-Gv: Nhận xét bài làm
I/Đề bài: 
Câu 1(1 điểm): Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có tác dụng gì?
Câu 2 (9điểm): Hãy viết thư cho một bạn học kể lại một việc làm đáng phê phán mà em gặp.
II/Dàn bài
Câu 1(1 điểm):
-Học sinh nêu được tác dụng
Câu 2(9 điểm):
*Yêu cầu:
 -Hình thức viết là một bức thư
-Bài làm cần phải có sử dụng yếu tố miêu tả.
a.Mở bài(0,5 điểm)
- Lý do viết thư
-Giới thiệu sự việc
b.Thân bài( 8 điểm)
-Quang cảnh nơi xảy ra câu chuyện
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện có liên quan đến người bạn nhận thư.
-Nội dung câu chuyện đáng phê phán.
-Tâm sự với bạn qua câu chuyện đó
c.Kết bài
-Qua câu chuyện rút ra bài học cho bản thân, cho người bạn và mọi người.
III/Nhận xét chung
-Đa số các bài làm đều viết đúng hình thức, tuy nhiên vẫn còn một số em chưa nắm vững được hình thức viết thư.
1/Ưu điểm
Câu 1: Đa số các em nêu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
Câu 2:
-Phần mở bài: Nhiều em viết được dưới hình thức một bức thư, có giới thiệu được câu chuyện đáng phê phán.
-Phần thân bài: Nhiều bài nêu ra được nội dung câu chuyện đáng phê phán.
-Phần kết bài: Các em đúc kết được bài học qua câu chuyện đó.
-Các em viết bài văn dưới hình thức một bức thư.
-Có nhiều bài viết được tâm trạng của bản thân.
-Các em đã sử dụng được yếu tố miêu tả khi kể.
2/Khuyết điểm
-Tuy nhiên có một số bài viết quá ngắn, nội dung câu chuyện chỉ nói đến một việc nhỏ. Có bài còn không phân ra các phần của bức thư.
-Nhiều em viết còn quá sơ sài
-Có bài chỉ viết là bức thư chứ chưa nêu ra được việc đáng phê phán
-Một số bài viết như một bức thư nên không chia 3 phần. Một số bài viết còn lộn xộn. Có bài viết trình bày chưa sạch đẹp.
IV/Chữa lỗi
-Một số lỗi chính tả
-Một số lỗi diễn đạt
V/Đọc bài văn hay, cho học sinh trao đổi bài để đọc.
4/Củng cố: Đọc lại bài viết của mình.
5/Dặn dò: Về xem lại bài, soạn bài “Bếp lửa”.
BẾP LỬA
 Bằng Việt
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 1-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 2-Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhận vật trữ tình-người cháu-và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ.
 3-Thấy được nghệ thuật diễn tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài.
II-Kĩ năng:
 1-Nhận diện phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
 2-Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm quê hương đất nước.
III-Thái độ:
 - Giáo dục ý thức trân trọng những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với người thân.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhận vật trữ tình-người cháu-và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 1- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản thơ hiện đại, bao quát toàn bộ tác phẩm thấy được mạch cảm xúc bài thơ
 2-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, giá trị của nghệ thuật..
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ Đọc thuộc lòng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
->HS đọc thuộc lòng bài thơ. Nêu nội dung phần ghi nhớ.
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu	
 Bên cạnh hình ảnh người mẹ, người bà cũng là niềm rung cảm của các nhà thơ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tình cảm đó qua bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:30 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà và ý nghĩa của nó..
-Năng lực hình thành: rèn kĩ năng cảm thụ bài thơ.
-Hs: Đọc chú thích
-Gv: Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
 Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.
-Gv: Bài thơ được sáng tác trong thời gian, hoàn cảnh nào?
-Hs: Đọc bài thơ
-Gv: Bố cục bài thơ chia làm mấy đoạn?
 +Đoạn 1(3 dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho hồi tưởng về bà.
 +Đoạn 2(4 khổ tiếp): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà.
 +Đoạn 3(khổ thơ cuối): Người cháu không nguôi nhớ về bà.
-Gv: Hình ảnh bếp lửa được miêu tả như thế nào?
-Gv: Hình ảnh bếp lửa làm tác giả gợi nhớ điều gì?
-Gv: Từ hình ảnh bếp lửa làm tác giả nhớ đến kỷ niệm nào của tuổi thơ?
-Gv: Đây là kỷ niệm gì của tác giả?
-Gv: Nhớ về bà, gắn liền với hình ảnh bếp lửa đó là những hình ảnh nào?
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại giờ sống mũi còn cay
Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
 Bếp lửa như hiện diện tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần như sự cưu mang đùm bọc.
-Gv: Bà đã chăm sóc cháu như thế nào?
-Gv: Bếp lửa quê hương, bếp lửa tình bà cháu lại gợi thêm một liên tưởng khác. Đó là liên tưởng nào?
-Gv: Khi ở xa xứ, nhớ đến tiếng chim tu hú là tác giả nhớ đến điều gì?
-Gv: Sự tần tảo đức hy sinh của bà được thể hiện ở chi tiết nào?
 Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương
-Gv: Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Trong bài thơ có mấy lần tác giả nhắc tới bếp lửa (10 lần)
 Hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà tần tảo nhẫn nại và đầy yêu thương.
-Gv: Bếp lửa bà nhen không chỉ bằng chất liệu bên ngoài, mà còn nhen nhóm từ trong lòng bà. Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?
-Gv: Tác giả suy nghĩ gì về người bà của mình?
-Gv: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh bếp lửa và kết thúc bằng hình ảnh bếp lửa. Theo em hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa gì?
 Lửa của niềm tin của tình yêu bà cháu.
-Gv: Điểm nổi bật về nghệ thuật trong bài thơ là gì?
-Gv: Em suy nghĩ gì về tựa đề của bài thơ?
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả
-Bằng Việt sinh 1941, trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2/Tác phẩm
-Bài thơ sáng tác 1963, khi tác giả đang học ở Liên Xô
II/Tìm hiểu văn bản
1/Bếp lửa gợi nhớ về bà
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
->Hình ảnh bếp lửa gợi nhớ về bà.
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
>Tuổi thơ gian khổ sống với bà
Cháu sống với bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
->Sự tận tụy chăm sóc cháu của bà
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Tu hú ơi!Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
->Tiếng tu hú gợi hoài niệm, tình yêu thương tha thiết của bà.
2/Bếp lửa-suy nghĩ về cuộc đời bà
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
->Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa-ngọn lửa của sự sống niềm tin.
*Ghi nhớ:(sgk)
III.Luyện tập:
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
1- Củng cố: 
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? (MĐNB) -> nd phần 1 tìm hiểu chung.
Qua bài thơ trên em hãy cho biết hình ảnh bếp lửa gắn liền với ai? ( MĐTH)
>Hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà với những kí ức tuổi thơ đã trải qua với bà.
- Qua bài thơ, em nhận xét tình cảm của tác giả như thế nào với bà? (MĐ VD)
-> HS nêu cảm nhận, GV nhận xét, bổ sung.
2.Hướng dẫn về nhà:
Về học bài thơ, đọc trước bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” 
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 (Hướng dẫn đọc thêm) Nguyễn Khoa Điềm
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 1-Học sinh đọc bài thơ, giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru, cùng bố cục đặc sắc bài thơ.
 2-Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II-Kĩ năng:
 1-Đọc diễn cảm một thể thơ hiện đại
 2-Bao quát toàn bộ tác phẩm thấy được mạch cảm xúc bài thơ.
 3-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, giá trị của nghệ thuật.
III-Thái độ:
 - Giáo dục ý thức trân trọng tình cảm của người mẹ dành cho con, cho đất nước.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 1- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản thơ hiện đại, bao quát toàn bộ tác phẩm thấy được mạch cảm xúc bài thơ
 2-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, giá trị của nghệ thuật..
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài thơ “Bếp lửa”. Phân tích bếp lửa gợi nhớ về bà?
-> HS đọc thuộc bài thơ. Phân tích theo phần 2.
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu	
 Hôm nay các em đọc và hiểu thêm nội dung bài thơ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:30 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. Hình ảnh người bà vời những ước mong và phẩm chất tốt đẹp.
-Năng lực hình thành: rèn kĩ năng cảm thụ bài thơ.
-Hs: Đọc phần chú thích
-Gv: Giới thiệu những nét chính về nhà thơ.
-Gv: Giới thiệu thời gian và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Gv: Hướng dẫn đọc: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 11.doc