TUẦN 8 Tiết Tên bài dạy 36,37 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 38 Trau dồi vốn từ 39 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 40 Chương trình Ngữ văn địa phương: Tiếng vọng Ngày soạn: 07/10/2016 Ngày dạy: 10/10/2016 – 15/10/2016 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích Truyện Lục Vân Tiên)-Nguyễn Đình Chiểu A/Mục tiêu cần đạt I- Kiến thức: 1-Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm. 2-Những hiểu biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm. Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga. II-Kĩ năng: 1-Đọc – hiểu một đoạn trích thơ 2-Hiểu được đặc trưng khắc họa tính cách nhân vật, quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc họa trong đoạn trích. III-Thái độ: - Giáo dục ý thức trân trọng những con người vì nghĩa hiệp trong xã hội. IV- Nội dung trọng tâm của bài: Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga. B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK. 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát. 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung . 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: 1- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được nghệ thuật đặc sắc. 2-Cảm nhận được phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính trong tác phẩm: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 5’ ?Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều thông qua cảnh vật được miêu tả trong bài? -> HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Phân tích mục 1, 3 III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Bộ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:30 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. Vẻ đẹp phẩm chất của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga -Năng lực hình thành: rèn kĩ năng cảm thụ đoạn thơ. -Hs: Đọc chú thích -Gv: Nêu những nét chính giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? Nguyễn Đình Chiểu bước vào đời với lòng hăm hở đầy khát vọng. Nhưng mới 26 tuổi đã bị mù, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở, về quê nhà gặp buổi loạn ly. Ông ghé vai vào gánh vác ba trọng trách: làm thầy giáo, làm thầy thuốc, làm nhà thơ. Là nhà thơ, Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời những trang thơ bất hủ như:Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ -Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Địnhvà Truyện thơ Ngư tiều y thuật vấn đáp. -Gv: Truyện Lục Vân Tiên ra đời trong thời gian nào? -Hs: Đọc, tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên -Gv: Truyện Lục Vân Tiên có thể chia làm mấy phần? +Phần 1:Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga +Phần 2:Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu +Phần 3:Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thuỷ. +Phần 4:Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau. -Hs: Đọc văn bản. -Gv: Truyện LVTcó kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyện truyền thống xưa như thế nào? Truyện LVT cũng như một số truyện truyền thống Việt Nam thường có kết cấu ước lệ gần như thành khuôn mẫu:Người tốt gặp trắc trở, bị kẻ xấu hãm hại nhưng họ vẫn được phù trợ cưu mang để rồi tai qua nạn khỏi, kẻ xấu phải bị trừng trị. -Gv: Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kết cấu ấy có ý nghĩa như thế nào? Vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những bất công vừa nói lên khát vọng của nhân dân ở hiền gặp lành, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác. -Gv: Khi gặp bọn cướp đường LVT đã có những hành động nào? -Gv: Em nhận xét đây là hành động như thế nào? Hình ảnh LVT trong trận đánh được miêu tả thật đẹp-vẻ đẹp của một người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa nghĩa là so với hình mẫu lý tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long. -Gv: Sau khi đánh cướp LVT có cách cư xử với KNN như thế nào? -Gv: Qua cách cư xử với KNN, em nhận xét tư cách LVT như thế nào? Cách cư xử ở đây có phần câu nệ theo lễ giáo phong kiến nhưng chủ yếu ở đây là đức tính khiêm nhường của LVT. Dường như đối với Vân Tiên, làm nhân nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bật anh hùng hảo hán. -Gv: Kiều Nguyệt Nga có lời nói và cử chỉ như thế nào? -Gv: Cách xưng hô “quân tử” “tiện thiếp” là cách xưng hô như thế nào? Cách xưng hô khiêm nhường. -Gv: Qua lời lẽ cho thấy KNN là cô gái như thế nào? -Gv: Tại sao KNN lại chịu ơn LVT? Các ơn này như thế nào? Nàng rất áy náy, tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng đền đáp mấy cũng chưa đủ. “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự gắn bó cuộc đời mình với LVT. -Gv: Theo em nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, qua nội tâm, hay hành động cử chỉ? Qua hành động, cử chỉ, lời nói -Gv: Điều đó cho thấy truyện LVT gần với loại truyện nào em đã học? Truyện dân gian -Gv: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ mà tác giả miêu tả trong đoạn trích? I/ Tìm hiểu chung 1/Tác giả -Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843) nhưng sáu năm sau thì bị mù. -Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. 2/Tác phẩm -Ra đời đầu những năm 50 của TK XIX. -Gồm bốn phần, đoạn trích nằm ở phần đầu truyện. II/Đọc - hiểu văn bản 1/Nhân vật Lục Vân Tiên Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Vân Tiên tả đột hữu xông Lâu la bốn phía vỡ tan ->Hành động dũng cảm, tính cách anh hùng, tấm lòng vị nghĩa. Vân Tiên nghe nói động lòng Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai ->Tư cách con người chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, rất từ tâm nhân hậu, làm việc nghĩa một cách vô tư. 2/Nhân vật Kiều Nguyệt Nga Làm con đâu dám cãi cha Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa Chút tôi liễu yếu đào thơ Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần ->Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức. Lâm nguy chẳng gặp giải nguy Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi ->Nguyệt Nga không chỉ chịu ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’ 1- Củng cố: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? (MĐNB) -> nd phần 1 tìm hiểu chung. Qua đoạn trích em hãy cho biết tác giả muốn gửi gắm điều gì qua nhân vật Lục Vân Tiên ? ( MĐTH) >Khát vọng làm việc nghĩa giúp đời mà không cần trả ơn. - Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hai nhân vật trong truyện? (MĐ VD) -> HS nêu cảm nhận, GV nhận xét, bổ sung. 2.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng đoạn thơ - Soạn bài: “Trau dồi vốn từ” TRAU DỒI VỐN TỪ A/Mục tiêu cần đạt I-Kiến thức: 1-Những định hướng chính để trau dồi vốn từ 2-Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa, cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ. II- Kĩ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. III- Thái độ: - Giáo dục ý thức luôn trau dồi vốn từ cho bản thân. IV- Nội dung trọng tâm của bài: Hiểu được tầm quan trọng của trau dồi vốn từ và biết cách trau dồi vốn từ cho bản thân. B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: giáo án, sgk. 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát. 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung . 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: Biết cách trau dồi vốn từ. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 5’ Em hãy cho biết thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ? -> Nội dung phần ghi nhớ 1,2. III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu Từ là chất liệu tạo nên câu nói. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:20 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm được các cách để trau dồi vốn từ. -Năng lực hình thành: thường xuyên trau dồi vốn từ cho bản thân. -Hs: Đọc ý kiến Phạm Văn Đồng -Gv: Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Vì sao? -Gv: Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi chúng ta phải làm gì? Tại sao? -Gv: Làm thế nào để trau dồi vốn từ? -Hs: Đọc các cách diễn đạt trong các câu trên và cho biết lỗi dùng từ sai ở chỗ nào? Câu a: Thừa từ “đẹp” đã dùng từ thắng cảnh thì không dùng từ đẹp vì thắng cảnh là cảnh đẹp. Câu b: Dùng sai từ “dự đoán” vì dự đoán là đoán trước tình hình, sự việc có thể xảy ra trong tương lai. Có thể dùng từ “phỏng đoán” Câu c: Dùng sai từ “đẩy mạnh”vì đẩy mạnh có nghĩa là “thúc đẩy sự phát triển nhanh lên”. Nói về quy mô thì có thể mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm được. -Gv: +Hãy giải thích vì sao có những lỗi này , vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”? Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng. Rõ ràng không phải vì tiếng ta “nghèo” mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”. -GV: Như vậy để “biết dùng tiếng ta”cần phải làm gì? -Hs: Đọc ghi nhớ -Hs: Đọc bài ý kiến của Tô Hoài. -Gv: Em hiểu ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài như thế nào? Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bắng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. -Gv: Việc trau dồi vốn từ mà nhà văn Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức nào? -Hs: Đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập -Thời gian:10 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm được nghĩa của các từ trong các bài tập. -Năng lực hình thành: biết cách dùng từ qua các bài tập trên và cách trau dồi vốn từ. -Hs: Đọc bài tập 1 -Gv: Hãy chọn cách giải thích đúng? -Hs: Đọc bài tập 2 -Gv: Hãy xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt trên? + Tuyệt chủng: Bị mất hẳn nòi giống + Tuyệt giao: Cắt đứt giao thiệp + Tuyệt tự: không có người nối dõi + Tuyệt thực: Nhịn đói không chịu ăn + Tuyệt đỉnh: Điểm cao nhất, mức cao nhất + Tuyệt mật: Cần giữ bí mật tuyệt đối + Tuyệt tác: Tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có thể có cái hơn. -Hs: Đọc bài tập 3 -Gv: Các câu trên sai ở lỗi nào? -Hs: Đọc bài tập 4 -Gv: Hãy bình luận ý kiến trên? -Hs: Đọc bài tập 5 -Gv:Hãy nêu cách thực hiện -Hs: Đọc bài tập 6 -Gv:Hãy chọn từ ngữ thích hợp vào chỗ trống I/Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ -Tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. Vì tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn phát triển. -Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình.Vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. -Ba định hướng trau dồi vốn từ: +Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ +Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp văn cảnh. +Tích lũy thêm những từ chưa biết *Ghi nhớ: Sgk II/Rèn luyện để tăng vốn từ Học hỏi để biết thêm những từ ngữ mà mình chưa biết *Ghi nhớ :sgk III/Luyện tập 1/Chọn cách giải thích đúng -Hậu quả:Kết quả xấu -Đoạt: Chiếm được phần thắng -Tinh tú: Sao trên trời(nói khái quát) 2/Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt -Tuyệt: Dứt không còn gì (tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tực, tuyệt tự) -Tuyệt: Cực kỳ, nhấn mạnh (tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần). 3/Sửa lỗi dùng từ -Về khuya đường phố yên tĩnh -thiết lập quan hệ ngoại giao -rất xúc động 4/Bình luận ý kiến Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp 6/Chọn từ ngữ thích hợp Điểm yếu Mục đích cuối cùng Đề đạt Láu táu Hoảng loạn IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’ 1. Củng cố: - Hs đọc ghi nhớ sgk. ?Có mấy cách trau dồi vốn từ? (MĐNB) ->HS trả lời có 2 cách theo ghi nhớ SGK ?Theo em những ai thì cần trau dồi vốn từ? (MĐTH) ->Tất cả mọi người. ?Phân biệt nghĩa và đặt câu với những từ sau đây? (MĐVD) Tay trắng/trắng tay. ->HS tự thực hiện, GV sửa chữa. 2. Hướng dẫn về nhà: -Về học bài, làm bài tập còn lại. -Soạn bài: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A/Mục tiêu cần đạt I-Kiến thức: 1-Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. 2-Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. II- Kĩ năng: 1-Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 2-Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết văn tự sự. III- Thái độ: - Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm trong khi viết văn tự sự. IV- Nội dung trọng tâm của bài: Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự và vai trò của nó. B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: giáo án, sgk. 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát. 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung . 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: Biết sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm trong khi làm văn tự sự. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 3’ Kiểm tra việc soạn bài của HS III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu Các em đã học về văn miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả bên ngoài. Tuy nhiên đối với con người ngoài chân dung hình dángcòn có những suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạngkhông quan sát được trực tiếp là miêu tả bên trong. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:20 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm được vị trí và vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. -Năng lực hình thành: nhận biết yếu tố miêu tả nội tâm và biết sử dụng nó trong văn bản tự sự -Hs: Đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Gv: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? -Gv: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh, đoạn sau là tả nội tâm? Đoạn đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích. Đoạn sau miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều. -Gv: Kiều đã suy nghĩ những gì? Kiều nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, suy nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già -Gv: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? -Gv: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự? Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằmvì thế miêu tả nội tâm có vai trò tác dụng rất to lớn trong việc khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật. -Hs: Đọc đoạn văn -Gv: Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả? -Gv: Từ các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:10 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm được vị trí và vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. -Năng lực hình thành: biết sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự -Gv: Hãy thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm của Kiều. -Gv: Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn “Kiều báo ân báo oán” bộc lộ trực tiếp tâm trạng nàng Kiều. I/Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 1/Đoan trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” a)Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh Trước lầu Ngưng Bích Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi b)Những câu thơ miêu tả nội tâm Bên trời góc bể bơ vơ .Có khi gốc tử đã vừa người ôm ->Miêu tả suy nghĩ của nàng Kiều ->Miêu tả ngoại cảnh cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. =>Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần”của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. 2/Nhận xét cách miêu tả nội tâm *Ghi nhớ :sgk III/Luyện tập 1/Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” 2/Viết đoạn văn “Kiều báo ân báo oán” IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’ 1. Củng cố: - Hs đọc ghi nhớ sgk. ?Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?(MĐNB) ->HS trả lời theo ghi nhớ SGK ?Có phải văn bản tự sự nào cũng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm không? (MĐTH) ->Tùy vào đối tượng tự sự để sử dụng yếu tố miêu tả cho phù hợp. ?Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm kể về một lần em mắc lỗi? (MĐVD) ->HS tự thực hiện, GV sửa chữa. 2. Hướng dẫn về nhà: -Về làm bài tập 3, học bài. -Chuẩn bị bài: CTĐP- “Tiếng vọng”. NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: TIẾNG VỌNG A/Mục tiêu cần đạt I- Kiến thức: Học sinh cảm nhận được: 1.Tiếng vọng trong bài thơ là tiếng vọng của tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng được dội về từ ký ức xa xăm rất ngọt ngào của tác giả. Qua đó hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao giữ mãi nó. 2.Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của bài thơ. 3.Biết trân trọng, gìn giữ ký ức đẹp về tuổi thơ. II-Kĩ năng: 1.Đọc – hiểu bài thơ địa phương 2.Phân tích được thế giới tuổi thơ thơ mộng và ngệ thuật của bài thơ III-Thái độ: - Giáo dục ý thức trân trọng những ký ức tuổi thơ thông qua những hình ảnh trong bài. IV- Nội dung trọng tâm của bài: Những ký ức tuổi thơ hồn nhiên và đầy ý nghĩa của tác giả. B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, sách địa phương. 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sách địa phương. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát. 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung . 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: 1- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu bài thơ địa phương. 2-Cảm nhận được thế giới tuổi thơ thơ mộng và nghệ thuật của bài. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 5’ ?Đọc đoạn trích “Lục Vân Tiên cứ Kiều Nguy
Tài liệu đính kèm: