Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến 35 - Năm học 2016-2017

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến 35 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến 35 - Năm học 2016-2017
TUẦN 7
Tiết
Tên bài dạy
31,32
Kiều ở lầu Ngưng Bích
33
Miêu tả trong văn bản tự sự
34,35
Viết bài Tập làm văn số 2
Ngày soạn: 30/9/2016
Ngày dạy: 03/10/2016 – 08/10/2016
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)
A/Mục tiêu cần đạt
I- Kiến thức:
 1-Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời thương nhớ của Kiều qua tâm trạng cô đơn buồn tuổi, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
 2-Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 
 II-Kĩ năng:
 1-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du:Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 2-Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích, tác phẩm Truyện Kiều.
 3-Cảm nhận được sự thông cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 
III-Thái độ:
 - Giáo dục ý thức trân trọng tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo của thi hào Nguyễn Du.
- Tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, Truyện Kiều.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
1- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
2-Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều. Vận dụng nghệ thuật trong đoạn trích để viết văn miêu tả và biểu cảm.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ 
?Đọc đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Phân tích không khí của buổi lễ trong tiết thanh minh?
-> HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Phân tích mục 2:không khí lễ hội
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu	
 Ở tiết trước, các em đã học phần mở đầu Truyện Kiều. Đó là những tháng ngày êm đềm, hạnh phúc. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”là mở đầu cho quãng đời lưu lạc suốt 15 năm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:30 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được vị trí đoạn trích,cảnh vật, tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
-Năng lực hình thành: rèn kĩ năng cảm thụ đoạn thơ.
-HS: Đọc chú thích
-GV:Hãy cho biết vị trí đoạn trích này trong Truyện Kiều?
-Gv: Em hiểu như thế nào là “ngôn ngữ độc thoại” và “tả cảnh ngụ tình”?
-HS: Đọc đoạn trích
-GV:Hãy cho biết kết cấu đoạn trích chia làm mấy phần?
 Đoạn trích chia làm 3 phần
 + Phần 1(6 câu đầu):Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thuý Kiều.
 + Phần 2(8 câu tiếp): Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của nàng.
 + Phần 3(8 câu cuối): Tâm trạng đau buồn,lo âu của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
-HS: Đọc 6 câu đầu
-GV: Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được phát họa qua những hình ảnh nào?
-GV: Với hình ảnh đó, cảm nhận của em về cảnh trí thiên nhiên nơi đây như thế nào?
 Một vùng trời bát ngát in hình núi xa mờ nhạt và một mảnh trăng gần dịu mát, cồn cát vàng nhấp nhô sóng lượn, bụi hồng trải trên ngàn dặm
-GV: Những cảnh ở đây được nhìn qua con mắt của ai? Tại sao nhà thơ lại viết “non xa, trăng gần”?
Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Kiều-trong cảnh bị giam lỏng. Cảnh “non xa trăng gần”vì là cảnh ban đêm, đêm trăng sáng.Trăng xa nhưng sáng nên cảm giác gần, núi gần nhưng mờ nên cảm giác xa. Cảnh “non xa trăng gần” như gợi lên hình ảnh một lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt.
-GV: Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều được miêu tả ở câu thơ nào?
-Gv: “Mây sớm, đèn khuya” là thời khắc nào?
 Mây sớm là buổi sớm. Đèn khuya là đêm khuya. Đây là cảnh ở nhiều thời điểm
-GV: Vậy hình ảnh “mây sớm, đèn khuya”gợi lên tính chất gì của thời gian?
 Gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi quê người một thân. Nàng chỉ biết làm bạn với “mây sớm, đèn khuya”.
-Gv: Em hiểu ngữ “ở chung” như thế nào? Ai ở chung với ai?
 Trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên mà Nguyễn Du miêu tả qua con mắt và tâm trạng của Kiều ta thấy rõ phong thái, linh hồn của cảnh vật.
 +Ở chung, ngoài nghĩa trăng, non ở chung trong một bầu trời còn ngụ ý người, trăng, non cùng hòa điệu, cùng chung nỗi sầu.
-Gv: Em hiểu câu thơ: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” như thế nào?
 Chia tấm lòng là gửi một nửa vào cảnh vật, một nửa giữ trong lòng hoặc một nửa ở đây, nửa kia bay về quê hương
-GV: Qua khung cảnh thiên nhiên cho thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh tâm trạng nào?
-GV: Từ nào diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?
 Từ “bẽ bàng” đúng với tâm trạng của Kiều: buồn tủi chán nản đối với cuộc đời đối với bản thân. Cảnh đẹp nhưng chẳng còn lòng dạ nào thưởng ngoạn nên “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Thời gian và không gian nghệ thuật trong bức tranh này hoàn toàn là thời gian, không gian tâm trạng nên nó chấp nhận sự xáo trộn thời điểm, quy luật gần xa. Không rõ ban ngày hay đêm, ánh đèn hay ánh trăng? Xa thành gần, gần thành xa
-GV: Trong cảnh ngộ của mình, nàng nhớ ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không?
 Nhớ Kim Trọng và cha mẹ. Nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Điều này vừa hợp với quy luật tâm lý vừa thể hiện sự tinh tế ngòi bút của Nguyễn Du.
-GV: Nỗi nhớ của Thuý Kiều đối với Kim Trọng là nỗi nhớ như thế nào?
 Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên Kiều nhớ đến lời thề đôi lứa. Nàng tưởng tượng Kim Trọng cũng đang hướng về mình, chờ tin mà uổng công vô ích.
-GV: Vậy nàng nhớ Kim Trọng với tâm trạng như thế nào?
-GV: Ngoài nhớ Kim Trọng, Kiều còn nhớ tới cha mẹ. Nỗi nhớ đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
 Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ sớm chiều tựa cửa ngóng trông con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa cha mẹ lúc tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc.
-GV: Hãy giải thích thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và điển cố “sân Lai”?
-GV: Thành ngữ và điển cố này nói lên tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào?
-GV: Qua hai nỗi nhớ cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?
-GV: Trong tám câu thơ cuối, Nguyễn Du tả cảnh qua những hình ảnh nào?
-GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Diễn tả tâm trạng của Kiều qua mỗi cảnh vật như thế nào?
 -Buồn trông 1: Con thuyền thấp thoáng cánh buồm xa xa. Cánh buồm thật đã biến thành cánh buồm biểu tượng gợi đến những chuyến đi xa, đến quê hương xa vời, đến thân phận tha hương của Kiều.
 -Buồn trông 2: Hoa trôi man mác về đâu. Kiều nghĩ đến thân phận bèo bọt như cánh hoa trôi trên sóng dữ, mong manh, nhỏ nhoi, đáng thương.
 -Buồn trông 3: Nội cỏ rầu rầu chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Tuổi thanh xuân tươi đẹp của Kiều, tài năng của Kiều đã, đang và sẽ càng nhạt buồn, vô vị như cánh đồng, bầu trời, mặt đất xanh xanh kia
 -Buồn trông 4: Ầm ầm tiếng sóng Đó là tiếng gào thét của sóng gió biển khơi. Nó còn dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai ương bất trắc đang chờ đợi nàng Kiều.
Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: Từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác đến lo âu kinh sợ. Ngọn gió và tiếng sóng là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên vùi dập đời Kiều.
-Gv: Qua tâm trạng, qua mỗi cảnh vật, em nhận xét chung tâm trạng Kiều như thế nào?
-GV: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
I/Tìm hiểu chung:
-Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ 2.
-Khái niệm “ngôn ngữ độc thoại” và “tả cảnh ngụ tình”
II/Đọc - tìm hiểu văn bản
1/Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
->Cảnh thiên nhiên biển trời mênh mông, bát ngát, vắng vẻ, lạnh lùng.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
=>Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng chán ngán, tủi buồn thương mình bơ vơ vô hạn.
2/Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, cha mẹ của Kiều.
a)Nhớ Kim Trọng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
->Nàng nhớ Kim Trọng nhớ kỷ niệm tình yêu với nỗi đau, tiếc vì tình yêu tan vỡ.
b)Nhớ cha mẹ
Xót người tựa cửa hôm mai
->Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo.
=>Kiều là người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo.
3/Tâm trạng buồn, lo âu của Kiều
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
->Nghệ thuật: Điệp từ.Tâm trạng cô đơn, thân phận vô định, nỗi buồn tha hương, nhớ người yêu, cha mẹ.
*Ghi nhớ: (Sgk)
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
1- Củng cố: 
Đọc diễn cảm đoạn thơ trên (MĐNB)
Qua đoạn trích em nhận xét nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du ? 
( MĐTH)
- Theo em vì sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ mình? (MĐ VD)
2.Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng đoạn thơ
 -Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích.
 - Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/Mục tiêu cần đạt
I-Kiến thức:
1-Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
2-Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
II- Kĩ năng:
 1-Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 2-Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản.
III- Thái độ:
 - Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả trong khi viết văn tự sự.
IV- Nội dung trọng tâm của bài:
 Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và vai trò của nó.
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP :
I.Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk.
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, sgk.
II. Các phương pháp: 
1. Phương pháp:Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát.
 2.Kĩ thuật: Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
 Biết sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả trong khi làm văn tự sự. 
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ : 5’ Kiểm tra việc soạn bài của HS
 III. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu
 Để phản ánh, tái hiện hiện thực, tự sự lấy kể sự việc, trình bày diễn biến của sự việc chính. Nhưng để văn bản sinh động, thường phải có kết hợp đang xen các phương thức biểu đạt khác: miêu tả, biểu cảm Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-Thời gian:20 phút
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Trọng tâm kiến thức: nắm được vị trí và vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
-Năng lực hình thành: nhận biết yếu tố miêu tả và biết sử dụng nó trong văn bản tự sự 
-HS: Đọc đoạn trích
-GV: Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, vua Quang Trung đã làm gì, xuất hiện như thế nào?
 Vua Quang Trung truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kínQuang Trung cưỡi voi đi đốc thúc
-GV: Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện đối tượng nào?
Yếu tố miêu tả: Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói ..Tự làm hại mình
-Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà..đại bại
-GV: Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc: (sgk). Kể lại như thế có nêu lên đầy đủ các sự việc chính trong đoạn văn chưa?
 Đã đầy đủ các sự việc
-HS: Nối các sự việc thành đoạn.
-GV: Nếu kể các sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao?
 Không nổi bật sinh động vì chỉ đơn giản kể lại sự việc, tức là mới chỉ trả lời được câu hỏi” việc gì đã xảy ra” chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó xảy ra như thế nào
-GV: Hãy so sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích, em hãy nhận xét nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động? 
(Nếu không có yếu tố miêu tả thì câu chuyện thật khô khan, kém hấp dẫn)
 Nhờ yếu tố miêu tả bằng các chi tiết mới thấy sự việc diễn ra như thế nào.
-GV: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào với văn bản tự sự?
-HS: Đọc ghi nhớ
-HS: Đọc đoạn trích
-GV: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích truyện Kiều vừa học?
-Gv: Dựa vào đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, em hãy viết đoạn văn kể lại việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh.
I/Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
1/Đoạn trích
*Kể chuyện Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
-Kể các sự việc chính
-Kết hợp các yếu tố miêu tả
*Ghi nhớ:sgk
II/Luyện tập
1/Các yếu tố miêu tả
a)Yếu tố tả người
Vân xem trang trọng khác vời
..
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
b/Tả cảnh
Cỏ non.một vài bông hoa
Tà tà ..cuối ghềnh bắc ngang
2/Viết đoạn văn
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’
 1. Củng cố: 
 - Hs đọc ghi nhớ sgk.
	?Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? (MĐNB)
	->HS trả lời theo ghi nhớ SGK
	?Có phải văn bản tự sự nào cũng sử dụng yếu tố miêu tả không? (MĐTH)
	->Tùy vào đối tượng tự sự để sử dụng yếu tố miêu tả cho phù hợp.
	?Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả? (MĐVD)
 	->HS tự thực hiện, GV sửa chữa.
2. Hướng dẫn về nhà:
 	+Học lí thuyết.Làm lại bài tập vào vở
 + Rèn luyện kĩ năng làm bài tự sự để viết bài Tập làm văn số 2
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được:
I. Kiến thức.
 Văn tự sự, yếu tố miêu tả trong văn tự sự..
II. Kỹ năng.
 Học sinh viết được bài văn tự sự theo yêu cầu có miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
.III. Thái độ: 
 HS có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc, hiệu quả.
IV. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
 HS làm bài văn tự sự theo đối tượng cụ thể có sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả. 
B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HOC, PHƯƠNG PHÁP
I. Phương tiện, thiết bị:
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Chuẩn bị bài
II Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp: 
- Kĩ thuật : Động não
C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH:
I.Năng lực chung: 
1.Tự học, nắm bắt nội dung .
2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin.
3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
II.Năng lực chuyên biệt: 
Biết viết văn tự sự theo đối tượng mà đề yêu cầu và có sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí, hiệu quả.
D/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức : 
II. Bài mới : MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1: Miêu tả trong văn bản tự sự
Nêu tác dụng của miêu tả trong văn tự sự
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1, Tỉ lệ 10%
Số câu 1
Số điểm1, Tỉ lệ 10%
Chủ đề 2: Văn tự sự
Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 9, Tỉ lệ 90%
Số câu 1
Số điểm 9, Tỉ lệ 90%
Tổng số câu
Tổng số điểm, tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1, Tỉ lệ 10%
Số câu 1
Số điểm 9, Tỉ lệ 90%
Tổng số câu 2
Tổng số điểm 10, tỉ lệ 100%
 BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(1 điểm): Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có tác dụng gì?
Câu 2 (9điểm): Hãy viết thư cho một bạn học kể lại một việc làm đáng phê phán mà em gặp.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(1 điểm):
Học sinh nêu được tác dụng
Câu 2(9 điểm):
*Yêu cầu:
	-Hình thức viết là một bức thư
-Bài làm cần phải có sử dụng yếu tố miêu tả.
a.Mở bài (0,5 điểm)
- Lý do viết thư
-Giới thiệu sự việc
b.Thân bài( 8 điểm)
-Quang cảnh nơi xảy ra câu chuyện
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện có liên quan đến người bạn nhận thư.
-Nội dung câu chuyện đáng phê phán.
-Tâm sự với bạn qua câu chuyện đó
c.Kết bài( 0,5 điểm)
	-Qua câu chuyện rút ra bài học cho bản thân, cho người bạn và mọi người.
Đề 2
Tưởng tượng hai mươi năm sau vào một mùa hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động
Câu 2(9 điểm):
*Yêu cầu:
	-Hình thức viết là một bức thư
-Bài làm cần phải có sử dụng yếu tố miêu tả.
a.Mở bài(0,5 điểm)
-Giới thiệu hoàn cảnh, lý do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn
-Cảm xúc của tôi
b.Thân bài( 8 điểm)
-Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những sự đổi thay
+Nhà trường, lớp học như thế nào
+Cây cối ra sao
+Cảnh thiên nhiên như thế nào
-Tâm trạng của mình
+Trực tiếp xúc động như thế nào
+Kỷ niệm gợi về là gì
+Kỷ niệm với người viết thư
-Gặp ai (Cô giáo hay là bác bảo vệ)
-Kết thúc buổi thăm như thế nào?
c.Kết bài( 0,5 điểm)
-Suy nghĩ gì về ngôi trường
-Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp
-Kết thúc thư
III. Củng cố, dặn dò:	
HS làm bài nghiêm túc, GV quan sát.
GV thu bài, kiểm tra số lượng.
Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7-chau.doc