Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến 25 - Năm học 2013-2014

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến 25 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến 25 - Năm học 2013-2014
TUẦN 5
Tiết
Tên bài dạy
21
Sự phát triển của từ vựng
22-23
Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
24
Sự phát triển của từ vựng (tiếp)
25
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Ngày soạn: 12/9/2014
Ngày dạy : 15/9/2014 – 19/9/2014
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
-Hai phương thức phát triển ngĩa của từ ngữ.
2/Kỹ năng
	-Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
-Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức phát triển chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cho ví dụ.
3/Giới thiệu bài:Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội.Tiếng Việt của ta là một ngôn ngữ không ngừng phát triển mạnh mẽ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv:Trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”.Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này là gì?
 Kinh tế là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời. Câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời, ngày nay người ta không dùng như vậy nữa. Nghĩa của từ này chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp
-Gv:Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châu đã dùng không?
-Gv:Qua đó em nhận xét gì về nghĩa của từ?
 Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv: Hãy xác định nghĩa của từ “xuân” trong ví dụ trên?
-Gv:Từ xuân 1 có nghĩa là gì?
-Gv:Từ xuân 2 có nghĩa là gì?
-Gv:Trong hai từ xuân trên từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển?
-Gv:Trong ví dụ b từ tay 1 có nghĩa là gì?
-Gv:Từ tay 2 có nghĩa là gì?
-Gv:Trong hai từ “tay” trên từ nào là nghĩa gốc từ nào là nghĩa chuyển?
-Gv:Trong hai trường hợp trên nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv: Từ chân trong các câu trên, ở câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc, từ chân nào được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, từ chân nào được dùng theo phương thức hoán dụ?
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv: Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ “trà” trong các cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà sen?
-Hs: Đọc bài tập 3
Dựa vào cách dùng từ như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xănghãy nêu nghĩa chuyển của đồng hồ?
-Gv: Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng các từ: hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa?
 +Sốt:Là tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
 +Cơn sốt đất: tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khang hiếm.
 +Vua: người đứng đầu nhà nước quân chủ.
 +Vua bóng đá: Người được coi là nhất trong một lĩnh vực.
I/Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1/Ví dụ:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
-Kinh tế: Có nghĩa là kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.
-(Ngày nay)Kinh tế:Là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
->Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian.
2/Ví dụ:
*Ví dụ a: Xuân
-Xuân 1: Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm (Nghĩa gốc).
-Xuân 2: Thuộc về tuổi trẻ. (Nghĩa chuyển).
*Ví dụ b:Tay
-Tay 1: Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến ngón, dùng để cầm, nắm. (nghĩa gốc)
-Tay 2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó.
=>Xuân: chuyển theo phương thức ẩn dụ.
=>Tay: Chuyển theo phương thức hoán dụ.
*Ghi nhớ:sgk
II/Luyện tập
1/Xác định nghĩa từ:Chân
a)Sau chân:Nghĩa gốc
b)Từ chân:Dùng với phương thức hoán dụ
c) Từ chân: Ẩn dụ.
d) Từ chân: Ẩn dụ.
2/Nhận xét nghĩa của từ:Trà
-Giống:Trà ở nét nghĩa đã chế biến, để pha nước uống
-Khác:Trà ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh
-Trà a-ti-sô: Có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được chế biến từ dạng khô, dùng để pha nước uống.
->Chuyển theo phương thức ẩn dụ
3/Nêu nghĩa chuyển
-Đồng hồ điện: Dùng để đo điện có bề ngoài giống đồng hồ.
->Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
4/Ví dụ
-Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.
+Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp
+Hội chứng phong bì (một biến chứng của nạn hối lộ)
+Lạm phát là hội chứng của sự suy thoái kinh tế.
-Ngân hàng: Là tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
+Ngân hàng máu
+Ngân hàng đề thi
5/Từ:Mặt trời
->Sử dụng phép ẩn dụ
Từ mặt trời nghĩa gốc chỉ sự vật một hành tinh trong vũ trụ
-Từ mặt trời trong câu thứ hai được chuyển theo phương thức ẩn dụ 
4/Củng cố: Nghĩa của từ biến đổi và phát triển như thế nào?
5/Dăn dò: Về học bài, làm các bài tập còn lại, soạn bài “Hoàng Lê nhất thống chí”
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 Ngô Gia Văn Phái
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
	-Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
	-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
-Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân xâm lược và số phận của bọn vua quan bán nước hại dân.
-Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả sinh động.
2/Kỹ năng
-Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích.
-Cảm nhận được sức trỗi dậy kỳ diệu của dân tộc
-Liện hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Từ vựng biến đổi và phát triển như thế nào?
3/Giới thiệu bài: HLNTC là tác phẩm văn học phản ánh lịch sử vào giai đoạn cuối thể kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Sự kiện trước hồi 14 là Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, Lê Chiêu Thống sợ bỏ chạy qua Trung Quốc cầu viện Mãn Thanh. Lợi dụng cơ hội Tôn Sĩ Nghị Kéo quân sang và phải chịu thất bại.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv: Nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
 Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chi và Ngô Thì Du.
-Gv: Hãy nêu vị trí đoạn trích?
-Hs: Đọc văn bản
-Gv: Bố cục văn bản chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn?
+Đoạn 1: “Từ đầuMậu Thân (1788): Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân ra Bắc đánh giặc.
+Đoạn 2: “Vua Quang Trungvào thành” :Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung.
+Đoạn 3: “Lại nóixấu hổ”:Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua Lê Chiêu Thống.
-Gv: Hãy nêu đại ý của bài?
 Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua QuangTrung, sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận của bọn vua quan phản nước hại dân.
-Gv: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?
 Ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân.
-Gv: Sau khi lên ngôi việc đầu tiên của hoàng đế là gì?
-Gv: Kể lại những việc làm của vua Quang Trung khi tiến quân ra Bắc?
-Gv: Kể tóm tắt các trận đánh quân Thanh của vua Quang Trung?
-Gv: Hãy nêu những cảm nhận của em về người anh hùng Nguyễn Huệ?
 +Tài cầm quân như thần
 +Cuộc hành quân thần tốc
 +Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận
 +Chiến thắng oai hùng
-Gv: Trong lúc Quang Trung tiến quân ra Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đã làm gì?
 Khi quân Tây Sơn kéo đến tướng thì sợ mất mật, người không kịp mặc giáp..chuồng qua cầu phao”quan thì “ai nấy đều sợ hãi” xin ra hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, tranh nhau qua cầu sang sông Nhị Hà xô đẩy rơi xuống chết làm tắt nghẽn nước sông Nhị Hà.
-Gv: Số phận của bọn vua quan phản nước được miêu tả như thế nào?
 Lê Chiêu Thống vội vã cùng bề tôi đưa Thái Hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông
-Gv: Hãy nhận xét lối văn trần thuật của tác giả?
 Kể xen lẫn miêu tả một cách sinh động cụ thể.
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả
-Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì
2/Tác phẩm
-Vị trí đoạn trích: hồi 14
Thể loại: Lịch sử chương hồi
II/Tìm hiểu văn bản
1/Người anh hùng Nguyễn Huệ
-Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế.
-Tự mình đốc xuất đại binh tiến quân ra Bắc.
Tuyển mộ quân lính mở cuộc duyệt binh.
-Phủ dụ quân lính.
-Vạch kế hoạch đối phó lâu dài với nhà Thanh sau chiến thắng.
=>Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2/Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh
-Chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không lo bất trắc.
-Sầm Nghi Đống tự thắt cổ.
-Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật.
-Quân bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
=>Sự thất bại thảm hại.
3/Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân
-Đưa thái hậu chạy ra ngoài
-Chạy luôn mấy ngày không ăn
-Nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
4/Củng cố: Hãy nêu suy nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ
5/Dặn dò: Về học bài. Xem trước bài “Sự phát triển của từ vựng” (tiếp).
SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG (Tiếp theo)
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: Tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ tiếng nước ngoài.
2/Kỹ năng
	-Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ mượn của tiếng nước ngoài.
	-Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Số phận của bọn vua quan phản nước, hại dân như thế nào?
3/Giới thiệu bài: Hôm trước các em đã học sự phát triển của từ vựng. Trong biến đổi và phát triển, từ vựng còn phát triển về số lượng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-Gv: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ ngữ sau: điện thoại, kinh tế, di động, tri thức, sở hữu, đặc khu, trí tuệ?
-Gv: Hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ mới cấu tạo đó?
 +Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
 +Kinh tế tri thức: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
 +Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
 +Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả, quyền sáng chế
-Gv: Trong tiếng Việt có những từ cấu tạo theo mô hình: X+ tặc (như không tặc, hải tặc)
-Gv: Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình đó? và giải thích?
 +Tin tặc: Kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
-Gv: Từ ví dụ trên, em có nhận xét gì về cách cấu tạo từ ngữ theo mô hình này?
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv: Hãy tìm từ Hán Việt trong hai đoạn trích trên? (Không kể tên riêng trong đoạn trích)
-Gv: Tiếng Việt dùng những khái niệm nào để chỉ những khái niệm sau:
+Bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong.
+Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách hàng
-Gv: Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
 +Mượn: Trung Quốc, Anh, Pháp
-Gv: Hãy tìm từ theo mô hình cấu tạo từ?
-Gv: Hãy tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây? Giải thích?
+Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi khéo léo hiếm có trong lao động
+Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau qua Camera giữa các địa điểm cách xa nhau.
-Gv: Hãy chỉ rõ những từ trên mượn của tiếng nào?
Bài tập 4
a/Bổ sung nghĩa cho những từ đã có
ví dụ từ “lành” có thể nghĩa đầu tiên là sự vật nói chung áo lành, bát lành về sau bổ sung thêm nghĩa mới như tin lành
I/Tạo từ ngữ mới
1/Những từ ngữ cấu tạo mới
-Điện thoại di động
-Kinh tế tri thức
-Đặc khu kinh tế
-Sở hữu trí tuệ
2/Mô hình cấu tạo từ tiếng Việt
X + tặc
+Lâm tặc
+Tin tặc
 +Gian tặc
 +Nghịch tặc
*Ghi nhớ:sgk
II/Mượn từ của tiếng nước ngoài
1/Từ Hán Việt
a) Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2/Khái niệm từ
a)Aids (ết)
b)Ma-ket-ting (Tiếng Anh)
III/luyện tập
1/Mô hình có khả năng tạo từ mới
-X+trường: chiến trường, công trường, phi trường, thao trường
- X +hoá: Ôxi hoá, lão hoá, thể chế hóa, trừu tượng hóa
- X +điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử, dịch vụ điện tử, bảng điện tử
2/Tìm 5 từ ngữ mới
-Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc một thao tác kỹ thuật
-Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ các lễ hội giao lưu trực tiếp qua ca-me-ra giữa các địa điểm cách xa nhau về cự ly
-Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng, quán nhỏ, tạm bợ
-Công nghệ cao: Công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại có độ chính xác và có hiệu quả kinh tế cao 
-Công viên nước: Nơi chủ yếu có các trò vui chơi giải trí dưới nước
3/Từ mượn tiếng Hán: Mãn xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ
-Ngôn ngữ khác: Xà phòng, ôtô, ra-đi ô , cà phê, canô
4/Củng cố: Từ vựng được phát triển như thế nào?
5/Dăn dò: Về đọc phần đọc thêm, học bài, soạn bài “Truyện Kiều của Nguyễn Du”.
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Nắm được nhhững nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
-Nắm được nhân vật, sự việc, cốt truyện của Truyện Kiều.
-Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
-Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
2/Kỹ năng
-Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
-Nhận ra đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả.
II/tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ?
3/Giới thiệu bài: Truyện Kiều như một tiếng kêu thương về thân phận con người nhưng đó là một kiệt tác có một không hai của một thiên tài văn học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
-HS: Đọc phần tác giả Nguyễn Du.
-GV: Em hãy tóm tắt những nét chính về con người Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của ông?
 Giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam cuối TK XVIII đầu TK XIX bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.
 Nguyễn Du là người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
 Cuộc đời Nguyễn Du từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và sự thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
-GV: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có những tác phẩm lớn nào về chữ Hán và chữ Nôm? 
-HS: Đọc tóm tắt Truyện kiều
-GV: Em biết gì về nguồn gốc Truyện kiều?
 Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn.
-GV: Em hãy tóm tắt Truyện Kiều.
*Gặp gỡ và đính ước
-Thân thế tài sắc chị em Thúy Kiều
Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp gỡ Kim Trọng
-Kiều-Kim chủ động đính ước và thề nguyền
-Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú
*Gia biến và lưu lạc
-Gia đình Kiều mắc oan
-Kiều theo MGS đến Lâm Tri, biết bị lừa rút dao định tự tử
-Kiều ở Lầu Ngưng Bích, mắc lừa Sở Khanh, buộc phải làm kĩ nữ tiếp khách
-Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư hành hạ
-Kiều tu ở Quan Âm các trong nhà Hoạn Thư rồi bỏ trốn đến vãi Giác Duyên
-Kiều lại rơi vào lầu xanh 
-Kiều được Từ Hải cứu lấy về làm vợ
-Từ Hải chống lại triều đình giúp Kiều báo ân báo oán
-Kiều bị làm nhục
*Đoàn tụ
Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, biết tin dữ vô cùng đau đớn theo lời dặn chàng kết hôn với Thúy Vân
-Chàng cất công tìm Kiều
-Chiều ý mọi người Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng
I/Tác giả -Tác phẩm
1/Gia thế cuộc đời
-Nguyễn Du(1765-1820)
-Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
-Sống vào giai đoạn cuối TK XVIII đầu TK XIX xã hội có nhiều biến động đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
-Sống nhiều năm lưu lạc ở đất Bắc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người những số phận khác nhau. Ông đã từng đi sứ sang Trung QuốcTất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.
2/Sự nghiệp văn học
-Chữ Hán có 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
-Chữ Nôm có: Truyện kiều, Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
II/Truyện Kiều
1/Tóm tắt truyện Kiều
4/Củng cố: Về nắm kỹ hơn phần tóm tắt truyện
5/Dặn dò: Học bài, soạn bài “Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp)”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5.doc