TUẦN 4 Tiết Tên bài dạy 16,17 Chuyện người con gái Nam Xương 18 Xưng hô trong hội thoại 19 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 20 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngày soạn: 09/9/2016 Ngày dạy : 12/9/2016 – 17/9/2016 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Nguyễn Dữ A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được: I. Kiến thức. 1-Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương-người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ đa thê, phụ quyền, phong kiến bắt đầu suy vong. 2-Nắm bắt được những đặc điểm chủ yếu của truyền kì chữ Hán:nghệ thuật dựng truyện,kể kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết thực,sử dụng điển tích,lời văn biền ngẫu. II. Kỹ năng. 1-Rèn kĩ năng cảm thụ một tác phẩm truyền kì mạn lục. 2-Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. III. Thái độ. 1-Giáo dục tinh thần tôn trọng, yêu thương con người, nhất là phụ nữ. Đồng thời phê phán những bất công trong xã hội. IV.Nội dung trọng tâm: 1-Cốt truyện, nhân vật sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kỳ. 2-Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. 3-Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: Soạn bài ; sgk, truyện cổ tích 2. Học sinh : Đọc kĩ văn bản, soạn bài. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm... 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề quyền trẻ em. 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp,tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: 1- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. Kể lại được truyện. 2- Tự nhận thức về giá trị của bản thân trong xã hội ngày nay không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, ý thức quyết tâm phấn đấu để khẳng định khả năng của mình chứ không lệ thuộc vào người khác. 3- Biết thông cảm và đồng cảm với những số phận éo le, biết hướng tới cách giải quyết phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp đó, tránh để hậu quả đáng tiếc. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 5’ ?Bản tuyên bố nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào? ->Nhiều trẻ em trên thế giới còn phải sống cơ cực, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu. Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thật bi thảm. Đây là vấn đề từng làm nhức nhối bao trái tim nhà văn nhân đạo. Nguyễn Dữ với “Truyền kỳ man lục”là thành công của ông khi viết về số phận và vẻ đẹp của tâm hồn của người phụ nữ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:28 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: Xác định được bố cục của văn bản. Nắm được số phận hẩm hiu, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.. -Năng lực hình thành: tự xác định bố cục theo nội dung,tìm hiểu các chi tiết trong văn bản, liên hệ thực tế để làm rõ nội dung bài học. -Hs: Đọc chú thích -Gv:Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả? -Gv:Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm? Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” được gọi là truyện “Vợ chàng Trương”. -Gv:Hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại, thể hiện được tâm trạng của từng nhân vật trong từng hoàn cảnh. -Hs: Đọc văn bản. -Gv:Em hãy cho biết đại ý của tác phẩm? Câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến,chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ,bị sĩ nhục,bị đẩy đến bức dường cùng phải tự kết liễu đời mình để giải tõ tấm lòng trong sạch. -Gv:Em hãy cho biết bố cục tác phẩm và ý chính của từng đoạn? +Đoạn 1: “Từ đầunhư đối với cha mẹ mình”:Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. +Đoạn 2: Qua năm sautrót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. +Đoạn 3: “còn lại”: Cuộc gặp gỡ giã Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi.Vũ Nương được giải oan. -Gv:Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Vũ Thị Thuyết:tính thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp. -Gv:Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? +Cảnh 1:Trong đời sống vợ chồng bình thường. +Cảnh 2:Khi tiễn chồng đi lính. +Cảnh 3:Khi xa chồng. +Cảnh 4:Khi bị chồng nghi oan. -Gv: T¸c gi¶ giíi thiÖu nh thÕ nµo vÒ Vò N¬ng? -Gv:Trong cuộc sống vợ chồng, Vũ Nương đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của chồng? -Gv:Khi tiễn chồng đi lính Vũ Nương dặn dò chồng như thế nào? -Gv:Lời dăn dò của Vũ Nương có ý tứ như thế nào? Cảm thông trước những nổi vất vả,gian nan mà chồng phải chịu đựng; nói lên nỗi khắc khoải nhớ mong của mình. -Gv:Trong hơn một năm xa chồng, Vũ Nương sống cuộc sống như thế nào? -Gv:Hình ảnh ước lệ này diễn tả điều gì? -Gv: Đối với mẹ chồng con thơ,Vũ Nương thể hiện vai trò trách nhiệm của mình như thế nào? -Gv:Trong lời trăn trối cuối cùng của mẹ chồng,lời nào thể hiện sự ghi nhận cách và đánh giá cao công lao của nàng với gia đình chồng? Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức,giống dòng tươi tốt,con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con chẳng phụ mẹ. -Gv:Cách đánh giá này như thế nào? Xác đáng, khách quan. -Gv:Như vậy, em thấy Vũ Nương là người như thế nào? -Gv:Khi bị chồng nghi oan Vũ Nương có bao nhiêu lời thoại? Lời thoại 1:Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Lời thoại 2:Nói lên nỗi đau đớn. Lời thoại 3:Thất vọng tột cùng. -Gv:Vì sao Vũ Nương lại chịu nỗi oan khuất? +Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không bình đẳng +Trương Sinh có tính đa nghi. +Tình huống bất ngờ +Cách xử sự độc đoán của Trương Sinh. -Gv: Điều đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nứ dưới chế độ phong kiến? -Gv:Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết truyện của tác giả? Trên cơ sở cốt truyện có sẳn,tác giả sắp xếp lại một số tình tiết(thêm bớt, tô đậm)làm cho câu chuyện hấp dẫn sinh động. -Gv:Tìm những yếu tố kỳ ảo trong truyện? -Gv:Hãy nhận xét cách thức đưa yếu tố kỳ ảo vào truyện của tác giả? Các yếu tố kỳ ảo được đưa xen vào những yếu tố thực về địa danh,về thời điểm lịch sử, về trang phục các mĩ nhân.Cách thức làm cho yếu tố kỳ ảo mơ hồ trở nên gần gỡi với cuộc sống thực, tăng độ tin cậy cho người đọc. -Gv:Những yếu tố kỳ ảo này có ý nghĩa gì? -Gv:nhưng tính bi kich của tác phẩm có vì thế mà giảm đi không? Vũ Nương trở lại dương thế rực rỡ lúc ẩn lúc hiện rồi chốc lát mờ nhạt dần rồi biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được nữa.Chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động “phũ phàng”của mình. Hoạt động 3: hướng dẫn hs tổng kết. -Thời gian:8 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: Kể lại được câu chuyện theo ý hiểu của bản thân.. -Năng lực hình thành: có kĩ năng kể chuyện theo khả năng cảm thụ của HS. -Gv:Qua văn bản em hiểu gì về hiện thực và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Gv: Nêu những nhận xét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện ? I/Tìm hiểu chung 1/Tác giả -Nguyễn Dữ 2/Tác phẩm -“Chuyện người con gái Nam Xương”là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục” II/Đọc - hiểu văn bản 1/Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương - Vò N¬ng lµ ngêi con g¸i ®Ñp ngêi ®Ñp nÕt. a)Trong cuộc sống vợ chồng -Nàng giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng bất hoà. b)Khi tiễn chồng đi lính -Nàng không trông mong vinh hiển, áo gấm phong hầu, chỉ cần cho chồng được bình an trở về. c)Khi xa chồng - Vò N¬ng lµ ngêi con g¸i ®Ñp ngêi ®Ñp nÕt. -Bướm lượn đầy vườn mây che kín núi ->Hình ảnh ước lệ diễn tả sự trôi chảy của thời gian, với nỗi buốn cô đơn. -Nuôi con nhỏ -Chăm sóc mẹ già lúc ốm đau lo thuốc than =>Là người vợ chung thuỷ, là người mẹ hiền, dâu thảo. 2Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương -Lời nói của đứa trẻ ngây thơ, chứa đầy nghi ngờ. - Trương Sinh: Tính đa nghi quá độc đoán, cố chấp, nông nổi, tin lời trẻ con, gây ra nỗi oan cho Vũ Nương. =>Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. 3/Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương.Vũ Nương được minh oan. -Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương. -Vũ Nương hiện ra với kiệu hoacờ tán,võng lộnglúc ẩn lúc hiện. ->Làm hoàn chỉnh nét đẹp vốn có củ Vũ Nương, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng, người tốt cuối cùng sẽ được minh oan. III. Tổng kết 1.ND : Vẻ đẹp của người phụ nữ Vũ Nương và số phận oan nghiệt của họ trong xã hội phong kiến . 2.NT : Dẫn dắt tình tiết truyện >kịch tính - Yếu tố kì ảo kết hợp với hiện thực . * ghi nhớ SGK. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’ 1. Củng cố: -Kể tóm tắt « Chuyện người con gái Nam Xương » ? (MĐ 1) -Vũ Nương là người phụ nữ như thế nào? (MĐ 2) +Đảm đang, hiếu thảo, yêu thương chồng con rất mực. -Nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương? (MĐ 3) ->Do sự bất công trong xã hội PK, trọng nam khinh nữ. 2. Hướng dẫn về nhà: -Viết một đoạn văn từ 6 -10 câu giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương. -Viết một đoạn văn tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” khoảng 15-20 dòng trên vở. -Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được: I. Kiến thức. -Nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng trong xưng hô hội thoại. II. Kỹ năng. Rèn kĩ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại III. Thái độ. -Giáo dục cho học sinh có ý thức sử dụng từ xưng hô một cách có văn hóa trong giao tiếp hằng ngày. IV.Nội dung trọng tâm: -Hiểu được sự phong phú tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. -Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. .B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: Soạn bài . 2. Học sinh : chuẩn bị bài trước khi đến lớp. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát. 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung . 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: 1- Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp. 2- Lựa chọn cách xưng hô cho có hiệu qủa trong giao tiếp của cá nhân. Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 5’ ?Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? -> HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu Sự phong phú và đa dạng của hội thoại các phương tiện xưng hô là một đặc điểm nổi bật của tiếng Việt. Vì vậy kiến thức về xưng hô và kỹ năng sử dụng những phương tiện xưng hô hợp thành một phần quan trọng trong nội dung giáo dục ngôn ngữ của nhà trường Việt Nam. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:20 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm được từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại. -Năng lực hình thành: nhận biết những từ ngữ xưng hô chuẩn mực trong giao tiếp. -Gv:Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng từ ngữ đó? Cần tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe. + Ngôi thứ nhất : Tôi, tao, chúng tôi, + Ngôi thứ hai: Mày, mi, chúng mày.. + Ngôi thứ ba: Nó, hắn, chúng nó.. -Gv:Như vậy theo em từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt như thế nào? Đa dạng, phong phú + Suồng sã: Mày, Tao. + Thân mật: Anh, chị , em.. + Trang trọng: Quí ông, quí bà, quí vị. -Gv:Em thử nhớ xem trong giao tiếp đã bao giờ gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa? Bố mẹ là thầy cô giáo ở trường. -Hs: Đọc đoạn trích -Gv:Hãy xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? -Gv:Hãy phân tích sự thay đổi về tính cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích? +Đoạn 1:Là sự xưng hô không bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch. +Đoạn 2:Là sự xưng hô bình đẳng không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại. -Gv:Hãy giải thích vì sao có sự thay đổi đó? Vì tình huống giao tiếp thay đổi vị thế hai nhân vật không còn như đoạn 1 nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em cần nhờ vả ,nương tựa Dế Mèn mà nói với Dế Mèn lời trăn trối với tư cách là một người bạn. -Gv:Vậy khi xưng hô trong hội thoại chúng tra cần phải chú ý điều gì? Hoạt động 3: Luyện tập. -Thời gian:10 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: Vận dụng kiến thức về xưng hô trong hội thoại để giải quyết các bài tập trong SGK -Năng lực hình thành: biết cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp hàng ngày thông qua các bài tập SGK. -Hs: Đọc bài tập 1 -Gv:Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó? -Gv:Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng “chúng tôi” chứ không xưng “tôi”. Hãy giải thích vì sao? Thể hiện sự khiêm tốn. -Hs: Đọc đoạn trích -Gv:Phân tích sự xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả? Xưng hô với mẹ theo cách thông thường. Xưng hô với sứ giả như vậy cho thấy Thánh Giống là một cậu bé khác thường. -Hs: Đọc câu chuyện -Gv:Hãy phân tích sự xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện trên? -Hs: Đọc đoạn trích -Gv:Hãy phân tích tác động của việc dùng từ? I/Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 1/Từ ngữ xưng hô -Tôi, anh, con, em, chị, tao, tớ, mày, chú, bác, cô, dì ->Không thể dùng tuỳ tiện 2/Sử dụng từ ngữ xưng hô -Đoạn 1: + em – anh (Dế Choắt nói với Dế Mèn) + ta – chú mày (Dế Mèn nói với Dế Choắt) -Đoạn 2: + Tôi – anh (Dế Mèn nói với Dế Choắt và Dế Choắt nói với Dế Mèn) ->Đoạn 1Xưng hô khác nhau ->Đoạn 2:Xưng hô giống nhau *Ghi nhớ:sgk II/Luyện tập 1/Giải thích -Chúng ta thay cho chúng em -We -> chúng ta, chúng tôi. 2/Giải thích -Chúng tôi thay cho tôi ->Tăng tính khách quan 3/Phân tích xưng hô -Mẹ - con (bình thường) -Ta – ông (khác thường) 4/Phân tích cách dùng từ xưng hô -Thầy – con ->Sự tôn sư trọng đạo 5/Phân tích tác động của từ xưng hô -Tôi - đồng bào ->Gần gũi thân mật IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3’ 1. Củng cố: -Học sinh đọc ghi nhớ sgk. ?Nhắc lại những từ ngữ xưng hô trong hội thoại? (MĐ 1)->HS nhắc lại từ ngữ theo nội dung đã học. ?Sự thay đổi cách xưng hô trong hội thoại có ý nghĩa như thế nào? (MĐ 2) -Chú ý: trong giao tiếp, tùy từng hoàn cảnh giao tiếp mà ta sử dụng từ ngữ xưng hô sao cho đúng mức, hiệu quả. 2. Hướng dẫn về nhà: - Về làm bài tập còn lại, học bài. - Dựng một đoạn đối thoại giữa hai người cùng lứa tuổi có dùng từ xưng hô trong hội thoại - Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được: I. Kiến thức. -Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản. II. Kỹ năng. -Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản cho học sinh. III. Thái độ. -Giáo dục ý thức sử dụng lời bình, lời nhận xét của một số nhà văn khi xây dựng văn bản. IV.Nội dung trọng tâm: -Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. -Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. .B/ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP : I.Phương tiện, thiết bị: 1. Giáo viên: Soạn bài . 2. Học sinh : chuẩn bị bài trước khi đến lớp. II. Các phương pháp: 1. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tổng kết khái quát. 2.Kĩ thuật: Động não C.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH: I.Năng lực chung: 1.Tự học, nắm bắt nội dung . 2. HS đặt câu hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề, xác định và làm rõ thông tin, phân tích thông tin. 3.HS làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí. II.Năng lực chuyên biệt: 1- Nhận ra hai cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 2- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức : KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : 5’ ?Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại như thế nào? -> HS trả lời theo ghi nhớ SGK III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút) GV thuyết trình, giới thiệu Hiện tượng dẫn lại lời nói, hay ý nghĩ của người khác trong câu của người đang nói. Xét về cách dẫn thì sự dẫn lời và dẫn ý nghĩ cơ bản là giống nhau, nhưng lại có chỗ khác nhau. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -Thời gian:20 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: nắm và phân biệt được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. -Năng lực hình thành: nhận biết đâu là dẫntrực tiếp và cách dẫn gián tiếp. -Hs: Đọc ví dụ -Gv:Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?Vì sao em biết? Vì trước đó có từ “nói”trong lời của người dẫn. -Gv:Nó được ngăn cách với bộ phận trước nó bằng những dấu gì? Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép -Gv:Trong đoạn trích (b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?Vì sao em biết? Vì trước nó có từ “nghĩ” -Gv:Nó được ngăn cách với bộ phận trước nó bằng những dấu gì? -Gv:Trong cả hai đoạn trích,có thể thay đổi vị trí giữa hai bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được hay không? Có thể thay đổi vị trí hai bộ phận. -Gv:Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì? Ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và dầu gạch ngang. -Gv:Cách dẫn trên là cách dẫn trực tiếp.Vậy cách dẫn trực tiếp là gì? -Hs: Đọc điểm 1 ghi nhớ -Hs: Đoc ví dụ -Gv:Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?Vì sao em biết? Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. -Gv:Trong đoạn trích (b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?Vì sao em biết? Vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời người dẫn có từ “rằng”. -Gv:Có thể thay từ “rằng” bằng từ gì? Có thể thay từ “là” vào. -Gv:Bộ phận này có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không? -Gv:Cách dẫn trên là cách dẫn gián tiếp.Vậy cách dẫn gián tiếp là gì? -Hs: Đọc điểm 2 ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập. -Thời gian:10 phút -Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm -Trọng tâm kiến thức: xác định được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, biết chuyển đổi từ trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại. -Năng lực hình thành: biết sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. -Hs: Đọc bài tập 1 -Gv:Hãy tìm lời dẫn trong đoạn trích trên.Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay gáin tiếp? -Hs: Đọc bài tập 2 -Gv:Hãy viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến trên. Trích ý kiến đó theo hai cách:Dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. -Hs: Đọc bài tập 3 -Gv:Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo cách dẫn gián tiếp. I/Cách dẫn trực tiếp 1/Ví dụ: “Đấy bác cũng chẳng thèm người là gì?” ->Đây là lời nói 2/Ví dụ: “Khách tới bất ngờ,chắc cu cậu chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” -Đây là ý nghĩ --> Phần in đậm được tách ra k
Tài liệu đính kèm: