TUẦN 30 Tiết Tên bài dạy 141, 142 Ôn tập tiếng Việt 143,144 Những ngôi sao xa xôi 145 Chương trình địa phương: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngày soạn: 20/3/20114 Ngày dạy : 24/3/2014 – 28/3/2014 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Hệ thống hoá kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý. 2/Kỹ năng -Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức tiếng Việt. -Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo văn bản. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hs: Đọc bài tập 1 -Gv:Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích trên là thành phần gì của câu? -Gv:Hãy ghi kết quả vào bảng tổng kết -Câu a: “xây cái lăng ấy” là khởi ngữ. -Câu b: “dường như” là thành phần tình thái -Câu c: “những người con gáinhư vậy” là thành phần phụ chú. -Câu d:“thưa ông” là thành phần gọi-đáp : “vất vả quá” là thành phần cảm thán. -Gv:Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái? -Hs: Đọc bài tập -Gv:Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích trên thể hiện phép liên kết nào? -Gv:Hãy ghi kết quả vào bảng tổng kết -Gv:Hãy nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu? -Hs: Đọc bài tập -Gv:Hãy cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói cuối truyện? -Hs: Đọc bài tập 2 -Gv:Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trên? -Gv:Trong trường hợp trên người nói đã tạo ra hàm ý bằng cách cố ý vi phạm những phương châm hội thoại nào? -Gv:Trong bài tập 2b hàm ý của câu là gì? -Gv:Trong trường hợp trên người nói đã tạo ra hàm ý bằng cách vi phạm phương châm hội thoại nào? I/Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 1/Bảng các thành phần câu Khởi ngữ Thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy dường như vất vả quá Thưa ông những người như vậy 2/Viết đoạn văn Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lý không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. II/Liên kết câu và liên kết đoạn văn 1/Bảng tổng kết Lặp từ ngữ Đồng nghĩa trái nghĩa Thế Nối -cô bé -cô bé -nó -thế -nhưng -nhưng -rồi -và III/Nghĩa tường minh và hàm ý 1/Hàm ý trong câu -Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm chỗ hết cả rồi ! ->Hàm ý: Địa ngục là chỗ của các ông 2/Hàm ý các câu a)Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp ->Đội bóng huyện chơi không hay ->Tôi không muốn bàn luận về việc này =>Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ b)Tớ báo cho Chi rồi ->Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn =>Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng 4/Củng cố: 5/Dặn dò : Về nhà ôn bài, làm các bài tập còn lại NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Lê Minh Khuê I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong -Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. 2/Kỹ năng -Đọc – hiểu một văn bản tự sự sáng tác trong thời ký kháng chiến chống Mĩ cứu nước. -Rèn luyện kỹ năng phân tích truyện II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ, có những câu chuyện thật thú vị và cảm động của những cô thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom mở đường cho xe qua. Những ngôi sao xa xôi kể về câu chuyện ấy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Hs: Đọc chú thích -Gv:Hãy cho biết những nét chính về tác giả? Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời vào đầu những năm bảy mươi của TK XX khi chị đang còn rất trẻ, viết về cuộc sống chiến đấu của chính bản thân và đồng đội. -Gv:Hãy cho biết thời gian sáng tác văn bản “Những ngôi sao xa xôi”? “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của tác giả, viết 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. -Gv:Hướng dẫn đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhận vật. -Hs:Đọc văn bản -Gv:Bố cục của đoạn chia làm mấy đoạn? +Đoạn 1: “Chúng tôithường xuyên”: Cuộc sống chiến đấu và hoàn cảnh riêng của từng nhân vật. +Đoạn 2:còn lại:Một lần phá bom và tâm hồn của họ -Gv:Hãy kể tóm tắt nội dung của văn bản. -Gv:Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Từ nhân vật nào? Ngôi thứ nhất. Người kể là nhân vật Phương Định. -Gv:Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện ? Sự lựa chọn ngôi kể như vậy, phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. -Gv:Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái này như thế nào? -Gv:Công việc của họ ở đây làm gì? Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, tức là ở nơi tập trung nhiều nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Không những thế công việc của họ đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm đo và ước tính khối lượng đất đá bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng khối thuốc nổ đặt vào bên cạnh để phá. Gv:Mỗi người có một hoàn cảnh, một cá tính riêng nhưng họ có điểm chung gì? -Gv:Chị Thao có hoàn cảnh và cá tính riêng như thế nào? *Chị Thao: Đội trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, sợ máu, áo nào cũng thêu, thích chép bài hát, tỉa lông mày. Gv:Nhân vật Nho được miêu tả như thế nào? *Nho:Cái cổ tròn, trông nhẹ mát mẻ như một que kem trắng. Gv:Nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá mình như thế nào ở phần đầu truyện? -Gv:Hồi tưởng của cô về tuổi niên thiếu ở Hà Nội như thế nào? -Gv:Tâm trạng của cô trong lần phá bom ở cuối truyện như thế nào? Thỉnh thoảng lưỡi xèng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình cảm thấy quả bom nóng lêntim đập không rõ nhịp nghĩ đến cái chết. -Gv:Qua phân tích cho thấy nhân vật Phương Định với những nét đẹp nào về phẩm chất? -Gv:Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ? -Gv:Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài? Xẻ dọcTtrường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai -Gv:Theo em nhan đề của truyện có liên quan đến nội dung được đề cập trong truyện không?Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”? Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm. Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ I/Tìm hiểu chung 1/Tác giả: -Lê Minh Khuê sinh 1949, quê ở Thanh Hóa. -Từng là thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn thời chống Mĩ. -Chuyên viết về truyện ngắn. -Viết về cuộc sống chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn. 2/Tác phẩm: -Viết năm 1971 II/Đọc - hiểu văn bản 1/Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của ba cô thanh niên xung phong -Họ ở trên cao điểm, giữa vùng trọng điểm đánh phá ác liệt của Mĩ. -Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ dùng thuốc nổ phá bom. ->Hoàn cảnh sống khốc liệt, công việc đặc biệt nguy hiểm. => Cùng hoàn cảnh sống, chiến đấu, cùng công việc. Đều là những cô gái có tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng 2/Nhân vật Phương Định: -Là con gái Hà Nội loại khá, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, được nhiều người để ý. -Là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. -Yêu mến những đồng đội. -Dũng cảm tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc -Là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. *Diễn biến một lần phá bom: -Khi ở bên quả bom: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, có nghĩ đến cái chết, tuy mờ nhạt. =>Tâm hồn phong phú, trong sáng, không băn khoăn trăn trở khi phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, nguy hiểm. III/Tổng Kết -Nội dung:Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. -Nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. *Ghi nhớ (sgk) IV/Luyện tập 4/Củng cố: 5/Dặn dò : Về học bài,chuẩn bị chương trình địa phương CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I/mục tiêu cần đạt - Có hứng thú về việc tìm hiểu, cảm thụ văn học địa phương, đặt biệt là thơ. -Luyện kỹ năng viết một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. -Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dụng ghi bảng -Gv:Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho một đề bài về bảo vệ môi trường ở địa phương em? -Gv:Giao cho mỗi tổ chuẩn bị một dàn bài, học sinh suy nghĩ cách diễn đạt, sau đó cử đại diện để trình bày? -Hs:Luyện nói theo dàn bài. I/Đề bài: Chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai I/Lập dàn ý 1/Mở bài: -Giới thiệu bài thơ nêu khái quát cảm nhận về tác phẩm. 2/Thân bài: - Lần lượt nhận xét, đánh giá của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật, ngôn từ, hình ảnh và giọng điệu 3/Kết bài: -Tổng kết cái hay, cái đẹp của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ. II/Luyện tập ở nhà - Viết bài văn hoàn chỉnh -Sưu tầm một số bài thơ do Hội văn học nghệ thuật Gia Lai sáng tác 4/Củng cố: 5/Dặn dò :Về viết lại thành bài văn hoàn chỉnh
Tài liệu đính kèm: