TUẦN 29 Tiết Tên bài dạy 136,137 Viết bài văn số 7 138,139 Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê 140 Luyện nói :Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngày soạn: 14/03/2014 Ngày dạy : 17/03/2014– 21/03/2014 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2/Kỹ năng -Rèn luyện kỹ năng diễn đạt và trình bày. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra sĩ số MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Các đề có mệnh lệnh và đề không có mệnh lệnh. Số câu Số điểm, Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 2, Tỉ lệ 20% Số câu 1 Số điểm 2, Tỉ lệ 20% Chủ đề 2: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Số câu Số điểm, Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 8, Tỉ lệ 80% Số câu 1 Số điểm 8, Tỉ lệ 80% Tổng số câu Tổng số điểm, tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 2, Tỉ lệ 20% Số câu 1 Số điểm 8, Tỉ lệ 80% Tổng số câu 2 Tổng số điểm 10, tỉ lệ 100% BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1(2 điểm): Các từ trong đề bài như “phân tích, cảm nhận và suy nghĩ” hoặc đề bài không có mệnh lệnh biểu thị yêu cầu gì đối với bài làm? Câu 2 (8 điểm): Suy nghĩ về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1(2 điểm): - Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình, về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau. Câu 2(8 điểm): *Yêu cầu:Bài làm cần phải có yếu tố nghị luận. a.Mở bài: -Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” b.Thân bài: - Mở đầu bài thơ, không gian cảnh vật bên ngoài lăng -Suy nghĩ về cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng - Suy nghĩ về cảm xúc đã vào trong lăng. -Suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. c.Kết bài: Nêu suy nghĩ chung về bài thơ BẾN QUÊ Nguyễn Minh Châu (Hướng dẫn đọc thêm) I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương -Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật nội tâm. 2/Kỹ năng -Đọc – hiểu văn bản có nội dung triết lý sâu sắc. -Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm truyện. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Hs: Đọc chú thích -Gv:Hãy nêu những nét chính về tác giả? -Gv:Hãy giới thiệu xuất xứ của truyện ngắn? -Hs: Đọc văn bản -Gv:Em hãy tóm tắt truyện -Gv:Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế nào? Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là vợ anh. -Gv: Truyện này đặt trong tình huống như thế nào? -Gv: Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì? -Gv:Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ? -Gv: Từ vẻ đẹp cảnh vật đã dấy lên ở Nhĩ niềm khao khát điều gì? -Gv:Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy? Niềm khao khát ấy có ý nghĩa gì? Điều ước ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống-những giá trị thường bị người ta lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. -Gv:Cảm nhận của Nhĩ về Liên vợ Nhĩ như thế nào? -Gv:Nhĩ đã nhận ra Liên là người ntn? Yêu thương, tần tảo và đức hy sinh thầm lặng. -Gv:Không làm được điều mình yêu thích, Nhĩ đã nhờ đứa con thực hiện như thế nào? -Gv: Khi biết con mình bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn ấy, Nhĩ ở vào tâm trạng như thế nào? -Gv:Từ sự việc ấy Nhĩ nghiệm ra điều gì? -Gv: Ở đoạn cuối truyện tác giả tập trung vào miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ như thế nào? -Gv:Hành động cuối cùng này của Nhĩ có ý nghĩa như thế nào? I/Tìm hiểu chung 1/Tác giả -Nguyễn Minh Châu -Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kỳ chống Mỹ 2/Tác phẩm -“Bến quê” in trong tập truyện cùng tên, xuất bản 1985 II/Đọc - hiểu văn bản 1/Tình huống truyện -Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị tê liệt toàn thân không thể tự mình di chuyển được -Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất. Ấy thế mà ở cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc anh vào giường bệnh =>Cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, nghịch lý ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả hiểu biết và toan tính của người ta. 2/Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật -Cảnh vật: Từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu nước đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông. -Niềm khao khát được đặt chân lên bài bồi bên kia sông -Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc. -Anh con trai miễn cưỡng mới đi đượcbên kia đườngsà vàođám người chơi phá cờ thế -Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. -Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để thu mình nhô người ra ngoài-giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó 4/Củng cố: 5/Dặn dò : Về học bài, chuẩn bị bài “Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể. 2/Kỹ năng -Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ. -Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng -Gv:Cho học sinh chuẩn bị theo yêu cầu đề bài -Hs: Đọc đề bài -Gv:Em hãy phân tích yêu cầu của đề bài trên? -Hs:Xây dựng dàn bài -Gv:Gọi hs trình bày dàn bài -Hs:Nhận xét, bổ sung cho dàn bài của bạn -Gv:Nhận xét, bổ sung -Gv: Cho hs luyện nói trong tổ -Gv:Gọi hs đại diện nhóm trình bày trước lớp -Hs:Học sinh nói trước lớp: Bình tĩnh, lưu loát +Tổ 1 :Nói phần mở bài +Tổ 2,3:Nói phần thân bài +Tổ 4:Nói phần kết bài -Hs:Lắng nghe, nhận xét bổ sung . -Gv: Nhận xét, sửa, cho điểm I/Chuẩn bị *Đề : Bếp lửa sưởi ấm một đời-Bàn về bài thơ : “Bếp lửa”của Bằng Việt 1/Tìm hiểu đề: -Thể loại: nghị luận -Nội dung: tình bà cháu 2/Dàn bài: -Mở bài: -Thân bài: -Kết bài: II/Luyện nói *Nội dung luyện nói: -Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa -Kỷ niệm thời thơ ấu thường là rất xa nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nên nó có sức sống trong tâm hồn: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! -Tiếp theo là những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa -Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa trở thành ánh sáng niềm tin: Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng -Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước trong đó bà là người nhen lửa và giữ lửa: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – Bếp lửa! -Cuối cùng nhà thơ rút ra bài học đạo lý về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: -Sớm mai này bà nhòm bếp lên chưa?... 4/Củng cố: 5/Dặn dò : Các em về viết lại thành bài văn hoàn chỉnh
Tài liệu đính kèm: