TUẦN 28 Tiết Tên bài dạy 131 Kiểm tra thơ 132 Trả bài viết số 6 133,134 Tổng kết văn bản nhật dụng 135 Ngữ văn địa phương:Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp Ngày soạn: 07/03/2014 Ngày dạy : 10/03/2014 – 14/03/2014 KIỂM TRA NGỮ VĂN (Phần thơ) I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam:những thể loại chủ yếu,giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. -Qua bài kiểm tra, đánh giá trình độ của học sinh về các mặt kiến thức. 2/Kỹ năng -Qua bài kiểm tra, đánh giá trình độ của học sinh về năng lực diễn đạt. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Tên chủ đề (Nội dung chương trình) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TN TL TN TL Chủ đề 1: Mùa xuân nho nhỏ Nhận biết thời gian sáng tác Giọng điệu bài thơ, tình cảm của nhà thơ Giải thích nhan đề, nắm được chủ đề bài thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 0,25 Số câu 2 Số điểm0,5 Số câu 1 2 điểm Số câu 3 0,75 điểm Tỉ lệ 7,5% Số câu 1 2 điểm Tỉ lệ 20 % Chủ đề 2: Viếng lăng Bác Nhận biết về phép tu từ và cảm xúc của tác giả Cảm xúc của nhà thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 0,25 điểm Số câu 2 Số điểm0,5 Số câu 3 0,75 điểm Tỉ lệ 7,5 % Chủ đề 3: Sang thu Nhận biết được thể thơ Nghệ thuật miêu tả Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm0,25 Số câu 1 Số điểm0,25 Số câu 2 0,5 điểm Tỉ lệ 20 % Số câu 1 5 điểm Tỉ lệ50 % Chủ đề 4 Nói với con Nhận biết ngôn ngữ viết truyện Hiểu biết bản chất nhân vật Cảm nghĩ của người con khi nghe những lời tâm sự của cha. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 0,25 điểm Số câu 1 0,25 điểm Số câu 1 5 điểm Số câu 2 0,5 điểm Tỉ lệ 5 % Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 7 1,75 điểm Số câu 5 1,25 điểm Số câu 2 7 điểm Số câu 12 3 điểm Tỉ lệ 30 % Số câu 2 7 điểm Tỉ lệ 70 % NỘI DUNG ĐỀ I/Phần I:Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc kỹ câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào? a. (1930 – 1945) b. (1945 – 1954) c. (1954 – 1975 ) d. (1975 – 2000 ) Câu 2: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? a. Hào hùng, mạnh mẽ b.Bâng khuâng, tiếc nuối c.Trong sáng, thiết tha d.Nghiêm trang, thành kính Câu 3: Nhà thơ Thanh Hải thể hiện tình cảm gì qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? a. Tình yêu quê hương đất nước b. Tình yêu cuộc sống c. Khát vọng cống hiến cho đời d. Cả 3 ý trên Câu 4: Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng phép tu từ gì? a. So sánh b. Ẩn dụ c. Hoán dụ d. Nhân hoá Câu 5: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác? a. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. b. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. c. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt. d. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Câu 6:Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ sau? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ a. So sánh b. Ẩn dụ c. Điệp ngữ d. Hoán dụ Câu 7: Bài thơ “Sang thu” được viết theo thể thơ nào? a. Lục bát b. Song thất lục bát c. Ngũ ngôn d. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 8: Trong bài thơ “Sang thu” đất trời lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào? a. Màu sắc, hương vị b. Hoạt động, âm thanh c. Hình khối, đường nét d.Cả hai ý a và b II/Phần II :Tự luận(8 điểm): Câu 1(3 điểm): Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”. Hãy nêu chủ đề của bài thơ. Câu 2: (5 điểm):Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ “Nói với con”viết một bài văn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe cha nói với con. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra sĩ số: 3/Giáo viên phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM I/Phần I:Trắc nghiệm ( 2 điểm) -Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b a b a c d d b TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 I/Mục tiêu cần đạt -Học sinh nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng -Gv:Ghi đề bài lên bảng -Gv:Hãy xác định yêu cầu của đề bài? -Gv:Đề bài yêu cầu viết cái gì? -Gv:như thế nào? -Gv:Viết dưới hình thức nào? -Gv:Yêu cầu viết ở thể loại văn như thế nào? -Gv:Phần mở bài em viết gì? -Gv: Phần thân bài em viết những luận điểm nào? -Gv:Phần kết bài viết những gì? I/Đề bài: Câu 1(2 điểm): -Học sinh viết được 2 đoạn văn có câu chốt, mỗi đoạn văn 1 điểm. Câu 2(8 điểm): *Yêu cầu: Bài viết nghị luận về tác phẩm a.Mở bài: -Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải -Giới thiệu khái quát về đoạn thơ b.Thân bài: - Vẻ đẹp của đức tính khiêm nhường, thái độ của mỗi cá nhân trước sự cống hiến vì tập thể, vì quê hương. - Ý nghĩa cuộc đời của mỗi con người trong cuộc đời chung. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng. - Liên hệ bản thân và suy nghĩ c.Kết bài: -Khẳng định vẻ đẹp của sự cống hiến III/Nhận xét chung Câu 1: Đa số các em viết được 2 đoạn văn, tuy nhiên nhiều bài viết nội dung quá sơ sài. Câu 2:Tất cả các bài làm đều viết đúng thể loại 1/Ưu điểm -Các em viết bài văn nêu được vẻ đẹp của mùa xuân -Hầu như các bài đều viết được sự cống hiến cho cuộc đời. -Nhiều bài viết về ý nghĩa cuộc đời của mỗi con người trong cuộc đời chung. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung. -Các em nêu được suy nghĩ khi viết. 2/Khuyết điểm -Một số bài viết không chia 3 phần. Có bài viết trình bày chưa sạch đẹp. -Một số bài còn viết lan man chưa đi vào trọng tâm của vấn đề. -Có bài viết còn lộn xộn như đi phân tích một bài thơ. IV/Chữa lỗi -Một số lỗi chính tả -Một số lỗi diễn đạt V/Đọc bài văn hay,cho học sinh trao đổi bài để đọc. 4/Củng cố: Đọc lại bài viết của mình. 5/Dăn dò:Về xem lại bài,soạn bài “Tổng kết phần văn bản nhật dụng”. TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG I/Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức -Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung,hệ thống hoá được chủ đề của văn bản nhật dụng trong chương trình. 2/Kỹ năng -Nắm đựơc một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên và hoc sinh Nội dung ghi bảng -Gv:Văn bản nhật dụng là gì? Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại,cũng không chỉ kiểu văn bản.Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. -Gv:Văn bản nhật dụng có ý nghĩa như thế nào với việc học của các em? -Gv:Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại,cũng không chỉ kiểu văn bản.Vậy nó có nghĩa là gì? Văn bản nhật dụng là bộ phận của môn Ngữ văn “Vì vậy hoàn toàn có thể tuyển chọn để dạy các văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học phù hợp với các thể loại văn học dạy ở mỗi lớp. -Gv:Tất cả các văn bản nhật dụng có tính cập nhật như thế nào? -Gv:Em hãy chứng minh những đề tài, chủ đề của văn bản nhật dụng là những vấn đề cập nhật? Đó là những vấn đề thường xuyên được báo đài đề cập là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết,chỉ thị của Đảng và Nhà nước,của nhiều thông báo,công bố của các tổ chức quốc tế. -Hs: đọc các văn bản và nội dung của nó (từ lớp 6 đến lớp 9) -Gv:Ngoài những văn bản trên còn văn bản nào chưa nhắc tới? Trường học – A-Mi-Xi (lớp7),Bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên Hà Nội(lớp8) -Gv:Văn bản nhật dụng được trình bày dưới hình thức nào? Văn bản nhật dụng sử dụng các phương thức biểu đạt nào? -Gv:Hãy tìm những yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong bài “Ôn dịch thuốc lá”? Biểu cảm:Nghĩ mà kinh -Gv:Hãy chứng minh hai văn bản có cách đặt đề mục giống nhau lại dùng phương thức biểu đạt khác nhau? Văn bản:Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử dùng phương thức biểu cảm.Văn bản: Ôn dich thuốc lá – dùng phương thức thuyết minh. -Gv: Để đảm bảo mong muốn của việc học văn bản nhật dụng cần phải học như thế nào? Bản thân khái niệm “nhật dụng” đã bao hàm ý “phải vận dụng thực tiễn”.Bởi vậy, học nó không phải chỉ để biết mà còn để làm việc làm đầu tiên là bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. I/Khái niệm văn bản nhật dụng 1/Tính cập nhật: -Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội. 2/Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. II/Nội dung các văn bản đã học -Văn bản nhật dụng gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. III/Hình thức văn bản nhật dụng -Hình thức trình bày:Tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu, thư, bút ký, hồi ký, thông báo. -Phương thức biểu đạt:Có sự kết hợp tự sự và miêu tả, thuyết minh và miêu tả, nghị luận và biểu cảm. IV/Phương pháp học văn bản nhật dụng 1/Lưu ý các chú thích về: nghĩa của từ, các sự kiện 2/Liên hệ vấn đề đặt ra với cuộc sống bản thân. 3/Học sinh có kiến giải riêng, quan điểm riêng. 4/Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề. 5/Cần căn cứ vào những đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt. 4/Củng cố: Nêu những kiến thức về văn bản nhật dụng 5/Dặn dò : Về học bài, chuẩn bị bài CTĐP “Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp” NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP (Phần tiếng Việt) I/Mục tiêu cần đạt -Nắm được cấu tạo ngữ pháp của tiếng Việt; các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu, qua đó củng cố và nâng cao hiểu biết về đặc trưng cơ bản của câu. -Có năng lực lĩnh hội và phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt. Từ đó nâng cao kỹ năng nói và viết tiếng Việt phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp của câu. II/Tiến trình dạy và học 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài: 3/Giới thiệu bài: Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng -Hs: Đọc các đoạn trích - Gv:Ghi các câu lên bảng. -Gv: Em hãy xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các câu trên. . -Gv:Hãy phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C – V ở đoạn trích (a). -Gv:Hãy phân tích cấu tạo cụm C – V ở đoạn trích (b). -Gv:Em hãy trình bày kết quả phân tích vào bảng theo mẫu. -Gv:Kẻ bảng mẫu lên bảng. Gv:Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu ghép. -Hs:Đọc ghi nhớ -Hs: Đọc bài tập 1 Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp trong các câu trên. -Hs: Đọc bài tập 2 -Gv:Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của các câu trong đoạn trích trên. -Hs:Đọc bài tập 3 -Gv; Tìm câu ghép trong đoạn trích trên. Cho biết mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào? -Hs:Đọc bài tập 4 -Gv:Hãy cho biết câu trên là câu đơn hay câu ghép? Tại sao? I/Bài học 1/Các cụm chủ - vị ( C – V ) trong các câu ở đoạn trích: a) Đoạn trích a: -Câu 1: Ngày nay, hoa / lại nở, chim / lại hót và mặt trời / lại rực rỡ trên khắp núi rừng Tây Nguyên. -Câu 2: Năm 1977, sau gần một trăm mùa rẫy, thầy giáo / về nghỉ hưu tại quê hương mình. -Câu 3: Tuy thầy / tuổi cao sức yếu, nhưng ngọn lửa nhiệt tình, tấm lòng ưu ái với cháu con, với sự nghiệp giáo dục của thầy / vẫn bừng cháy như hoa Pơlang mùa hạ, vẫn tràn đầy như nước sông Ayun, sông Pa. -Câu 4: Trong các ngày lễ khai giảng, ngày hội các nhà giáo, người ta / thấy thầy // đi về các trường học để truyền lại cho các thầy giáo và các em học sinh ngọn lửa nhiệt tình của mình. -Câu 5: Người thầy giáo ấy / là Nay Der. b) Đoạn trích b: -Câu 1: Mặt trời / đang lặn phía sau lưng. -Câu 2: Kơ – lơng / cất tiếng gọi. -Câu 4:Tiếng gọi cha / cứa vào giấc ngủ của mẹ, làm chảy máu vết thương còn chưa lành của bà. 2/Cấu tạo của những câu có nhiều cụm C – V . -Câu 1: Có 3 cụm C – V không bao chứa nhau. -Câu 3: Có 2 cụm C – V không bao chứa nhau. -Câu 4: Có 2 cụm C – V bao chứa nhau 3/Cấu tạo của các câu trong đoạn trích b -Câu 1,2: Có 1 cụm C – V -Câu 4: Cấu tạo bằng 1 cụm C – V ( V1,V2) 4/Bảng phân tích Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể Câu có 1 cụm C – V Câu có 2 hoặc nhiều cụm C – V Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn Các cụm C – V không bao chứa nhau 5/Xác đinh câu đơn, câu ghép -Câu đơn: Câu 2,5(đoạn trích a); câu 1,2,4 -Câu ghép: Câu 1,3 ( đoạn trích a) *Ghi nhớ: Sgk II/Luyện tập 1/Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu a)Trời / lại bắt đầu thả những trận gió dữ dội, ào ào suốt cái thung lũng hẹp dưới chân núi Chư-Pông. b)Người Gia-rai mình sinh ra /để làm rẫy, săn bắn; con trai /đan gùi, con gái / dệt váy. c)Đại bàng / có thể gãy cánh giữa từng không còn Kơ-lơng / đã leo lên những đỉnh cao chót vót quanh năm chìm trong mây mù. 2/Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu (1)Người / đem tre trồng ngay trên miếng đất vừa tậu. (2)Bụt / hiện lên, lấy áo của mình trùm lên đầu ngọn tre. (3)Cây tre / mọc càng cao, bóng chiếc áo / ngã xuống mặt đất càng rộng. (4)Bóng / đỗ đến đâu, người / trồng lúa trồng ngô, trồng khoai đến đấy. (5)Cây tre / cao vút lên mãi, giống tre / đẻ lan thêm ra, người / cứ theo bóng tre mà lấn đất, đẩy quỷ lùi dần. (6)Cuối cùng, người / đẩy được lũ quỷ ra tít tận ngoài biển. 3/Tìm câu ghép trong đoạn trích (1) Gà / vừa bay tới, Cóc / đã ra hiệu cho Cáo ở đàng sau nhảy tới, cắn vào cổ và cắp đi. (3) Chó / vừa xông ra khỏi cửa, Cóc / đã làm hiệu cho Gấu tiến lên, quật Chó chết tươi. (8), (10), (11) -Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng. 4/Đây là kiểu câu đơn -Có hai vị ngữ 4/Củng cố: 5/Dặn dò :Về làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài viết số 7 KIỂM TRA 15 PHÚT Đề bài: Em hãy chép lại bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu ( 4 câu thơ đầu) HƯỚNG DẪN CHẤM Học sinh chép đúng bài thơ ,không sai lỗi chính tả nào được 5 điểm -Hs phân tích nghệ thuật đúng được 5 điểm +Bỗng : Tâm trạng bất ngờ + Phả, gió se :gió hơi lạnh và khô mang theo hương ổi chín + Chùng chình: từ láy gợi hình, sương đầu thu nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đầu thôn ngõ phố +Hình như :một cảm giác chưa chắc chắn,tâm trạng bâng khuâng =>Tất cả đều rất mơ hồ, mọi vật có sự chuyển biến thật nhẹ nhàng. Nhà thơ phải là người thật sự có tâm hồn thật nhạy cảm và khả năng quan sát tinh tế, huy động tất cả các giác quan mới cảm nhận được những thay đổi nhẹ nhàng đó. TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM KIỂM TRA GIỮA KỲ II Họ và tên : . Môn :Ngữ văn 9(Phần Thơ) Lớp : Thời gian : 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I/Phần I:Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc kỹ câu hỏi, trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào? a. (1930 – 1945) b. (1945 – 1954) c. (1954 – 1975 ) d. (1975 – 2000 ) Câu 2: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? a. Hào hùng, mạnh mẽ b.Bâng khuâng, tiếc nuối c.Trong sáng, thiết tha d.Nghiêm trang, thành kính Câu 3: Nhà thơ Thanh Hải thể hiện tình cảm gì qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? a. Tình yêu quê hương đất nước b. Tình yêu cuộc sống c. Khát vọng cống hiến cho đời d. Cả 3 ý trên Câu 4: Câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng phép tu từ gì? a. So sánh b. Ẩn dụ c. Hoán dụ d. Nhân hoá Câu 5: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác? a. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát b. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân c. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt d. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này? Câu 6:Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ sau? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ a. So sánh b. Ẩn dụ c. Điệp ngữ d. Hoán dụ Câu 7: Bài thơ “Sang thu” được viết theo thể thơ nào? a. Lục bát b. Song thất lục bát c. Ngũ ngôn d. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 8: Trong bài thơ “Sang thu” đất trời lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào? a. Màu sắc, hương vị b. Hoạt động, âm thanh c. Hình khối, đường nét d.Cả hai ý a và b II/Phần II :Tự luận(8 điểm): Câu 1(3 điểm): Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”. Hãy nêu chủ đề của bài thơ. Câu 2: (5 điểm):Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ “Nói với con”viết một bài văn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe cha nói với con. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!
Tài liệu đính kèm: