Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến 105 - Năm học 2013-2014

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến 105 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến 105 - Năm học 2013-2014
TUẦN 22
Tiết
Tên bài dạy
101
Ngữ văn địa phương 
102
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
103
Các thành phần biệt lập (tt)
104, 105
Viết bài Tập làm văn số 5
Ngày soạn: 10/01/2014
Ngày dạy: 13/01/2014 – 18/01/2014
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn – Hướng dẫn chuẩn bị bài làm ở nhà)
I/Mục tiêu cần đạt
-Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
-Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv: Nêu yêu cầu chương trình và chép lên bảng.
-Gv: Ý kiến là của cá nhân em phải cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
-Gv: Hãy chọn bất cứ sự việc hiện tựợng nào có ý nghĩa ở địa phương. Là một sự việc hiện tượng của xã hội cần được quan tâm.
1/Yêu cầu:
-Viết bài nêu ý kiến của em về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương em.
2/Cách làm
-Mỗi học sinh (mỗi nhóm) chọn một vấn đề có ý nghĩa ở địa phương.
-Bước 1: Học sinh lập dàn bài
-Bước 2: Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên sửa chữa.
3/Hướng dẫn luyện tập ở nhà.
-Học sinh về nhà viết thành bài
-Thời gian nộp bài: tuần 23
4/Củng cố:
5/Dặn dò: Về làm chương trình địa phương, soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 Vũ Khoan
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỷ mới.
2/Kỹ năng
-Trình bày, phân tích được những đặc điểm của con người Việt Nam.
3/Thái độ
	-Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen tốt đối với bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Hãy nêu nội dung phản ánh của văn nghệ
3/Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv: Hãy nêu những nét chính giới thiệu về tác giả?
-Gv:Hãy nêu xuất xứ của văn bản
 Thời điểm mà tác giả viết bài này là đầu năm 2001, khi nước ta đang cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Đây là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ. Đối với dân tộc ta, thời điểm này càng có ý nghĩa quan trọng: phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 vì vậy bài viết này có ý nghĩa rất kịp thời.
-Hs: Đọc văn bản
-Gv: Bài viết đã nêu vấn đề gì?
 Đề tài mà tác giả bàn luận ở đây được nêu rõ trong nhan đề “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”. Luận điểm cơ bản của bài cũng được nêu lên ngay trong câu đầu “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn luyện thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”
-Gv: Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề mà bài văn này bàn luận là gì?
 Vấn đề này không những có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vậy nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, nếu không muốn nói tụt hậu, đối với mỗi người và mọi dân tộc. Điều đó lại càng cần thiết đối với dân tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng và phát triển xu thế hội nhập, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
-Gv: Trình bày vấn đề trên tác giả đưa ra hệ thống luận cứ nào?
-Gv: Trong bài viết này, theo tác giả chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì sự chuẩn bị gì là quan trọng nhất?
 Đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của văn bản. Nó có ý nhĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận cho toàn văn bản.
-Gv: Tác giả đã nêu lên những lý lẽ nào để xác minh cho luận cứ này?
-Gv: Luận cứ này triển khai có mấy ý? Đó là những ý nào?
-Gv: Bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào?
-Gv: Những nhiệm vụ của đất nước ta hiện nay là gì?
-Gv: Tác giả nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam ta khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới?
-Gv: Hãy nhận xét về thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
 Thái độ của tác giả là tôn trọng sự thật, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện không thiên lệch về một phía, khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu kém, không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti miệt thị dân tộc.
-Gv: Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa của chúng?
 “Nước đến chân mới nhảy”, “Liệu cơm gắp mắm”, “Trâu buộc ghét trâu ăn”, “Bóc ngắn cắn dài”
I/Đọc - Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả:
-Vũ Khoan – nhà ngoại giao – phó thủ tướng chính phủ.
2/Tác phẩm:
-Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001
II/Tìm hiểu văn bản
1/Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
-Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
-Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh thì vai trò con người ngày càng nổi trội.
2/Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
-Bối cảnh thế giới hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
-Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá; đồng thời tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
3/Những điểm mạnh yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới.
-Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
-Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ
-Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống.
-Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại khôn vặt, ít giữ chữ tín.
4/Củng cố: Là thế hệ tương lai của Việt Nam, em có sự chuẩn bị gì?
5/Dặn dò:Về học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập (tt)
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TT)
I/Mục tiêu cần đạt
1/Kiến thức
-Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi đáp và phụ chú
-Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
2/Kỹ năng
	-Nhận biết thành phần gọi đáp – phụ chú trong câu
-Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, phụ chú
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài:
3/Giới thiệu bài: Trong một câu, các bộ phận có vai trò (chức năng) không đồng đều nhau. Có những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nhưng cũng có các bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, chúng chỉ được dùng để thiết lập, duy trì quan hệ giao tiếp hoặc giải thích thêm. Bộ phận này gọi là thành phần biệt lập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Gv:Dùng bảng phụ
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv: Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
-Gv: Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? (không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu )
-Gv: Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập quan hệ giao tiếp, từ ngữ nào dùng để duy trì sự giao tiếp đang diễn ra?
-Gv: Các phần in đậm trong hai câu trên là những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc diễn đạt nghĩa của câu mà chỉ dùng để tạo lập quan hệ giao tiếp và duy trì sự giao tiếp. Nó là một trong những thành phần biệt lập, được gọi là thành phần gọi-đáp.Vậy thế nào là thành phần gọi-đáp? 
-Gv: Em hãy đặt câu trong đó có thành phần gọi và đặt câu trong đó có thành phần đáp.
-Gv:Liên hệ thực tế:
 “Anh ơi, cho em hỏi nhà bác Dân ở đâu”?
-Hs: Đọc ví dụ
-Gv: Ghi ví dụ lên bảng
-Gv: Dùng bảng phụ đã lược bỏ
-Gv: Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi hay không? Vì sao?
 Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu trên vẫn là những câu nguyên vẹn, đầy đủ ý nghĩa và đúng cấu trúc cú pháp.
-Gv: Ở câu (a) các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
-Gv: Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích cho điều gì?
 “Tôi nghĩ vậy”có ý nghĩa giải thích thêm rằng điều “Lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng “tôi”cho đó là lý do làm cho “tôi càng buồn lắm”
-Gv: Qua hai ví dụ trên, em thấy thành phần phụ chú thường được dùng trong những trường hợp nào?
 Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó không chỉ giải thích cho những từ ngữ khác mà còn nêu xuất xứ của từ ngữ; nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của chủ thể phát ngôn.
-Gv: Thành phần phụ chú thường đặt giữa các dấu nào?
-Gv: Em hãy đặt câu trong đó có thành phần phụ chú?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Hs: Đọc bài tập 1
-Gv: Hãy tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích trên và cho biết từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp? Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì?
-Hs: Đọc bài tập 2
-Gv: Hãy tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao trên và cho biết lời gọi – đáp đó hướng tới ai?
-Hs: Đọc bài tập 3
-Gv: Hãy tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích trên và cho biết chúng bổ sung điều gì?
-Gv:Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
-Gv: Hãy viết một đoạn văn chủ đề tự chọn, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
I/Thành phần gọi – đáp
1/Ví dụ:
a) -Này -> dùng để gọi
b) -Thưa ông -> dùng để đáp
2/Nhận xét:
-Này ->dùng để tạo lập quan hệ giao tiếp
-Thưa ông ->dùng để duy trì sự giao tiếp.
II/Thành phần phụ chú
1/Ví dụ:
a) - và cũng là đứa con duy nhất của anh, 
b), tôi nghĩ vậy, 
2/Nhận xét:
-Ở câu (a) chú thích thêm cho “đứa con gái đầu lòng”
-Trong câu (b) chỉ việc diễn ra trong trí riêng của tác giả
*Ghi nhớ:sgk
III/Luyện tập
1/Tìm thành phần gọi – đáp
-Này ->dùng để gọi
-Vâng ->dùng để đáp.
->Quan hệ gọi - đáp ở đây là quan hệ trên dưới.
2/Tìm thành phần gọi - đáp
-Bầu ơi
->Tính chất chung tức là không hướng đến riêng ai
3/Tìm thành phần phụ chú
a)Kể cả anh ->giải thích cho mọi người
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ ->Bổ sung cho: Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này.
c)Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới ->giải thích thêm cho: lớp trẻ
d)Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi
->Nêu lên thái độ của người nói trước sự việc, sự vật.
4/Thành phần phụ chú liên quan với từ ngữ
-Mọi người
-Những người giữ chìa khoá
-Lớp trẻ
-Cô bé nhà bên
5/Viết đoạn văn:
4/Củng cố: Thành phần gọi – đáp, phụ chú dùng để làm gì?
5/Dặn dò: Về làm bài tập còn lại, học bài, chuẩn bị bài để viết bài TLV số5.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I/Mục tiêu cần đạt
-Kiểm tra kỹ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra sĩ số:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1: nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
Hiểu được thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.Yêu cầu của bài nghị luận này
Số câu
Số điểm, Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 2, 
Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 2, 
Tỉ lệ 20%
Chủ đề 2:
Viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Số câu
Số điểm, 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 8
 Tỉ lệ 80%
Số câu 1
Số điểm 1, 
Tỉ lệ 80%
Tổng số câu
Tổng số điểm,
 Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1,
Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 8 
Tỉ lệ 80%
Tổng số câu 2
Tổng số điểm 10, tỉ lệ 100%
 BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(2 điểm): Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là gì? Nêu yêu cầu của bài nghị luận này?
Câu 2 (8 điểm): 
/Đề bài: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài nêu suy nghĩ của em về Người
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2 điểm): Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ
-Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Câu 2(8 điểm):
 Yêu cầu: Bài làm cần phải có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a.Mở bài:
Giới thiệu về Bác
b.Thân bài:
- Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam
- Bác Hồ là anh hùng giải phóng dân tộc 
- Bác Hồ là danh nhân văn hoá thế giới
c.Kết bài:
	-Nêu suy nghĩ của em về Bác
	-Qua câu chuyện rút ra bài học cho bản thân, cho người bạn và mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22.doc