Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hiền
TUẦN 3
Tiết
Tên bài dạy
9
Tức nước vỡ bờ
10
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
11,12
Lão Hạc
Ngày soạn: 29/8/2010
Ngày dạy : 30/8/2010 – 4/9/2010
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 Ngô Tất Tố
I/Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức:
-Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được ccác quy luật của hiện thực có áp bức có đấu tranh;thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
-Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Nhân vật bà cô qua đối thoại với bé Hồng là người như thế nào?
3/Giới thiệu bài: Nhà văm Ngô Tất Tố là lá cờ đầu của dòng văn học hiện thực 1930-1945, ông đặc biệt thành công về đề tài nông thôn. “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của oong.Hôm nay các em sẽ học một đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn” là văn bản “Tức nước vỡ bờ”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-HS: Đọc chú thích
-Gv:Em hãy cho biết nét chính về tiểu sử Ngô Tất Tố?
-Gv:Trước cách mạng Ngô Tất Tố chuyên viết về đề tài nào?
 Do xuất thân từ nhà nho, gốc nông dân nên Ngô Tất Tố có sự gắn bó với nông thôn, ông viết nhiều tác phẩm về nông thôn.
-Gv:Em hãy kể tên nhưng tác phẩm chính của nhà văn Ngô Tất Tố?
-Gv:Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại gì? Thể lại :Tiểu thuyết 
-Gv:Em hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích?
-Gv:Tóm tắt cốt truyện
-Gv:Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu diễn biến tâm lý nhânn vật.
-Hs: Đọc văn bản
-Gv:Em hãy cho biết tiền sưu là tiền như thế nào?
 Là tiền thuế thân mà người đàn ông từ 18 đến 60 tuổi mỗi năm đều phải đóng thuế, đây là thứ thuế dã man còn xót lịa thời trung cổ.
-Gv:Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
 Tình thế nguy cấp, tính mạng anh Dậu như ngàn cân treo sợi tóc, chị Dậu phải làm cách nào để bbảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.
-Gv:Bon tay sai xuất hiện trong đoạn trích gồm những ai?
 Cai Lệ và người nhà Lý Trường, sầm sập tiến vào vbới những roi song, tay thước, dây thừng.
-Gv:Em hãy cho biết Cai Lệ là chức danh gì?
 Chỉ huy một tốp lính
-Gv:Tên Cai Lệ có mặt ở làng với vai trò gì?
 Đây là tên tay sai chuyên nghiệp là cong cụ đắt lực cho cái trật tự xã hội tàn bạo ấy.
-Gv:Tên Cai Lệ xuất hiện như thế nào?
-Gv:Em hãy tìm chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của tên Cai Lệ đối với chị Dậu?
-Gv:Cai Lệ và người nhà Lý Trưởng xông vào nhà chị Dậu vgới ý định gì?
 Bắt trói anh Dậu phải nộp sưu thuế
-Gv:Vậy tên Cai Lệ đã có hành gì đối với anh Dậu?
-Gv:Chị Dậu liều mạng cự lại, hắn đã có hành động gì đối với chị Dậu
-Gv:Em hãy giải thích vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạng hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy?
 Vì trong bộ máy thống trị đương thời tên Cai Lệ là một gã tay sai mạt hạng hắn hung dữ sẳn sàng gây tội ác mà không hề chùng tay.Vì hắn đại diện cho nhà nước nhân danh phép nước để hành động.
-Gv:Qua phân tích, em nhận xét Cai Lệ là người như thế nào?
-Gv:Qua nhân vật Cai Lệ , em hiểu như thế nào về xã hội đương thời?
-Gv:Khi thấy bọn cường hào kéo đến phản ứng của anh Dậu như thế nào?
 Sợ quá lăn đùng ra -> Chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với bọn cừơng hào.
-Gv:Khi thấy bọn Cai Lệ tiến vào thái độ của chị như thế nào?
-Gv:Chị giãi bày như thế nhưng tệ Cai Lệ vẫn sầm sập đến chỗ anh Dậu, trước tình thế đó chị Dậu phản ứng như thế nào?
-Gv:Em nhận xét lời giãi bày của chị Dậu ở đây như thế nào?
 Đây cũng là bản chất của người nông dân, chỉ biết van xin, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”
-Gv:Nhưng khi nào ở chị có dấu hiệu phản kháng và đã phản kháng như thế nào?
-Gv:Em có nhận xét về lời lẽ xưng hô (tôi – ông) ở đây như thế nào?
 Không còn hạ mình nữa
-Gv:Tìm những chi tiết thể hiện phản kháng quyết liệt của chị?
-Gv:Em hãy cho biết cách xưng hô (mày – bà) biểu hiện điều gì?
 Lần này chị không đấu lý nữa mà ra tay đấu lực với chúng
-Gv:Theo em, do đâu mà chị Dậu một người phụ nữ con mọn, lại có sức mạnh có thể quật ngã 2 tên tay sai?
 Do bị áp bức quá đáng, chị không chịu đựng được và do tình thương yêu chồng chị phải đánh người để cứu chồng
-Gv:Khi chị đánh nhau với bọn tay sai, anh Dậu đã can ngăn, chị đã trả lời anh như thế nào?
-Gv:Em đồng tình với ai? Vì sao?
 Lời anh Dậu đừng trong cái trật tự phong kiến tàn bạo ấy nhưng chị Dậu lại không chấp nhận cái vô lý ấy.Câu trả lời cho thấy
-Gv:Qua phần tích, em hiểu thế nào nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích?
-Gv:Em có đồng ý với cách đặt tên như vậy không?
 Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” hợp lý bởi nó nêu lên một quy luật xã hội “có áp bức có đấu tranh”.Tuy nhiên hành động của chị Dậu chỉ là tự phát.Mặt dù vậy ta vẫn thấy được Ngô Tất Tố đã dự báo được cơn bão táp cách mạng của quần chúng sau này.
-Gv:Nhận xét của Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”.Em hãy chứng minh ý kiến đó?
 +Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc từ lời lẽ giọng nói đến hành động.
 +Cảnh đánh nhau sống động với những hành động dồn dập mà khong rối.
 +Ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
-Gv:Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng tác phẩm “xui người nông dân nổi loạn”.Em hiểu như thê nào về nhận xét đó?
 Tác phẩm làm toát lên chân lý
-Gv:Qua đoạn trích, em thấy xã hội và cuộc sống người dân như thế nào?
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả
-Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở Lộc Hà - Từ Sơn - Bắc Ninh.
-Trước cách mạng, ông chuyên viết về nông thôn.
2/Tác phẩm
-Đoạn “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn”
II/Tìm hiểu văn bản
1/Hình ảnh tên Cai Lệ
-Sầm sập tiến vào.
-Trợn ngược hai mắt, hắn quát
-Bịch luôn vào ngực chị Dậu
-Sấn đến để trói anh Dậu
-Tát vào mặt chị Dậu đánh bốp
=>Cai Lệ là một tên tàn bạo, không chút tính người, là hiện thân của trật tự thực dân phong kiến đương thời.
2/Nhân vật chị Dậu
-Chị Dậu run run:-nhà cháu đã túng
-Cháu van ông
=>Lời lẽ lễ phép, thái dộ nhún nhường, hạ mình.
-Liều mạng cự lạichồnh tôi đau ốm (ông không được phép hành hạ)
->Vị thế ngang hàng
-Mày trói chồng bà đi
-túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa hắn ngã (chỏng quèo trên mặt đất)
->Sự căm giận và khinh bỉ cao độ (đồng thời khẳng định tư thế “đừng trên đầu kẻ thù”)
->Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm hờn, tình yêu thương.
-Thà ngồi tù
->Sức phản kháng tiềm tàng nhưng mạnhmẽ.
*Ghi nhớ :sgk
4/Củng cố - dặn dò: về học bài, soạn bài “Lão Hạc”
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I/Mục tiêu cần đạt
-Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cáhc trình bày nội dung đonạ văn.
-Viết được các đonạ văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Bố cục văn bản gồm mấy phần? Chức năng từng phần?
3/Giới thiệu bài: Các em đã được học cách viết đoạn văn trong các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luậnBài học hôm nay sẽ củng cố cách xây dựng đoạn văn
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc văn bản
-Gv: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
 Hai ý, mỗi ý được viết thành 2 đoạn văn
-Gv:Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
 Chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
-Gv:Hãy khái quát đặc diểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
-Hs: Đọc điểm 1 ghi nhớ
-Gv:Trong đoạn văn thứ nhất, văn bản trên, từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
-Gv:Trong đoạn văn thứ hai, em hãy tìm câu then chốt của đoạn văn? Câu chủ đề
-Gv: Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn
-Gv:Em có nhận xét gì về vị trí và ccấu tạo của câu chủ đề của đoạn văn?
-Gv:Câu trên là câu chủ đề, vậy thế nào là câu chủ đề?
-Gv: Đoạn văn 1 có câu chủ đề không?
 Không có câu chủ đề
-Gv:Vậy các câu có quan hệ với nhau như thế nào?
 Các câu có quan hệ bình đẳng
-Gv:Cách trình bày ý ở đoạn 1 gọi là cách song hành.
-Gv: Câu chủ đề của đoạn 2 đặt ở vị trí nào?
 Cách trình bày ý ở đoạn 2 gọi là diễn dịch.
-Hs: Đọc đoạn văn
-Gv: Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào? Ý đoạn văn được trình bày theo thứ tự nào?
 Câu chủ đề ở cuối đoạn, trình bày đi từ cụ thể đến nhận định. Cách trình bày như thế gọi là quy nạp.
-Gv:Em hãy cho biết có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn?
-Gv:Em hãy giải thích rõ cách trình bày của từng cách?
-Gv:Em hãy cho biết thế nào là đoạn văn? Câu chủ đề mang những đặc điểm gì? Có mấy cách để trình bày nội dung một đoạn văn?
-Hs: Đọc ghi nhớ
-Hs: Đọc đoạn văn
-Gv;Văn bản trên có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn tả bằng mấy đoạn văn?
-Hs: đọc bài tập 2
-Gv:Em hãy cho biết các đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
I/Thế nào là đoạn văn
*Văn bản: “Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn”
-ý1:Giới thiệu về Ngô Tất Tố
-Ý1:Giới thiệu về tác phẩm “Tắt đèn”
II/Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1/Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn
-Từ ngữ duy trì đối tượng đoạn văn 1 là: Ngô Tất Tố
-Câu chủ đề: Tắt đền là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
+Chứa đựng khái quát
+Thường đứng ở đầu đoạn
+Cấu tạo ngắn gọn
2/Cách trình bày nội dung đoạn văn
-Song hành
-Diễn dịch
-Quy nạp
*Ghi nhớ:sgk
III/Luỵên tập
1/Văn bản: Ai nhầm
-Văn bản có 2 ý, mối ý được diễn đạt bằng một đoạn văn
2/Cách trình bày đoạn văn
-Đoạn a: Diễn dịch
-Đoạn b: Song hành
-Đoạn c: Song hành
4/Củng cố - dặn dò:Về làm bài tập 3, 4, soạn bài “Lão Hạc”
LÃO HẠC
 Nam Cao
I/Mục tiêu cần đạt
-Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước CM tháng 8.
-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao.
-Bước đầu hiểu được sâu sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tài tình, hấp dẫn.
II/Tiến trình dạy và học
1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài: Phan tích diễn biến của chị Dậu trong đoạn văn “Tức nước vỡ bờ”?
3/Giới thiệu bài:Xuất hiện sau Ngô Tất Tố, Nguyên Hồngnhưng Nam Cao nhanh chóng khẳng định mình trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945.Các sáng tác về người nông dân của ông đầy lòng nhân đạo. Tiêu biểu cho sáng tác đó là “Lão Hạc”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
-Hs: Đọc chú thích
-Gv:Em hãy nêu những nét chính về tiểu sử Nam Cao?
 Nam Cao thành công với 2 đề tài: Người nông dân nghèo đói bị vùi dập và Người trí thức nghèo sống mòn mỏi.
-Gv:Em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn “Lão Hạc”?
-Gv:Tóm tắt đoạn đầu: Lão Hạc nhà nghèo, vợ đã chết, chỉ có đứa con trai vì không có tiền cưới vợ bỏ đi làm phu đồn điền.Lão Hạc có con chó vàng coi nó như người bạn để khây khoả, coi nó như kỉ vật của đứa con trai. Sau trận ốm, lão yếu người, tiền cạn kiệt, không có việc vì thế lấy tiền đâu nuôi cậu vàngcuối cùng Lão quyết định bán cậu vàng.
-Hs: Đọc văn bản: Chú ý giọng Lão Hạc chua chát, xót xa, giọng Binh Tư đầy nghi ngờ, giọng ông giáo từ tốn
-Gv:Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng đau đớn của Lão Hạc khi bán con chó?
-Gv:Khi bán con chó rối, Lão hình dung “Cậu vàng oán trách lào”như thế nào?
-Gv:Vì sao lão lại hình dung cậu vàng đang oán trách lão?
-Gv:Chung quanh việc Lão Hạc bán cậu vàng, em thấy lão là người như thế nào? Vì sao Lão Hạc bán câu vàng?
-Gv:Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Lão Hạc?
 Tình cảnh đói khổ, túng quẩn, thương con, hối hận khi lừa cậu vàng
-Gv: Có phải Lão Hạc chết vì nghèo túng không?
 Lão Hạc không chết vì nghèo túng mà vì lòng tự trọng bởi lão còn 30 đồng bạc và 3 sào vườn là một tài sản đáng kể.
-Gv:Những chi tiết nào miêu tả cái chết của Lão Hạc?
-Gv:Qua những điều thu xếp, nhờ cậy ông giáo, em thấy Lão Hạc là người như thế nào?
 Tình cảnh đói khổ, túng quẩn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đó ta thấy được số phận đáng thương, cơ cực của người nông dân trước cách mạng.
-Gv:Tại sao Lão Hạc không chọn cái chết êm ái, nhẹ nhàng hơn mà dùng bả chó để chết?
 Lão chọn cái chết đáng sợ nhưng lại là một cách như là để tạ tội với cậu vàng. Lão yêu con chó nhưng lại lừa bán nó thì lão phải tự trừng phạt mình.
-Gv:Em thấy thái độ, tình cảm của ông giáo đối với Lão Hạc như thế nào?
-Gv:Em hiểu thế nào về ý nghĩ của tác giả qua lời độc thoại “Chao ôi!...che lấp mất”?
 Đây là triết lý khẳng định một thái độ sống, một cách xử sự mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, đánh giá con người bằng lòng đồng cảm, đôi mắt tình thương
-Gv:Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó để bắt một con chó thì nhân vật “tôi” thấyEm hiểu ý nghĩa của nhân vật tôi như thế nào?
 Cuộc đờicứ mỗi ngày một thêm đáng buồn-> Xót xa cho một người đáng kính như Lão Hạc mà cũng bị tha hoá.
 Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn theo một nghĩa khác -> Tiếc thương một con người có nhân cách mà không được sống.
-Gv:Theo em cái hay nhất ở truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào?
 Tập trung miêu tả cử chỉ, bộ dạng, cái chết đau đớn vật vã gây ấn tượng mạnh. Lời văn đa giọng điệu:tự sự, trữ tình, triết lý kể rất hợp với tả, hồi tưởng, sử dụng ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, tác giả như kéo người đọc chứng kiến với nhân vật
-Gv:Qua truyện ngắn “Lão Hạc”, em có suy nghĩ gì về só phận người nông dân trước CM tháng 8?
I/Đọc – Tìm hiểu chú thích
1/Tác giả
-Nam Cao (1915 – 1951) Quê ở đại Hoàng – Lý Nhân – Hà Nam
2/Tác phẩm
-Truyện ngắn “Lão Hạc’ đăng báo lần đầu tiên năm 1943
II/tìm hiểu văn bản
1/Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc
-Lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước
-Mặt lão đột nhiên co rúm lạiLão hu hu khóc.
-A ! Lão già tệ lắm
-Tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó
=>Tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực, thương con.
2/Cái chết của Lão Hạc
-Lão Hạc đang vật vã ở trên giường đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xẹch, hai mắt long sòng sọc.
->Cái chết xuất phát từ lòng thương con, nhận ra tình cảnh của mình, lòng tự trọng cao.
3/Tình cảm của tác giả
-Tac giả cảm thương sâu sắc với nỗi khổ và tấm lòng của Lão Hạc. Những suy nghĩ của tác giả cho thấy lòng nhân đạo sâu sắc của ông.
* Ghi nhớ: sgk
4/Củng cố - dặn dò: Về học bài, soạn bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc